Chuyển đổi ứng dụng web thành giải pháp SaaS

minhduongpro

Thành viên
Tham gia
21/7/2017
Bài viết
4
Hãy tưởng tượng bạn có một ứng dụng web mà bạn đang bán trên thị trường. Bạn thấy rõ những dấu hiệu báo trước sự thua lỗ của ứng dụng đó và nhận ra rằng mô hình Phần mềm là dịch vụ (SaaS) trên một cơ sở hạ tầng đám mây là cách mà ngành này phải hướng tới. Bạn biết bạn cần nó và các khách hàng của riêng bạn có thể cũng gây áp lực, muốn bạn cung cấp một phiên bản SaaS của sản phẩm.

Thách thức là thực hiện chuyển đổi sang SaaS một cách nhanh chóng, hiệu quả, và theo cách sao cho sẽ duy trì hoặc nâng cao lợi nhuận của Công ty.

Có nhiều sự khác biệt phải được tính đến cho một ứng dụng SaaS so với một ứng dụng web thông thường. Một trong số đó là kỹ thuật và một số khác có liên quan đến sự thay đổi trong mô hình kinh doanh mà một công ty phải thích ứng khi phân phối SaaS.


Ứng dụng web điển hình so với SaaS

Đặc trưng trọng tâm xác định một SaaS là khả năng cho phép khách hàng sử dụng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở thuê bao dùng đến đâu trả đến đó. Họ không phải mua giấy phép sử dụng phần mềm và để cài đặt, lưu trữ trên máy chủ và quản lý nó. Những khía cạnh về vận hành là trách nhiệm của tổ chức cung cấp ứng dụng SaaS.

Nhiều bên thuê là chìa khóa để SaaS thành công

Mặc dù khả năng cho đăng ký thuê bao một ứng dụng là điều kiện tối thiểu để đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của SaaS, nhưng trong thực tế điều này là chưa đủ. Trong thực tế, một ứng dụng SaaS cũng phải là một ứng dụng có nhiều bên thuê. Điều này là do các nhân tố suy cho cùng, đơn giản chỉ là kinh tế. Các CEO của các công ty SaaS hàng đầu đồng ý, không thể phát triển một doanh nghiệp SaaS mà không có nhiều bên thuê.

Nhiều bên thuê là mức hiệu quả đối với SaaS

Tác động chính mang lại hiệu quả xuất phát từ nhiều bên thuê, khả năng giành chỗ cho nhiều người dùng ứng dụng khác nhau, đồng thời làm cho từng người dùng cảm thấy toàn bộ ứng dụng đó là dành tất cả cho họ. Chúng ta quen với khái niệm này khi áp dụng nó cho những người dùng cá nhân trên một hệ thống, nhưng nó hơi khác trong môi trường SaaS. Trong một ứng dụng SaaS doanh nghiệp điển hình, những người dùng là các nhóm nhân viên của một tổ chức cụ thể và tổ chức đó được gọi là bên thuê. Điều này là tương tự như những gì bạn sẽ thấy trong một ứng dụng web đơn giản, nếu tổ chức đó mua ứng dụng; họ sẽ có một nhóm các nhân viên là những người dùng ứng dụng và tổ chức này sẽ là chủ sở hữu. Trong một mô hình SaaS, tổ chức là một bên thuê, không phải là một chủ sở hữu, nhưng các nhóm nhân viên vẫn là những người dùng. Mỗi người dùng có một sự liên kết với một bên thuê (tổ chức) cụ thể và SaaS mang lại cho mỗi bên thuê những trải nghiệm như đang sở hữu bản sao ứng dụng riêng của mình, để người dùng của họ có thể sử dụng.

