- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.256
Chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nói rằng người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là Neil Armstrong, còn người thứ hai là ai, không ai biết và cũng chẳng mấy ai quan tâm. Một người bạn của tôi lại vô cùng tâm đắc câu "Kẻ mạnh chưa chắc đã thắng, người chiến thắng mới là kẻ mạnh."
Ngay cả trong một cuốn sách tôi đọc gần đây, "Đại học không lạc hướng" của Lý Thượng Long, tác giả cũng viết "Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực của bạn".
Điểm chung của những câu trên là gì? Dường như tất cả đang chỉ ra rằng trong thế giới mà chúng ta đang sống, người ta khinh thường sự chăm chỉ, đề cao mù quáng cái gọi là tài năng, thậm chí chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả, phủ nhận nỗ lực.
01
Ở cấp ba hay cả khi lên Đại học, tôi đã chứng kiến cảnh nhiều sinh viên giỏi diễn một vở kịch vô cùng tài tình. Họ cố tỏ ra mình không quan tâm đến chuyện bài vở, họ cố gắng cho thấy họ quan tâm đến những thú vui khác không mấy dính dáng tới học tập như game, idol, thời trang,... Bạn sẽ chẳng biết được họ làm bài tập về nhà lúc nào.
Trước mỗi kì thi, khi được hỏi đã học bài chưa, bạn biết câu trả lời của họ là gì rồi đấy "Chưa, mình đã học gì đâu. Tối trước hôm thi học vẫn kịp mà". Và kết quả họ luôn được điểm cao, nằm trong top những sinh viên xuất sắc của khoa.
Sự thực có phải họ tài năng đến thế: không làm bài tập về nhà, không quan tâm đến bài vở nhưng vẫn luôn hiểu bài? Chỉ học qua hay học trong một đêm mà vẫn đạt điểm A? Chắc chắn là không rồi, nếu không nói đến trường hợp gian lận hay may mắn thái quá mà hy hữu vẫn xảy ra.
Họ không hề thờ ơ với bài vở, cũng chẳng đợi đến trước hôm thi mới học. Bạn không biết họ đã nỗ lực thế nào đâu. Một cô bạn của tôi – người luôn nằm trong top 5 của khoa đã từng chia sẻ rằng thực ra cô ấy và rất nhiều sinh viên khác đã rất chăm chỉ nhưng lại không muốn người khác biết đến sự cố gắng ấy. Cô ấy cũng như nhiều bạn khác tận dụng mọi khoảng thời gian trống của bản thân để tự học, đọc thêm sách, làm bài tập đầy đủ, thậm chí còn tự lên mạng tìm thêm rất nhiều đề để tự giải. Chỉ có điều cô ấy làm tất cả một cách thầm lặng, không muốn để ai biết được.
Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe điều này "Tại sao vậy?". Cô ấy nói rằng không biết từ bao giờ cô ấy cảm thấy việc mình chăm chỉ, cố gắng học tập mà để người khác biết được lại thấy xấu hổ và kém cỏi. So với một sinh viên lúc nào cũng chăm chăm đọc sách, ôn luyện cho kỳ thi trước hàng tháng thì việc một sinh viên có mặt trong mọi cuộc chơi, chỉ đọc lướt, học qua tài năng hơn nhiều, họ được tung hô và ca ngợi như những thiên tài. Song những "thiên tài" như vậy lại rất hiếm. Đa phần, những sinh viên được cho là "thiên tài" ấy, họ phải đóng 2 vai. Một mặt, họ vui vẻ tham gia các cuộc vui với bạn bè, mặt khác, khi có một mình họ lại điên cuồng học, họ giấu giếm và sợ người khác biết được.
Họ sợ cảm giác lạc lõng khi 3 người bạn trong phòng kí túc xá chơi game, xem phim còn mình thì ngồi giải toán. Họ không chịu được những lời mỉa mai như học ngày học đêm mà kết quả cũng chỉ có thế thôi à.
Tôi hiểu cảm giác ấy. Tôi cũng tin rằng nhiều người trong chúng ta cũng hiểu cảm giác ấy.
