- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Có nhiều nhà ngôn ngữ Việt Nam cho rằng ngôn ngữ Việt là thứ ngôn ngữ đa âm, như các ngôn ngữ Anh, Pháp...
Từ nhận định đó người ta đi đến nhận định “Chữ Việt là thứ chữ đa âm tiết”. Âm tiết có nghĩa là vần. Chữ đa âm tiết = chữ có nhiều vần.
Âm tiết có khi được rút ngắn lại còn tiết mà thôi, để chỉ vần trong chữ viết. Do đó. có khi ta đọc thấy đơn tiết = đơn âm tiết = 1 vần; song tiết = song âm tiết = 2 vần; đa tiết = đa âm tiết = nhiều vần.
Ngôn (lời nói) đa âm thì có ngữ (chữ viết) đa âm tiết là điều thuận lý. Lời nói có nhiều tiếng, thì chữ viết có nhiều vần là chuyện phải lẽ. Nhưng tôi thấy chuyện không đơn giản như vậy, đối với tiếng Việt & chữ Việt.
Ngôn của mình là đa âm, nhưng ngữ lại đơn tiết.
Lời nói của người Việt là đa âm, nghĩa là có nhiều trường hợp phải có nhiều tiếng hợp lại mới chỉ định được một ý niệm về người, vật, cây cối, chim muông, trạng thái, ý tưởng, hành động... Như:
- học sinh (phải có 2 tiếng hợp lại mới chỉ được người cắp sách đến trường để học)
- kiến trúc sư, kịch tác gia (phải có 3 tiếng hợp lại)
- hàng không mẫu hạm, thuỷ quân lục chiến (phải có 4 tiếng hợp lại).
Tôi nhận xét: Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng là thứ ngôn ngữ đa âm, vì số đơn âm (một âm, một tiếng) không đủ để “đặt tên” hết mọi thứ trên cõi đời nầy. Khi dùng hết tiếng đơn, chữ đơn, thì dân tộc nào cũng lấy 2 tiếng (2 âm) ghép lại để “đặt tên” cho những cái mới. Hai tiếng vẫn chưa đủ, người ta phải dùng đến 3 tiếng, 4 tiếng ghép lại...
Vậy nhận định đơn hay đa là nhận định về chữ viết mà thôi.
Rút kinh nghiệm cái lợi của chữ đa âm tiết, những nhà ngôn ngữ sau nầy sáng tạo chữ Nhật, chữ Tàu với mẫu tự la tinh bằng thứ chữ đa âm tiết, một chữ có nhiều vần, phát âm ra nhiều tiếng.
Chữ Việt ta đang dùng là thứ chữ đơn âm tiết, chữ có 1 vần. Mỗi chữ chỉ phát ra một tiếng. Lời nói cần nhiều tiếng thì ta dùng nhiều chữ ráp lại. Người xưa dùng dấu gạch nối để kết nối các chữ đó dính vào nhau, mà chúng ta gọi là từ kép. Gọi là từ kép, có nghĩa là nhiều chữ ghép lại, có nghĩa là mỗi chữ vẫn là đơn tiết.
Tôi kết luận: Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ có tiếng nói đa âm, nhưng chữ Việt lại là loại chữ đơn tiết. Chúng ta chịu ảnh hưởng chữ Tàu, vốn là thứ chữ đơn âm, rồi không thoát ra được. Khi mình có người sáng tạo ra chữ Nôm, thứ chữ riêng của mình đó cũng là chữ đơn âm. Cho đến khi có người dùng mẫu tự la-tinh sáng tạo ra chữ quốc ngữ, họ vẫn giữ chữ Việt mới trong khuôn khổ đơn âm (Mình không thoát ra được cái gong đơn âm).
Từ trước cũng có một số người muốn thoát ra. Họ kiếm cách viết dính liền các từ kép, để chính danh gọi chữ Việt đó là chữ đa âm tiết. Như:
- họcsinh: một chữ có 2 âm tiết. (Gọi là một chữ, vì viết dính liền với nhau; gọi là hai âm tiết, vì chữ đó phát ra 2 tiếng, chữ có 2 vần).
- kiếntrúcsư: một chữ có 3 âm tiết vì chữ đó phát ra được 3 tiếng...
Ý kiến nầy không được hưởng ứng, nên bị mờ nhạt dần.