>>> Xem thêm: hdd máy chủ dell t550



Ảo hóa trong các đám mây thúc đẩy SaaS

Sự khác biệt giữa một ứng dụng web đơn giản và một ứng dụng SaaS chạy được với đám mây bao gồm hai trong số các tính năng về tận dụng khả năng lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay:

  • Nhiều bên thuê.
  • Ảo hóa phần cứng.
  • Trong khi nguồn gốc chính mang lại hiệu quả của ứng dụng là do khả năng nhiều bên thuê trong kiến trúc ứng dụng, thì tác động thứ hai mang lại hiệu quả lại đến từ sự ảo hóa phần cứng. Đám mây thực hiện tốt việc tận dụng giá trị nhờ làm tăng tỷ lệ phần trăm sử dụng một số lượng phần cứng đã cho bằng cách dùng công nghệ ảo hóa để làm giảm khả năng không sử dụng, mà điều đó chỉ có được khi sử dụng cách tiếp cận máy tính vật lý của trung tâm dữ liệu thông thường.
  • Ngoài ra, đám mây còn mang lại khả năng phân phối lại phần cứng một cách động cho ứng dụng tùy theo nhu cầu về tài nguyên. Tính co giãn này, có thể trong ngắn hạn (phút) hoặc dài hạn (tháng), giúp tách các quyết định về phần cứng ra khỏi từng ứng dụng đơn lẻ, mở rộng phạm vi quyết định đối với một lượng lớn các ứng dụng, làm cho sự biến thiên từ tốn hơn và làm cho việc đầu tư về phần cứng trở nên có thể dự báo được và dễ quản lý hơn.
  • Bây giờ chúng ta hãy xem xét toàn bộ các bước chung mà bạn cần thực hiện để chuyển đổi một ứng dụng web truyền thống thành một ứng dụng chạy được trên SaaS.
Chuyển đổi các ứng dụng web thành SaaS

Để chuyển đổi ứng dụng web của bạn thành ứng dụng SaaS, các công việc phải làm như sau:

Ứng dụng phải hỗ trợ nhiều bên thuê.

Ứng dụng phải có một số mức tự đăng ký dịch vụ.

Phải có cơ chế thuê bao/tính cước hiện hành.

Ứng dụng phải có khả năng mở rộng một cách hiệu quả.

Phải có các chức năng hiện hành để theo dõi, cấu hình và quản lý ứng dụng và những bên thuê.

Phải có một cơ chế hiện hành để hỗ trợ nhận dạng và xác thực người dùng duy nhất.

Phải có một cơ chế hiện hành để hỗ trợ một số mức tuỳ chỉnh cho từng bên thuê.

Chúng ta hãy xem xét từng việc chi tiết hơn một chút.

>>> Xem thêm: bán máy chủ asus



Hỗ trợ nhiều bên thuê

Nhiều bên thuê là nhân tố then chốt quyết định hiệu quả SaaS. Thông thường một ứng dụng hỗ trợ nhiều người dùng, nhưng với giả định rằng tất cả người dùng ấy trong cùng một tổ chức. Mô hình này là ổn cho thế giới trước SaaS, ở đó một tổ chức sẽ mua một ứng dụng phần mềm để cho các thành viên của nó sử dụng. Nhưng trong thế giới của SaaS và đám mây, nhiều tổ chức sẽ cùng sử dụng ứng dụng đó; tất cả họ phải có khả năng cho phép tất cả những người dùng của mình cùng truy cập nó, nhưng ứng dụng phải cho phép chỉ từng thành viên của riêng tổ chức đó truy cập dữ liệu dành cho tổ chức của họ.

Chính khả năng có nhiều tổ chức (gọi là những bên thuê theo thuật ngữ của SaaS) này, cùng tồn tại trên cùng một ứng dụng mà không làm ảnh hưởng đến sự an toàn dữ liệu của các tổ chức đó, xác định ứng dụng đó là một ứng dụng nhiều bên thuê.

Có vài mức nhiều bên thuê (như đã thấy trong hình vẽ sau danh sách này):

  1. Ảo hóa đơn giản trong đám mây, ở đó chỉ chia sẻ phần cứng..
  2. Một ứng dụng với các cơ sở dữ liệu riêng biệt cho từng bên thuê.
  3. Một ứng dụng và cơ sở dữ liệu được chia sẻ (hiệu quả cao nhất, nhiều bên thuê thực sự).
Người ta có thể biện luận rằng mô hình đầu tiên là không thực sự nhiều bên thuê chút nào, nhưng nó thường được sử dụng trong một đám mây có các máy chủ ảo hóa và được quảng cáo như là một dạng nhiều bên thuê. Trong thực tế, điều này chưa đủ, và chỉ có lợi thế rất nhỏ so với mô hình ASP cũ có phần cứng dành riêng.

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

- Email: hotro@maychuhanoi.vn

- website: https://maychuhanoi.vn/

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
 
×
Quay lại
Top