Không phải chúng ta không nỗ lực mà chỉ là không muốn người khác biết đến sự nỗ lực của mình. Không phải chúng ta chưa cố gắng mà chỉ là không muốn người khác nghĩ mình thực dụng. Nỗ lực hết mình nhưng kết quả vẫn không như mong muốn, làm hết sức nhưng vẫn thua kém người khác. Có thể tóm gọn trong hai từ "bất lực" với mình và "xấu hổ" với người.
02
Gần đây, tôi trò chuyện với chị họ của mình – một nhân viên triển vọng ở một công ty lớn. Chị tôi kể, công việc không phải là điều làm chị mệt mỏi mà việc đồng nghiệp đánh giá cách chị làm việc mới thực sự là điều khiến chị chán nản. Trước kia, chị luôn nhiệt tình làm việc được giao. Dù là việc nhỏ hay việc lớn, chị đều hoàn thành một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể. 8 tiếng đồng hồ ở công ty, chị chẳng bao giờ xao nhãng, cũng không tám chuyện như đồng nghiệp khác.
Được một thời gian, những đồng nghiệp cùng phòng ngạc nhiên tại sao chị phải liều mạng làm việc như thế, kết quả vẫn chỉ là một nhân viên bình thường thôi mà. Họ bảo chị ngây thơ tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ được tăng lương, không hiểu "luật ngầm" chốn công sở - chỉ làm đúng bổn phận của mình, không cần "ôm" thêm việc vào người làm gì cho mệt, lại tránh bị ghen ăn tức ở.
Chị không hiểu. Các đồng nghiệp của chị còn trẻ như vậy, họ chẳng lẽ không muốn thăng tiến sao? Họ định lãng phí thời gian để phát triển nghề nghiệp vào những câu chuyện phiếm trong giờ làm đến bao giờ? Họ không cố gắng thì thôi tại sao lại coi thường sự cố gắng của chị như vậy?
Nhưng chị cũng không chịu nổi áp lực từ những lời chế giễu của đồng nghiệp. Vậy là ở công ty, chị cố tỏ ra "bình thường" như bao nhân viên khác – làm vừa đủ, hoàn thành vừa đúng hạn chứ không cần nhanh nhất, tốt nhất như trước kia, thi thoảng tham gia vào các buổi tám chuyện với đồng nghiệp để không cảm thấy lạc lõng. Tan làm, về nhà chị bắt đầu "cày" những dự án, những việc còn dang dở. Có hôm, chị thức đến 2, 3 giờ sáng để làm nhưng sáng hôm sau vẫn phải tươi tỉnh đến nơi làm việc như chưa hề có chuyện gì xảy ra, vẫn phải tỏ ra mình cũng làm việc làng nhàng như mọi người. Chị không muốn đồng nghiệp biết được mình đã chăm chỉ làm việc ở nhà như thế nào, đã trau dồi thêm chuyên môn nhiều ra sao.
Hóa ra, trên đời chúng ta sẽ gặp nhiều người như thế này: bản thân họ không muốn cố gắng, muốn sống thoải mái nhưng lại khó chịu khi nhìn thấy người khác cố gắng. Họ an vị, vừa muốn an nhàn vừa muốn an toàn nên chẳng thể an nhiên khi thấy người khác không ngừng phát triển. Với họ, nỗ lực chưa chắc đã thành công nhưng không nỗ lực chắc chắn sẽ được sống thoải mái. Họ muốn tất cả mọi người cũng nghĩ và làm giống họ.
Điều đáng tiếc là có quá nhiều người như thế, không phải lúc nào chúng ta cũng đủ dũng cảm để làm ngược lại, để bỏ ngoài tai những lời mỉa mai từ họ.
Và rồi, bởi vậy, sự nỗ lực không biết từ bao giờ trở thành dấu hiệu của những kẻ tầm thường, không có chút năng lực nào, không biết hưởng thụ cuộc sống.