Gần đây có một nhóm trẻ làm sống lại ý kiến muốn thoát ra khỏi cái gong chữ đơn âm. Họ xấu hổ khi bị những người nước khác chê chữ Việt là thứ chữ “sơ khai”, thứ chữ chỉ có 1 âm tiết. Chữ 1 âm tiết thì khó biến thiên, uyển chuyển như chữ Pháp, chữ Anh. Cao vọng của nhóm người nầy là 2 thập niên nữa chữ Việt đa âm tiết (chữ Việt viết dính liền) sẽ phổ cập. Bao giờ chữ Việt thành chữ đa âm tiết thì sẽ dễ dàng dịch thuật bằng máy. Dịch thuật tiếng Pháp, tiếng Anh sang tiếng Việt bằng máy được thì ích lợi kể không xiết. Nhóm nầy đã biên sọan được một từ điển tiếng Việt đa âm tiết. (Quí vị nào muốn dòm ngó đến chuyện nầy, xin vào web: www.vny2k.net)
Chuyện ngôn ngữ Việt là đa âm và chữ Việt là đơn âm tiết gây ra tranh luận lâu nay vẫn còn nguyên đó: Ngôn vẫn là đa, ngữ vẫn là đơn, cho đến chừng nào cải tiến viết dính chùm các từ kép như vầy: họcgiả, mùchữ, báchọc, dốtnát, cùbơcùbấc, xấcbấcxangbang... thì ngôn ngữ Việt Nam mới thực sự là đa âm tiết (Ngôn đa âm, ngữ đa tiết)
Hôm nay tôi viết “chữ Việt chúng ta đang dùng có rất nhiều chữ song âm tiết”, nghĩa là chữ Việt có 2 vần. Như vậy là xác nhận chữ Việt là đa tiết rồi.
Các nhà ngôn ngữ có công nhận các chữ tôi dẫn ra dưới đây là song tiết (có 2 vần) không, tôi không biết, nhưng theo cách nghiên cứu chữ Việt của tôi thì các loại chữ nầy có 2 vần rõ ràng không chối cãi được:
Ngoan ngoản, truyền thuyết, thoăn thoắt, huênh hoang...
Mỗi chữ có 2 vần, vần xuôi phía trước ráp với vần ngược phía sau:
Ngoan ngoản = ngo+an, ngo+ản (vần xuôi ngo ráp với vần ngược an);
Truyền thuyết = tru+yền, thu+yết (vần xuôi tru, thu ráp với vần ngược yết);
Thoăn thoắt = tho+ăn, tho+ắt (vần xuôi tho ráp với vần ngược ăn, ắt);
Huênh hoang = hu+ênh, ho+ang (vần xuôi hu, ho ráp với vần ngược ênh, ang);
Khám phá, phát kiến nầy nếu được các nhà giáo dục, các nhà soạn sách giáo khoa chấp nhận, ứng dụng thì rất có lợi cho việc dạy trẻ nhỏ lớp mẫu giáo và lớp Một học chữ Việt. Thầy cô giáo sẽ rất nhẹ nhõm 2 khâu sau đây:
1) Khỏi phải dạy 30 vần hoà âm sau đây: OAC, OĂC, OAO, OAN, OĂN, OĂC, OĂT, OANG, OĂNG, OEO, OAI, OAY, OEN, OEC, OET, UÂN, UÂC, UÂT, UYA, UYU, UYT, UYÊN, UYÊT, OACH, OANH, UYCH, UYT, UYNH, UÊCH, UÊNH... Những vần nầy rất khó dạy. Gọi là vần, nhưng thực ra không phải là vần, mà phải chính danh gọi là “chữ ráp vần”: OAI = O+AI (OAI do nguyên âm O ráp với vần hợp âm AI); OAN = O+AN (OAN do nguyên âm O ráp với vần ngược AN); UYÊN = U+YÊN (UYÊN do nguyên âm U ráp với vần ngược YÊN). Cứ phân tích như vậy thì ta sẽ xoá hết những vần phức tạp rất khó dạy, mà chỉ cần dạy 4 loại vần rất đơn giản, dễ dạy, dễ học mà thôi. Bốn vần đơn giản trong chữ Việt là:
a) vần xuôi: ba, chú, chị = b+a, ch+ú, ch+ị (Phụ âm + nguyên âm),
b) vần ngược: anh, em, ông = a+nh, e+m, ô+ng (nguyên âm + phụ âm)
c) vần hợp âm: ai, ao, eo, ia, iu oi, ui... (hai nguyên âm ráp với nhau tạo ra một âm mới, mà nguyên âm trước là chủ âm),
d) vần hoà âm: oa, oe, uê, uy... (hai nguyên âm ráp lại tạo ra một âm trộn lộn, “hoà âm” 2 âm đó, âm mới còn chứa 2 nguyên âm, nguyên âm sau là chủ âm)
Dấu giọng sẽ đánh trên/dưới chủ âm.
