- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
Giả sử các hành tinh cùng nhau tụ họp về Trái đất, trông chúng sẽ như thế nào?
Nhiếp ảnh gia/nhà thiết kế đồ họa David Jordan Williams đã hiện thực hóa sự tưởng tượng này qua bộ ảnh mang tên "Hệ Mặt trời đi nghỉ mát" (tới Trái đất, tất nhiên!). Trong đó, các hành tinh đi lang thang đến những con đường, đồng cỏ, bãi biển, rừng cây... ở Hành tinh Xanh của chúng ta.
Và cũng giả sử, nếu một ngày bạn được quyền "bắt" các hành tinh trong hệ Mặt trời đem về Trái đất để... nghịch ngợm như chơi một quả bóng, chúng sẽ "đáng yêu" như thế nào?
Cùng ngắm nghía những hành tinh thú vị này qua tác phẩm sáng tạo của David dưới đây.
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt trời.
Sao Thủy đang lăn giữa một con đường trên sa mạc.
Sao Kim hay Kim tinh, còn gọi là sao Thái Bạch, Thái Bạch Kim tinh là hành tinh thứ hai từ Mặt Trời.
Sao Kim đang "pose" bên một ngôi nhà cạnh khu phố xá tấp nập.
Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời.
Trong khi đó, "chị Hằng" đang lang thang ở một vùng biển thưa thớt con người.
Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất.
Sao Hỏa đang ngắm hoàng hôn ở một bờ biển rực đỏ y như "th.ân thể" mình.
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.
Sao Thiên Vương thư giãn nằm trên một đồng cỏ, dưới bóng cây cổ thụ giữa rừng.
Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất.
Sao Thổ như đang đứng giữa nơi phân cách bờ biển và bầu trời sớm mai.
Lấy tên thần biển Neptune, Sao Hải Vương có khối lượng cao hơn 17 lần khối lượng của Trái Đất và lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương, xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất.
Xanh ngắt như cái tên, Sao Hải Vương "trôi dạt" đến đồng cỏ mềm mại và tỏa ánh sáng tuyệt đẹp.
Sao Diêm Vương là hành tinh lùn (tiểu hành tinh) lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt trời.
Sao Diêm Vương bay là là trên một hồ nước mùa đông.
Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất.
"Ông Mặt trời" vẫn giữ thói quen như mọi khi: bay trên khắp hành tinh để tỏa sáng.
Sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
Sao Mộc "lượn lờ" giữa rừng cây với lượng khí toát ra mờ mờ ảo ảo.
Nhiếp ảnh gia/nhà thiết kế đồ họa David Jordan Williams đã hiện thực hóa sự tưởng tượng này qua bộ ảnh mang tên "Hệ Mặt trời đi nghỉ mát" (tới Trái đất, tất nhiên!). Trong đó, các hành tinh đi lang thang đến những con đường, đồng cỏ, bãi biển, rừng cây... ở Hành tinh Xanh của chúng ta.
Và cũng giả sử, nếu một ngày bạn được quyền "bắt" các hành tinh trong hệ Mặt trời đem về Trái đất để... nghịch ngợm như chơi một quả bóng, chúng sẽ "đáng yêu" như thế nào?
Cùng ngắm nghía những hành tinh thú vị này qua tác phẩm sáng tạo của David dưới đây.
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt trời.
Sao Thủy đang lăn giữa một con đường trên sa mạc.
Sao Kim hay Kim tinh, còn gọi là sao Thái Bạch, Thái Bạch Kim tinh là hành tinh thứ hai từ Mặt Trời.
Sao Kim đang "pose" bên một ngôi nhà cạnh khu phố xá tấp nập.
Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời.
Trong khi đó, "chị Hằng" đang lang thang ở một vùng biển thưa thớt con người.
Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất.
Sao Hỏa đang ngắm hoàng hôn ở một bờ biển rực đỏ y như "th.ân thể" mình.
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.
Sao Thiên Vương thư giãn nằm trên một đồng cỏ, dưới bóng cây cổ thụ giữa rừng.
Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất.
Sao Thổ như đang đứng giữa nơi phân cách bờ biển và bầu trời sớm mai.
Lấy tên thần biển Neptune, Sao Hải Vương có khối lượng cao hơn 17 lần khối lượng của Trái Đất và lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương, xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất.
Xanh ngắt như cái tên, Sao Hải Vương "trôi dạt" đến đồng cỏ mềm mại và tỏa ánh sáng tuyệt đẹp.
Sao Diêm Vương là hành tinh lùn (tiểu hành tinh) lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt trời.
Sao Diêm Vương bay là là trên một hồ nước mùa đông.
Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất.
"Ông Mặt trời" vẫn giữ thói quen như mọi khi: bay trên khắp hành tinh để tỏa sáng.
Sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
Sao Mộc "lượn lờ" giữa rừng cây với lượng khí toát ra mờ mờ ảo ảo.
(Nguồn tham khảo: Behance)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: