- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
- Hà Nội lại lên tiếng: Sắp hết chỗ đổ rác, bác ạ.
- Chưa bao giờ Hà Nội nói: Yên tâm vì rác đi! Chú có biết có nhiều phố như phố Thái Hà - một con phố thương mại rực rỡ ánh đèn, đông đúc vào bậc nhất thủ đô, một bên phố đang toạ lạc trên nền bãi rác Thành Công trước đây? Bãi rác Mễ Trì nay cũng là đầu mối phía tây của Hà Nội, ngay trước cửa Trung tâm Hội nghị quốc gia và đại lộ Thăng Long. Bãi rác của Hà Nội cứ 10 năm lại nằm lọt thỏm giữa lòng đô thị. Các bãi rác cứ đầy lại được lấp để lùi dần ra ngoại thành. Đến nay, các bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) là hai bãi lớn nhất Hà Nội cũng đang chuẩn bị hết chỗ.
- Vấn đề là dân ngoại thành luôn luôn bị các bãi rác Hà Nội “xâm lấn”.
- Vì 90% số rác thải ở Hà Nội được xử lý bằng chôn lấp.
Bãi rác khổng lồ tại An Khánh (Hoài Đức) ngày đêm hun khói thôn làng. Ảnh: Lê Đạt.
- Bác có nghe Hà Nội đã có 2 nhà máy chế biến rác?
- Có nghe, nhưng 90% số rác ở Hà Nội vẫn phải đem đi chôn.
- San ủi một lô đất để làm bãi rác phải tốn 5 tỉ đồng. Nay nếu tiếp tục chôn rác thì cuối cùng ruộng đất ngoại thành ngoài chuyện đô thị hoá cộng với “rác hoá” sẽ thành bãi rác. Mỗi ngày, Hà Nội thu gom 6.000 tấn rác. Nếu Nhà máy xử lý rác Nam Sơn đầu tư vốn lên tới 140 triệu USD cũng chỉ xử lý được 2.000 tấn/ngày. Dân số Hà Nội cứ tăng, rác cứ nhiều lên, dân nội thành cứ chiều chiều nghe tiếng cô công nhân môi trường gõ kẻng keng keng đẩy xe đi gom rác, thì dân ngoại thành lại nơm nớp lo sẽ mất thêm bao nhiêu hécta ruộng vườn để làm mồ chôn rác. Nếu cứ xử lý rác theo kiểu thô sơ (đổ ra ngoại thành, lúc đầy ủi đất lấp đi) thì chỉ một hai thập kỷ nữa thành phố sẽ có “vành đai rác” cùng tồn tại với các vành đai giao thông 1, 2, 3, 4…
- Dân nội thành ngày càng yên tâm vì rác đang “đùn đẩy” ra ngoại thành. Còn dân ngoại thành cứ tiếp tục “chung sống với rác”, nói cụ thể là chung sống với mùi “thơm tho” của bãi rác.
- Và một lần nữa Hà Nội lại rung chuông báo động vì rác. Chuông cứ kêu, việc xử lý vẫn chưa thấy có gì đột biến.
Ta phải làm gì??
- Chưa bao giờ Hà Nội nói: Yên tâm vì rác đi! Chú có biết có nhiều phố như phố Thái Hà - một con phố thương mại rực rỡ ánh đèn, đông đúc vào bậc nhất thủ đô, một bên phố đang toạ lạc trên nền bãi rác Thành Công trước đây? Bãi rác Mễ Trì nay cũng là đầu mối phía tây của Hà Nội, ngay trước cửa Trung tâm Hội nghị quốc gia và đại lộ Thăng Long. Bãi rác của Hà Nội cứ 10 năm lại nằm lọt thỏm giữa lòng đô thị. Các bãi rác cứ đầy lại được lấp để lùi dần ra ngoại thành. Đến nay, các bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) là hai bãi lớn nhất Hà Nội cũng đang chuẩn bị hết chỗ.
- Vấn đề là dân ngoại thành luôn luôn bị các bãi rác Hà Nội “xâm lấn”.
- Vì 90% số rác thải ở Hà Nội được xử lý bằng chôn lấp.
- Bác có nghe Hà Nội đã có 2 nhà máy chế biến rác?
- Có nghe, nhưng 90% số rác ở Hà Nội vẫn phải đem đi chôn.
- San ủi một lô đất để làm bãi rác phải tốn 5 tỉ đồng. Nay nếu tiếp tục chôn rác thì cuối cùng ruộng đất ngoại thành ngoài chuyện đô thị hoá cộng với “rác hoá” sẽ thành bãi rác. Mỗi ngày, Hà Nội thu gom 6.000 tấn rác. Nếu Nhà máy xử lý rác Nam Sơn đầu tư vốn lên tới 140 triệu USD cũng chỉ xử lý được 2.000 tấn/ngày. Dân số Hà Nội cứ tăng, rác cứ nhiều lên, dân nội thành cứ chiều chiều nghe tiếng cô công nhân môi trường gõ kẻng keng keng đẩy xe đi gom rác, thì dân ngoại thành lại nơm nớp lo sẽ mất thêm bao nhiêu hécta ruộng vườn để làm mồ chôn rác. Nếu cứ xử lý rác theo kiểu thô sơ (đổ ra ngoại thành, lúc đầy ủi đất lấp đi) thì chỉ một hai thập kỷ nữa thành phố sẽ có “vành đai rác” cùng tồn tại với các vành đai giao thông 1, 2, 3, 4…
- Dân nội thành ngày càng yên tâm vì rác đang “đùn đẩy” ra ngoại thành. Còn dân ngoại thành cứ tiếp tục “chung sống với rác”, nói cụ thể là chung sống với mùi “thơm tho” của bãi rác.
- Và một lần nữa Hà Nội lại rung chuông báo động vì rác. Chuông cứ kêu, việc xử lý vẫn chưa thấy có gì đột biến.