2) Học hết 4 loại vần đó rồi, thầy cô giáo chỉ cần chỉ cách cho học trò cắt chia chữ hoà âm (chữ có 2 vần) ra làm 2 phần, rồi đọc 2 vần đó liền lại thì ra tiếng hoà âm của chữ đó, mà thầy cô giáo không cần sửa gì cả, học sinh không cần uốn vặn môi cũng ra được giọng rất chuẩn. Sau đó học sinh gặp một chữ phức tạp lạ tới đâu, chúng cũng phân tách thành vần xuôi, vần ngược để đọc đúng giọng và viết đúng chính tả.
Nhẹ dạy 2 phần nầy là rất nhẹ cho giáo viên lớp Một, cũng rất nhẹ cho học sinh trong việc tập đọc đúng giọng chuẩn. Sau nầy chúng lại giỏi chính tả về các chữ phức tạp nầy.
Tôi từng đọc thấy chừng 10 lần nhà văn, nhà báo, vi hữu (netter) viết sai chữ huênh hoang, khuếch đại, rỗng tuếch. Những vị đó viết huyênh hoang, khuyếch đại, rỗng tuyếch. Nếu lúc bé được dạy phân tích chữ 2 vần thì chắc không sai các loại chữ nầy. Chữ Việt không có vần ngược yêch, yênh, mà chỉ có vần ngược êch, ênh. Các vần xuôi có u như hu, khu, tu ráp vời vần ngược ếch, ênh sẽ ra hu+ênh = huênh, khu+ếch = khuếch, tu+ếch = tuếch...
Tiếng Việt có chừng 6.000 chữ đơn. Tôi chưa có thì giờ phân loại, nhưng tôi nghĩ ít gì cũng có 2.000 chữ hoà âm, và chữ do 2 vần xuôi và vần ngược ráp lại ít ra cũng có 1.000 chữ.
Rất mong sẽ có nhà ngôn ngữ trẻ nào còn nhiều năm dài tháng rộng phân loại số chữ đơn tiếng Việt và đếm xem số chữ hoà âm và số chữ có 2 vần có phải tương đương với mấy con số tôi phỏng đoán không.
Từ nhận định đó người ta đi đến nhận định “Chữ Việt là thứ chữ đa âm tiết”. Âm tiết có nghĩa là vần. Chữ đa âm tiết = chữ có nhiều vần.
Âm tiết có khi được rút ngắn lại còn tiết mà thôi, để chỉ vần trong chữ viết. Do đó. có khi ta đọc thấy đơn tiết = đơn âm tiết = 1 vần; song tiết = song âm tiết = 2 vần; đa tiết = đa âm tiết = nhiều vần.
Ngôn (lời nói) đa âm thì có ngữ (chữ viết) đa âm tiết là điều thuận lý. Lời nói có nhiều tiếng, thì chữ viết có nhiều vần là chuyện phải lẽ. Nhưng tôi thấy chuyện không đơn giản như vậy, đối với tiếng Việt & chữ Việt.
Ngôn của mình là đa âm, nhưng ngữ lại đơn tiết.
Lời nói của người Việt là đa âm, nghĩa là có nhiều trường hợp phải có nhiều tiếng hợp lại mới chỉ định được một ý niệm về người, vật, cây cối, chim muông, trạng thái, ý tưởng, hành động... Như:
- học sinh (phải có 2 tiếng hợp lại mới chỉ được người cắp sách đến trường để học)
- kiến trúc sư, kịch tác gia (phải có 3 tiếng hợp lại)
- hàng không mẫu hạm, thuỷ quân lục chiến (phải có 4 tiếng hợp lại).
Tôi nhận xét: Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng là thứ ngôn ngữ đa âm, vì số đơn âm (một âm, một tiếng) không đủ để “đặt tên” hết mọi thứ trên cõi đời nầy. Khi dùng hết tiếng đơn, chữ đơn, thì dân tộc nào cũng lấy 2 tiếng (2 âm) ghép lại để “đặt tên” cho những cái mới. Hai tiếng vẫn chưa đủ, người ta phải dùng đến 3 tiếng, 4 tiếng ghép lại...
Vậy nhận định đơn hay đa là nhận định về chữ viết mà thôi.
Rút kinh nghiệm cái lợi của chữ đa âm tiết, những nhà ngôn ngữ sau nầy sáng tạo chữ Nhật, chữ Tàu với mẫu tự la tinh bằng thứ chữ đa âm tiết, một chữ có nhiều vần, phát âm ra nhiều tiếng.
Chữ Việt ta đang dùng là thứ chữ đơn âm tiết, chữ có 1 vần. Mỗi chữ chỉ phát ra một tiếng. Lời nói cần nhiều tiếng thì ta dùng nhiều chữ ráp lại. Người xưa dùng dấu gạch nối để kết nối các chữ đó dính vào nhau, mà chúng ta gọi là từ kép. Gọi là từ kép, có nghĩa là nhiều chữ ghép lại, có nghĩa là mỗi chữ vẫn là đơn tiết.