03
Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày từ những việc nhỏ nhất, phủ nhận sự nỗ lực của mình bằng những câu như "Tôi có làm gì mấy đâu", "Tôi cũng chỉ làm qua thôi", "Làm nhiều thì ích gì chứ?",... ngày càng trở nên phổ biến. Dường như thế giới thực dụng này khiến ai cũng ngầm hiểu việc dành nhiều thời gian, tâm huyết, sức lực để làm một việc gì đó không phải là chuyện bình thường, đó là một chuyện cần được giấu kín.
Liệu nỗ lực hết mình mà chưa thành công liệu có đáng xấu hổ đến vậy?
Không! Thật đấy. Bạn không cần phải xấu hổ vì đã chăm chỉ, vì đã cố gắng. Bạn cũng chẳng cần phải quan tâm đến những kẻ cười chê tại sao bạn phải liều mạng cố gắng đến vậy, chẳng phải cuộc sống là để thoải mái hay sao?
Liều mạng thì đã sao, ngoài kia còn rất nhiều người tài giỏi hơn bạn vẫn liều mạng cố gắng đấy thôi. Thoải mái hay là chết dần những lí tưởng, sống như vậy liệu có ý nghĩa gì?
Người ta ước tính rằng một người cần ít nhất 10.000 giờ khổ luyện để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Ai trong chúng ta dám khẳng định mình đã rèn luyện đủ 10.000 giờ? Nếu chưa có nghĩa là bạn vẫn cần chăm chỉ trau dồi hơn nữa. Không phải là bạn không có tố chất mà là bạn học chưa đủ, bạn làm chưa nhiều.
Không chỉ vậy, cái gọi là "thế giới không quan tâm bạn nỗ lực đến đâu, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực" đang nhìn nhận sự nỗ lực bằng con mắt của người ngoài cuộc. Người ngoài nhìn vào có thể thấy bạn đang chăm chỉ thừa thãi, đang làm mà chẳng có hiệu quả nhưng nếu soi xét từ chính bản thân bạn, bạn nhận ra rằng chính vì nỗ lực làm việc mà bạn đã có được thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm. Khi những yếu tố đó tích lũy đủ nhiều bạn chắc chắn sẽ đạt được thành công. Khi nỗ lực bạn sẽ tiến bộ hơn mỗi ngày, bạn của hôm nay sẽ tốt hơn bạn của ngày hôm qua.
Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận tài năng vì người ta cũng không thể trở thành thiên tài với 99% sự nỗ lực mà thiếu đi 1% tài năng. Nhưng như bạn thấy đấy, tài năng giữa người với người là cái ít khác biệt nhất, cái làm nên sự khác biệt ấy chính là kiên trì cố gắng.
Tôi sẽ không kể ở đây câu chuyện mài sắt thành kim ra sao, chuyện Edison thất bại 10.000 lần trước khi tìm ra vật liệu làm dây tóc bóng đèn thế nào, càng không muốn kể câu chuyện các vĩ nhân đã nỗ lực mà vẫn thất bại hàng trăm lần trước khi thành công nữa.
Tôi cũng chẳng cần nhắc lại câu chuyện những nhà văn nổi tiếng trước khi thành danh đã viết hàng ngàn chữ mỗi ngày, chuyện những nhà diễn thuyết xuất chúng đã luyện nói hàng trăm lần trước mỗi buổi thuyết trình, chuyện những vận động viên bơi lội giành huy chương vàng vẫn không kể mùa đông hay mùa hạ vẫn lao mình xuống hồ bơi để luyện tập,...
Bởi tôi biết, bạn thừa hiểu trên đời này vốn dĩ không có bữa ăn nào là miễn phí, không có thành công nào là không phải trả giá, không có vinh quang nào không bắt đầu từ sự nỗ lực.
Thế giới này vốn dĩ rất công bằng, bạn nỗ lực bao nhiêu bạn đạt được bấy nhiêu. Nếu bạn chưa thành công chỉ là vì bạn nỗ lực chưa đủ nhiều, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa, từng giây, từng phút.
Trong thế giới này, nỗ lực hết mình mà chưa thành công không đáng xấu hổ, xấu hổ chính là có thể thành công nhưng lại thất bại vì không nỗ lực.
