Chuẩn đoán và điều trị ngất

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT
TS. Phạm Nguyên Sơn

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa

Ngất là tình trạng mất ý thức thoáng qua, tự hết. Ngất thường khởi phát nhanh, tiếp theo là phục hồi hoàn toàn và hay lặp lại. Cơ chế chính của ngất là thiếu máu não tạm thời. Ngất thường không có triệu chứng báo trước, tuy nhiên có một số thể ngất có những tiền triệu như chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, hoa mắt ..., những dấu hiệu này báo hiệu ngất sẽ xảy ra. Sau cơn ngất, bệnh nhân hầu như được phục hồi hoàn toàn nhưng cũng có những trường hợp có tình trạng quên những sự kiện đã xảy ra (hay gặp ở người lớn tuổi) hoặc tình trạng mệt mỏi. Thời gian diễn ra cơn ngất thường khá nhanh nhưng cũng rất khó xác định được chính xác; ngất do thần kinh phế vị (vasovagal) thường không kéo dài quá 20 giây nhưng cũng có những trường hợp kéo dài đến vài phút.

Ngoài ngất điển hình, còn có tình trạng tiền ngất. Tiền ngất (Pre - syncope hay near syncope) là tình trạng bệnh nhân cảm thấy ngất sắp xảy ra. Các triệu chứng đi kèm với tiền ngất thường không đặc hiệu (choáng váng, hoa mắt) và thường bị lẫn với các tiền triệu của ngất điển hình.

2. Sinh lý bệnh

Người khoẻ mạnh thường có cung lượng máu não từ 50 - 60 ml/100g tổ chức/phút, tương đương với 12 - 15% cung lượng tim khi nghỉ. Cung lượng này đủ đảm bảo cho lượng O2 tối thiểu để duy trì ý thức là khoảng 3,0 - 3,5 ml O2/100g tổ chức/phút. Tuy nhiên ở người lớn tuổi hoặc ở những bệnh nhân bị một số bệnh lý, khả năng đảm bảo O2 cho não bị hạn chế nhiều.

Áp lực tưới máu não ở người phụ thuộc nhiều vào huyết áp động mạch vì vậy bất kỳ yếu tố nào làm giảm cung lượng tim hoặc sức cản động mạch ngoại vi đều làm giảm HA và do đó làm giảm áp lực tưới máu não. Yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến cung lượng tim chính là cung lượng máu tĩnh mạch trở về tim, vì vậy khi có tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch ở một bộ phận của cơ thể hoặc có giảm thể tích máu lưu hành đều có nguy cơ gây ra ngất. Cung lượng tim cũng chịu ảnh hưởng của các rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp chậm và một số bệnh lý van tim. Đối với trở kháng động mạch ngoại vi, tình trạng giãn mạch ngoại vi quá mức là yếu tố chính làm giảm HA động mạch (nguyên nhân chủ yếu của ngất trong hội chứng ngất do phản xạ). Giãn mạch cũng xảy ra trong choáng do nhiệt. Sức cản động mạch bị tổn thương khi ở tư thế đứng là nguyên nhân của hạ HA tư thế và ngất ở những bệnh nhân có sử dụng thuốc vận mạch và những bệnh nhân có tổn thương thần kinh tự động. Giảm tưới máu não cũng có thể do tình trạng trở sức cản máu não tăng bất thường do giảm nồng độ CO2.
........
2. Phân loại ngất
3. Dịch tễ học

II. CHẨN ĐOÁN NGẤT

1. Lâm sàng
2. Xét nghiệm máu
3. Điện tâm đồ
4. Siêu âm tim
5. Theo dõi điện tim 24 giờ theo phương pháp Holter
6. Nghiệm pháp bàn nghiêng (Upright Tilt Table Testing)
7. Nghiệm pháp điện tim gắng sức
8. Thăm dò điện sinh lý học tim
9. Một số nghiệm pháp khác

III. TIÊN LƯỢNG NGẤT

1. Tiên lượng
2. Tái phát

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NGẤT:

1. Điều trị ngất do ức chế tim mạch qua trung gian thần kinh
2. Điều trị ngất do tụt huyết áp tư thế
3. Điều trị ngất do nguyên nhân tim
4. Điều trị ngất do hội chứng cướp máu động mạch (Vascular steal syndromes)

....
ST
 

Đính kèm

  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT.docx
    37,3 KB · Lượt xem: 307
×
Quay lại
Top