Chương trình đào tạo tiến sĩ đầu tiên của Trường Quốc tế trong năm 2022

Trinh Mai

Banned
Tham gia
12/8/2021
Bài viết
1
Chương trình đào tạo tiến sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính là chương trình liên ngành giữa ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính, Điện tử.
Chương trình được thiết kế dựa trên chương trình tiến sĩ của một số đại học uy tín trên thế giới. Thời gian đào tạo 36 tháng, ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Năm 2014, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Kỹ thuật Năng lượng Mátxcơva (MPEI) để triển khai chương trình Cử nhân Tin học và Kỹ thuật máy tính.Với chương trình này, Trường mong muốn được góp phần vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực hiện nay.
1644373640649.png

Hội đồng thẩm định chương trình do Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải chủ trì đã tổ chức họp thông qua chương trình đào tạo tiến sỹ Tin học và Kỹ thuật máy tính của Trường Quốc tế. Ảnh: VNU Media.
Đến năm 2020, xuất phát từ tình hình thực tiễn, Trường Quốc tế xin cấp phép mở chương trình đào tạo thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính do ĐHQGHN cấp bằng, xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo cử nhân theo mô hình 4+1. Chương trình đào tạo được tổ chức linh hoạt, đặc biệt với sinh viên tốt nghiệp ngành gần có thể theo học chương trình đào tạo sau khi tích lũy thêm các tín chỉ bổ sung. Và với mong muốn được hoàn thiện đầy đủ cả 03 bậc đào tạo từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, năm 2021, nhà trường xây dựng đề án mở ngành tiến sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính.
Sự ra đời của chương trình đào tạo tiến sĩ, một chương trình đào tạo có sức hút ngày càng tăng với người học, là một bước đi cần thiết, đóng góp vào chiến lược phát triển của Trường trong thời gian tới. Mục tiêu của chương trình là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết, có khả năng nghiên cứu độc lập và sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1644373658461.png

PGS.TS Lê Trung Thành trình bày những điểm nổi bật của chương trình đào tạo tiến sĩ đầu tiên của nhà trường. Ảnh: VNU Media.
Đây là một chương trình với nhiều điểm đặc sắc nổi bật. Nội hàm chương trình mang tính liên ngành và hiện đại với các chủ đề nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân taọ, học máy, tính toán tối ưu, logic mờ, Internet vạn vật (IoT), điện tử, hệ thống thông tin, tính toán lượng tử. Nghiên cứu sinh không chỉ chọn những chủ đề nghiên cứu mang tính chất học thuật, lý thuyết thuần tuý mà còn được thực hiện các đề tài mang tính ứng dụng cao. Các hướng nghiên cứu ứng dụng tập trung vào việc sử dụng các công cụ và mô hình tính toán trong lĩnh vực Tin học và Kỹ thuật máy tính để giải quyết các bài toán quan trọng hiện nay như Tài chính, Kinh tế, Môi trường, Nông nghiệp, Xây dựng, Y tế,…
Đặc biệt, Trường Quốc tế đã làm việc và trao đổi với đối tác, mời tham gia phối hợp triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ với các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp hiện là đối tác của Trường. Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự quan tâm và đồng ý tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh của các nhà khoa học đang làm việc tại các trường đại học trong và ngoài nước. Trong số các nhà khoa học lớn ở nước ngoài đang hợp tác/làm việc với Trường và sẵn sàng tham gia hướng dẫn có thể kể đến GS. Lê Thị Hoài An (Đại học Lorraine Cộng hoà Pháp), GS. Hồ Tú Bảo, GS. Nguyễn Lê Minh (Viện nghiên cứu tiên tiến Nhật Bản), GS. Nguyễn Ngọc Thành ( Đại học Warclaw, Ba Lan), GS. Lê Mai (Đại học Deakin, Úc),.. Nghiên cứu sinh sẽ có điều kiện học tập và làm việc trong môi trường “ đẳng cấp quốc tế” ngay tại Việt Nam và có nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển tiếp các nghiên cứu tại nước ngoài.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của chương trình và khuyến khích nghiên cứu sinh tập trung thời gian cho việc học tập và nghiên cứu, Trường Quốc tế đang xây dựng chính sách học bổng sau đại học để hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu sinh có kết quả học tập tốt, công trình nghiên cứu khoa học chất lượng được công bố trên những tạp chí khoa học hoặc hội thảo quốc tế uy tín hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được nghiệm thu. Nghiên cứu sinh cũng được đăng kí tham và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường với kinh phí 60 triệu đồng/ đề tài. Đây sẽ là nguồn hỗ trợ kinh phí đáng kể mà rất ít cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam làm được. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng có thể được Khoa chuyên môn bố trí giảng dạy như giảng viên thỉnh giảng.
1644373675242.png

Các chuyên gia tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường Quốc tế. Ảnh: VNU Media.
Với chương trình ở bậc tiến sĩ, Trường Quốc tế sẽ tiếp tục tạo ra sự khác biệt trong đào tạo, nhấn mạnh các yếu tố hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng, đạt trình độ hội nhập quốc tế, từ đó nâng tầm và vị thế của Trường trong ĐHQGHN và ở Việt Nam. Đặc biệt, những kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức đào tạo của chương trình tiến sĩ đầu tiên này sẽ là nền tảng để phát triển các chương trình tiến sĩ khác trong tương lai. Như vậy, sau khi nghe báo cáo về chương trình cũng như ý kiến phản biện của các chuyên gia, Hội đồng thẩm định đã thống nhất thông qua việc mở mới chương trình đào tạo tiến sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính. Trong thời gian tới, Trường Quốc tế cần hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành tuyển sinh ngành mới.
Có thể khẳng định, việc mở thêm bậc đào tạo tiến sĩ là minh chứng rõ nét cho sự phát triển không ngừng của Trường Quốc tế, khẳng định sự tin tưởng của xã hội và vị thế của nhà trường trong ĐHQGHN. Trong thời gian tới, người học sẽ có nhiều bậc học, chương trình đào tạo để có thể lựa chọn học tập và nghiên cứu tại Trường Quốc tế.
 
×
Quay lại
Top