Vậy đấy, chào mừng bạn đến với thế giới vừa đáng ghét vừa đáng sống này!
Thảo Trần
Theo Trí Thức Trẻ
Ngay cả trong một cuốn sách tôi đọc gần đây, "Đại học không lạc hướng" của Lý Thượng Long, tác giả cũng viết "Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực của bạn".
Điểm chung của những câu trên là gì? Dường như tất cả đang chỉ ra rằng trong thế giới mà chúng ta đang sống, người ta khinh thường sự chăm chỉ, đề cao mù quáng cái gọi là tài năng, thậm chí chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả, phủ nhận nỗ lực.
01
Ở cấp ba hay cả khi lên Đại học, tôi đã chứng kiến cảnh nhiều sinh viên giỏi diễn một vở kịch vô cùng tài tình. Họ cố tỏ ra mình không quan tâm đến chuyện bài vở, họ cố gắng cho thấy họ quan tâm đến những thú vui khác không mấy dính dáng tới học tập như game, idol, thời trang,... Bạn sẽ chẳng biết được họ làm bài tập về nhà lúc nào.
Trước mỗi kì thi, khi được hỏi đã học bài chưa, bạn biết câu trả lời của họ là gì rồi đấy "Chưa, mình đã học gì đâu. Tối trước hôm thi học vẫn kịp mà". Và kết quả họ luôn được điểm cao, nằm trong top những sinh viên xuất sắc của khoa.
Sự thực có phải họ tài năng đến thế: không làm bài tập về nhà, không quan tâm đến bài vở nhưng vẫn luôn hiểu bài? Chỉ học qua hay học trong một đêm mà vẫn đạt điểm A? Chắc chắn là không rồi, nếu không nói đến trường hợp gian lận hay may mắn thái quá mà hy hữu vẫn xảy ra.
Họ không hề thờ ơ với bài vở, cũng chẳng đợi đến trước hôm thi mới học. Bạn không biết họ đã nỗ lực thế nào đâu. Một cô bạn của tôi – người luôn nằm trong top 5 của khoa đã từng chia sẻ rằng thực ra cô ấy và rất nhiều sinh viên khác đã rất chăm chỉ nhưng lại không muốn người khác biết đến sự cố gắng ấy. Cô ấy cũng như nhiều bạn khác tận dụng mọi khoảng thời gian trống của bản thân để tự học, đọc thêm sách, làm bài tập đầy đủ, thậm chí còn tự lên mạng tìm thêm rất nhiều đề để tự giải. Chỉ có điều cô ấy làm tất cả một cách thầm lặng, không muốn để ai biết được.
Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe điều này "Tại sao vậy?". Cô ấy nói rằng không biết từ bao giờ cô ấy cảm thấy việc mình chăm chỉ, cố gắng học tập mà để người khác biết được lại thấy xấu hổ và kém cỏi. So với một sinh viên lúc nào cũng chăm chăm đọc sách, ôn luyện cho kỳ thi trước hàng tháng thì việc một sinh viên có mặt trong mọi cuộc chơi, chỉ đọc lướt, học qua tài năng hơn nhiều, họ được tung hô và ca ngợi như những thiên tài. Song những "thiên tài" như vậy lại rất hiếm. Đa phần, những sinh viên được cho là "thiên tài" ấy, họ phải đóng 2 vai. Một mặt, họ vui vẻ tham gia các cuộc vui với bạn bè, mặt khác, khi có một mình họ lại điên cuồng học, họ giấu giếm và sợ người khác biết được.
Họ sợ cảm giác lạc lõng khi 3 người bạn trong phòng kí túc xá chơi game, xem phim còn mình thì ngồi giải toán. Họ không chịu được những lời mỉa mai như học ngày học đêm mà kết quả cũng chỉ có thế thôi à.
Tôi hiểu cảm giác ấy. Tôi cũng tin rằng nhiều người trong chúng ta cũng hiểu cảm giác ấy.
