- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Hôm chúng tôi gặp Thư tại trường, so với ngôn từ sắc bén, những phân tích đầy tính thuyết phục về nạn tham nhũng trong bài viết Chuột đã béo lắm rồi để dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, thì Thư là một nữ sinh có phần hơi nhút nhát. Tuy nhiên, khi được đề cập đến vấn đề đã giúp em “nổi tiếng”, Thư cho biết em mong muốn học sinh được giáo dục lối sống minh bạch, ngay thẳng từ bài viết của mình.
Từ lâu tham nhũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở hầu hết các nước và Việt Nam cũng không tránh khỏi, đến luật pháp cũng phải 'thở dài ngao ngán'. Từ các cơ quan nhà nước, các công ti, xí nghiệp cho đến trường học, bệnh viện… ngó đâu cũng thấy tham nhũng, sờ đâu cũng ra tham nhũng, đáng sợ hơn nhiều người còn xem nó như một 'thủ tục' để bước chân vào xã hội tiếp tay 'vỗ béo' cho những 'chú chuột' vốn 'đã béo lắm rồi!'.
Trích từ bài viết "Chuột" đã béo lắm rồi!
Nói về bài xử lý tình huống gây “bão” của mình, Thư cho biết em xem trên báo chí thấy hậu quả mà các vụ án tham nhũng gây ra rất lớn. Điển hình là năm 2016 này có nhiều vụ án ngàn tỉ đồng. Tham nhũng không chỉ bòn rút, thất thoát về mặt tài sản, vật chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của chính những nạn nhân và người tham nhũng. Từ đó, em hình thành ý tưởng và bắt tay vào thực hiện.
Thư đã mất gần 1 tuần để phác thảo đề cương, xây dựng bố cục, tập hợp tư liệu, tìm ảnh minh họa và viết. “Nhưng khó khăn nhất không phải là phần nội dung, mà chính là việc lựa chọn tên cho tình huống bài viết. Sau khi được giáo viên dạy văn gợi ý, em nhận thấy hành động tham nhũng luôn mờ ám, lén lút như một con chuột chuyên bòn rút của chung, ngày càng béo ra nhưng để lại hậu quả rất lớn. Từ đó em đã chọn tên “Chuột đã béo lắm rồi” cho bài viết của mình”, Thư tâm sự.
“Có lẽ chính tên gọi rất sát và đúng với thực trạng hiện nay nên nó đã gây ấn tượng với ban giám khảo cuộc thi. Bài viết đạt giải khuyến khích cấp tỉnh và đạt giải nhì cấp quốc gia”, cô Trịnh Thị Ngọc Ngân (giáo viên chủ nhiệm lớp của Anh Thư) nói.
Trong bài viết của mình, Thư nêu ra thực trạng tham nhũng hiện nay bằng những dẫn chứng rất khoa học, logic và sát với thực tế. Trong đó, việc Thư vận dụng các môn như ngữ văn là sử dụng một số truyện dân gian, ca dao, tục ngữ, thơ ca… để lên án tình trạng tham nhũng trong xã hội xưa và nay; vận dụng môn lịch sử để chứng minh đã từng có những vị trung thần, ngay thẳng nói không với tham nhũng. Rồi vận dụng môn giáo dục công dân để đưa ra vấn đề đạo đức và lương tâm, giáo dục lối sống liêm khiết trong cộng đồng. Đặc biệt môn sinh học, Thư đã “mượn” một số đặc tính của các loại dịch bệnh để có những so sánh sâu sắc hơn.
Anh Thư và cô Ngân trao đổi chuẩn bị cho Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm 2017 ẢNH: NGUYÊN ĐẠT
“Có lẽ bài viết gây ấn tượng mạnh chính từ việc chọn chủ rất thời sự, đặc biệt khi Bộ GD-ĐT đã đưa phòng chống tham nhũng vào môn giáo dục công dân. Rồi khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề của em Thư khá tốt. Em có những giải pháp khá hay để bản thân mỗi người mà cụ thể là học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội”, cô Ngân cho biết.
Trang đầu bài viết "chuột" đã béo lắm rồi!ẢNH: CHỤP LẠI TỪ BÀI VIẾT
Còn Thư cho biết từ bài viết phòng, chống tham nhũng của mình, em muốn gửi gắm thông điệp kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một xã hội công bằng, liêm chính. Hiện tại, em Thư đang ráo riết thu thập tư liệu, hình ảnh, dẫn chứng minh họa để thực hiện đề tài Văn hóa giao thông cho Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm 2017.
“Hy vọng mỗi giải pháp của em sẽ góp phần nhỏ cùng cộng đồng cùng xây dựng xã hội tốt hơn”, Thư tâm sự.
Với bài viết tình huống về phòng, chống tham nhũng này, Đặng Thị Anh Thư đã xuất sắc đạt giải nhì Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học do Bộ GD-ĐT tổ chức trong năm 2016.
Nguyên Đạt
Theo thanhnien
Từ lâu tham nhũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở hầu hết các nước và Việt Nam cũng không tránh khỏi, đến luật pháp cũng phải 'thở dài ngao ngán'. Từ các cơ quan nhà nước, các công ti, xí nghiệp cho đến trường học, bệnh viện… ngó đâu cũng thấy tham nhũng, sờ đâu cũng ra tham nhũng, đáng sợ hơn nhiều người còn xem nó như một 'thủ tục' để bước chân vào xã hội tiếp tay 'vỗ béo' cho những 'chú chuột' vốn 'đã béo lắm rồi!'.
Trích từ bài viết "Chuột" đã béo lắm rồi!
Nói về bài xử lý tình huống gây “bão” của mình, Thư cho biết em xem trên báo chí thấy hậu quả mà các vụ án tham nhũng gây ra rất lớn. Điển hình là năm 2016 này có nhiều vụ án ngàn tỉ đồng. Tham nhũng không chỉ bòn rút, thất thoát về mặt tài sản, vật chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của chính những nạn nhân và người tham nhũng. Từ đó, em hình thành ý tưởng và bắt tay vào thực hiện.
Thư đã mất gần 1 tuần để phác thảo đề cương, xây dựng bố cục, tập hợp tư liệu, tìm ảnh minh họa và viết. “Nhưng khó khăn nhất không phải là phần nội dung, mà chính là việc lựa chọn tên cho tình huống bài viết. Sau khi được giáo viên dạy văn gợi ý, em nhận thấy hành động tham nhũng luôn mờ ám, lén lút như một con chuột chuyên bòn rút của chung, ngày càng béo ra nhưng để lại hậu quả rất lớn. Từ đó em đã chọn tên “Chuột đã béo lắm rồi” cho bài viết của mình”, Thư tâm sự.
“Có lẽ chính tên gọi rất sát và đúng với thực trạng hiện nay nên nó đã gây ấn tượng với ban giám khảo cuộc thi. Bài viết đạt giải khuyến khích cấp tỉnh và đạt giải nhì cấp quốc gia”, cô Trịnh Thị Ngọc Ngân (giáo viên chủ nhiệm lớp của Anh Thư) nói.
Trong bài viết của mình, Thư nêu ra thực trạng tham nhũng hiện nay bằng những dẫn chứng rất khoa học, logic và sát với thực tế. Trong đó, việc Thư vận dụng các môn như ngữ văn là sử dụng một số truyện dân gian, ca dao, tục ngữ, thơ ca… để lên án tình trạng tham nhũng trong xã hội xưa và nay; vận dụng môn lịch sử để chứng minh đã từng có những vị trung thần, ngay thẳng nói không với tham nhũng. Rồi vận dụng môn giáo dục công dân để đưa ra vấn đề đạo đức và lương tâm, giáo dục lối sống liêm khiết trong cộng đồng. Đặc biệt môn sinh học, Thư đã “mượn” một số đặc tính của các loại dịch bệnh để có những so sánh sâu sắc hơn.
Anh Thư và cô Ngân trao đổi chuẩn bị cho Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm 2017 ẢNH: NGUYÊN ĐẠT
“Có lẽ bài viết gây ấn tượng mạnh chính từ việc chọn chủ rất thời sự, đặc biệt khi Bộ GD-ĐT đã đưa phòng chống tham nhũng vào môn giáo dục công dân. Rồi khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề của em Thư khá tốt. Em có những giải pháp khá hay để bản thân mỗi người mà cụ thể là học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội”, cô Ngân cho biết.
Trang đầu bài viết "chuột" đã béo lắm rồi!ẢNH: CHỤP LẠI TỪ BÀI VIẾT
Còn Thư cho biết từ bài viết phòng, chống tham nhũng của mình, em muốn gửi gắm thông điệp kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một xã hội công bằng, liêm chính. Hiện tại, em Thư đang ráo riết thu thập tư liệu, hình ảnh, dẫn chứng minh họa để thực hiện đề tài Văn hóa giao thông cho Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm 2017.
“Hy vọng mỗi giải pháp của em sẽ góp phần nhỏ cùng cộng đồng cùng xây dựng xã hội tốt hơn”, Thư tâm sự.
Với bài viết tình huống về phòng, chống tham nhũng này, Đặng Thị Anh Thư đã xuất sắc đạt giải nhì Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học do Bộ GD-ĐT tổ chức trong năm 2016.
Nguyên Đạt
Theo thanhnien