Không phải chúng ta không nỗ lực mà chỉ là không muốn người khác biết đến sự nỗ lực của mình. Không phải chúng ta chưa cố gắng mà chỉ là không muốn người khác nghĩ mình thực dụng. Nỗ lực hết mình nhưng kết quả vẫn không như mong muốn, làm hết sức nhưng vẫn thua kém người khác. Có thể tóm gọn trong hai từ "bất lực" với mình và "xấu hổ" với người.
02
Gần đây, tôi trò chuyện với chị họ của mình – một nhân viên triển vọng ở một công ty lớn. Chị tôi kể, công việc không phải là điều làm chị mệt mỏi mà việc đồng nghiệp đánh giá cách chị làm việc mới thực sự là điều khiến chị chán nản. Trước kia, chị luôn nhiệt tình làm việc được giao. Dù là việc nhỏ hay việc lớn, chị đều hoàn thành một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể. 8 tiếng đồng hồ ở công ty, chị chẳng bao giờ xao nhãng, cũng không tám chuyện như đồng nghiệp khác.
Được một thời gian, những đồng nghiệp cùng phòng ngạc nhiên tại sao chị phải liều mạng làm việc như thế, kết quả vẫn chỉ là một nhân viên bình thường thôi mà. Họ bảo chị ngây thơ tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ được tăng lương, không hiểu "luật ngầm" chốn công sở - chỉ làm đúng bổn phận của mình, không cần "ôm" thêm việc vào người làm gì cho mệt, lại tránh bị ghen ăn tức ở.
Chị không hiểu. Các đồng nghiệp của chị còn trẻ như vậy, họ chẳng lẽ không muốn thăng tiến sao? Họ định lãng phí thời gian để phát triển nghề nghiệp vào những câu chuyện phiếm trong giờ làm đến bao giờ? Họ không cố gắng thì thôi tại sao lại coi thường sự cố gắng của chị như vậy?
Nhưng chị cũng không chịu nổi áp lực từ những lời chế giễu của đồng nghiệp. Vậy là ở công ty, chị cố tỏ ra "bình thường" như bao nhân viên khác – làm vừa đủ, hoàn thành vừa đúng hạn chứ không cần nhanh nhất, tốt nhất như trước kia, thi thoảng tham gia vào các buổi tám chuyện với đồng nghiệp để không cảm thấy lạc lõng. Tan làm, về nhà chị bắt đầu "cày" những dự án, những việc còn dang dở. Có hôm, chị thức đến 2, 3 giờ sáng để làm nhưng sáng hôm sau vẫn phải tươi tỉnh đến nơi làm việc như chưa hề có chuyện gì xảy ra, vẫn phải tỏ ra mình cũng làm việc làng nhàng như mọi người. Chị không muốn đồng nghiệp biết được mình đã chăm chỉ làm việc ở nhà như thế nào, đã trau dồi thêm chuyên môn nhiều ra sao.
Hóa ra, trên đời chúng ta sẽ gặp nhiều người như thế này: bản thân họ không muốn cố gắng, muốn sống thoải mái nhưng lại khó chịu khi nhìn thấy người khác cố gắng. Họ an vị, vừa muốn an nhàn vừa muốn an toàn nên chẳng thể an nhiên khi thấy người khác không ngừng phát triển. Với họ, nỗ lực chưa chắc đã thành công nhưng không nỗ lực chắc chắn sẽ được sống thoải mái. Họ muốn tất cả mọi người cũng nghĩ và làm giống họ.
Điều đáng tiếc là có quá nhiều người như thế, không phải lúc nào chúng ta cũng đủ dũng cảm để làm ngược lại, để bỏ ngoài tai những lời mỉa mai từ họ.
Và rồi, bởi vậy, sự nỗ lực không biết từ bao giờ trở thành dấu hiệu của những kẻ tầm thường, không có chút năng lực nào, không biết hưởng thụ cuộc sống.
03
Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày từ những việc nhỏ nhất, phủ nhận sự nỗ lực của mình bằng những câu như "Tôi có làm gì mấy đâu", "Tôi cũng chỉ làm qua thôi", "Làm nhiều thì ích gì chứ?",... ngày càng trở nên phổ biến. Dường như thế giới thực dụng này khiến ai cũng ngầm hiểu việc dành nhiều thời gian, tâm huyết, sức lực để làm một việc gì đó không phải là chuyện bình thường, đó là một chuyện cần được giấu kín.
Liệu nỗ lực hết mình mà chưa thành công liệu có đáng xấu hổ đến vậy?
Không! Thật đấy. Bạn không cần phải xấu hổ vì đã chăm chỉ, vì đã cố gắng. Bạn cũng chẳng cần phải quan tâm đến những kẻ cười chê tại sao bạn phải liều mạng cố gắng đến vậy, chẳng phải cuộc sống là để thoải mái hay sao?
Liều mạng thì đã sao, ngoài kia còn rất nhiều người tài giỏi hơn bạn vẫn liều mạng cố gắng đấy thôi. Thoải mái hay là chết dần những lí tưởng, sống như vậy liệu có ý nghĩa gì?
Người ta ước tính rằng một người cần ít nhất 10.000 giờ khổ luyện để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Ai trong chúng ta dám khẳng định mình đã rèn luyện đủ 10.000 giờ? Nếu chưa có nghĩa là bạn vẫn cần chăm chỉ trau dồi hơn nữa. Không phải là bạn không có tố chất mà là bạn học chưa đủ, bạn làm chưa nhiều.
Không chỉ vậy, cái gọi là "thế giới không quan tâm bạn nỗ lực đến đâu, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực" đang nhìn nhận sự nỗ lực bằng con mắt của người ngoài cuộc. Người ngoài nhìn vào có thể thấy bạn đang chăm chỉ thừa thãi, đang làm mà chẳng có hiệu quả nhưng nếu soi xét từ chính bản thân bạn, bạn nhận ra rằng chính vì nỗ lực làm việc mà bạn đã có được thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm. Khi những yếu tố đó tích lũy đủ nhiều bạn chắc chắn sẽ đạt được thành công. Khi nỗ lực bạn sẽ tiến bộ hơn mỗi ngày, bạn của hôm nay sẽ tốt hơn bạn của ngày hôm qua.
Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận tài năng vì người ta cũng không thể trở thành thiên tài với 99% sự nỗ lực mà thiếu đi 1% tài năng. Nhưng như bạn thấy đấy, tài năng giữa người với người là cái ít khác biệt nhất, cái làm nên sự khác biệt ấy chính là kiên trì cố gắng.
Tôi sẽ không kể ở đây câu chuyện mài sắt thành kim ra sao, chuyện Edison thất bại 10.000 lần trước khi tìm ra vật liệu làm dây tóc bóng đèn thế nào, càng không muốn kể câu chuyện các vĩ nhân đã nỗ lực mà vẫn thất bại hàng trăm lần trước khi thành công nữa.
Tôi cũng chẳng cần nhắc lại câu chuyện những nhà văn nổi tiếng trước khi thành danh đã viết hàng ngàn chữ mỗi ngày, chuyện những nhà diễn thuyết xuất chúng đã luyện nói hàng trăm lần trước mỗi buổi thuyết trình, chuyện những vận động viên bơi lội giành huy chương vàng vẫn không kể mùa đông hay mùa hạ vẫn lao mình xuống hồ bơi để luyện tập,...
Bởi tôi biết, bạn thừa hiểu trên đời này vốn dĩ không có bữa ăn nào là miễn phí, không có thành công nào là không phải trả giá, không có vinh quang nào không bắt đầu từ sự nỗ lực.
Thế giới này vốn dĩ rất công bằng, bạn nỗ lực bao nhiêu bạn đạt được bấy nhiêu. Nếu bạn chưa thành công chỉ là vì bạn nỗ lực chưa đủ nhiều, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa, từng giây, từng phút.
Trong thế giới này, nỗ lực hết mình mà chưa thành công không đáng xấu hổ, xấu hổ chính là có thể thành công nhưng lại thất bại vì không nỗ lực.
Vậy đấy, chào mừng bạn đến với thế giới vừa đáng ghét vừa đáng sống này!
Thảo Trần
Theo Trí Thức Trẻ