Tôi kết luận: Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ có tiếng nói đa âm, nhưng chữ Việt lại là loại chữ đơn tiết. Chúng ta chịu ảnh hưởng chữ Tàu, vốn là thứ chữ đơn âm, rồi không thoát ra được. Khi mình có người sáng tạo ra chữ Nôm, thứ chữ riêng của mình đó cũng là chữ đơn âm. Cho đến khi có người dùng mẫu tự la-tinh sáng tạo ra chữ quốc ngữ, họ vẫn giữ chữ Việt mới trong khuôn khổ đơn âm (Mình không thoát ra được cái gong đơn âm).
Từ trước cũng có một số người muốn thoát ra. Họ kiếm cách viết dính liền các từ kép, để chính danh gọi chữ Việt đó là chữ đa âm tiết. Như:
- họcsinh: một chữ có 2 âm tiết. (Gọi là một chữ, vì viết dính liền với nhau; gọi là hai âm tiết, vì chữ đó phát ra 2 tiếng, chữ có 2 vần).
- kiếntrúcsư: một chữ có 3 âm tiết vì chữ đó phát ra được 3 tiếng...
Ý kiến nầy không được hưởng ứng, nên bị mờ nhạt dần.
Gần đây có một nhóm trẻ làm sống lại ý kiến muốn thoát ra khỏi cái gong chữ đơn âm. Họ xấu hổ khi bị những người nước khác chê chữ Việt là thứ chữ “sơ khai”, thứ chữ chỉ có 1 âm tiết. Chữ 1 âm tiết thì khó biến thiên, uyển chuyển như chữ Pháp, chữ Anh. Cao vọng của nhóm người nầy là 2 thập niên nữa chữ Việt đa âm tiết (chữ Việt viết dính liền) sẽ phổ cập. Bao giờ chữ Việt thành chữ đa âm tiết thì sẽ dễ dàng dịch thuật bằng máy. Dịch thuật tiếng Pháp, tiếng Anh sang tiếng Việt bằng máy được thì ích lợi kể không xiết. Nhóm nầy đã biên sọan được một từ điển tiếng Việt đa âm tiết. (Quí vị nào muốn dòm ngó đến chuyện nầy, xin vào web: www.vny2k.net)
Chuyện ngôn ngữ Việt là đa âm và chữ Việt là đơn âm tiết gây ra tranh luận lâu nay vẫn còn nguyên đó: Ngôn vẫn là đa, ngữ vẫn là đơn, cho đến chừng nào cải tiến viết dính chùm các từ kép như vầy: họcgiả, mùchữ, báchọc, dốtnát, cùbơcùbấc, xấcbấcxangbang... thì ngôn ngữ Việt Nam mới thực sự là đa âm tiết (Ngôn đa âm, ngữ đa tiết)
Hôm nay tôi viết “chữ Việt chúng ta đang dùng có rất nhiều chữ song âm tiết”, nghĩa là chữ Việt có 2 vần. Như vậy là xác nhận chữ Việt là đa tiết rồi.
Các nhà ngôn ngữ có công nhận các chữ tôi dẫn ra dưới đây là song tiết (có 2 vần) không, tôi không biết, nhưng theo cách nghiên cứu chữ Việt của tôi thì các loại chữ nầy có 2 vần rõ ràng không chối cãi được:
Ngoan ngoản, truyền thuyết, thoăn thoắt, huênh hoang...
Mỗi chữ có 2 vần, vần xuôi phía trước ráp với vần ngược phía sau:
Ngoan ngoản = ngo+an, ngo+ản (vần xuôi ngo ráp với vần ngược an);
Truyền thuyết = tru+yền, thu+yết (vần xuôi tru, thu ráp với vần ngược yết);
Thoăn thoắt = tho+ăn, tho+ắt (vần xuôi tho ráp với vần ngược ăn, ắt);
Huênh hoang = hu+ênh, ho+ang (vần xuôi hu, ho ráp với vần ngược ênh, ang);
Khám phá, phát kiến nầy nếu được các nhà giáo dục, các nhà soạn sách giáo khoa chấp nhận, ứng dụng thì rất có lợi cho việc dạy trẻ nhỏ lớp mẫu giáo và lớp Một học chữ Việt. Thầy cô giáo sẽ rất nhẹ nhõm 2 khâu sau đây:
1) Khỏi phải dạy 30 vần hoà âm sau đây: OAC, OĂC, OAO, OAN, OĂN, OĂC, OĂT, OANG, OĂNG, OEO, OAI, OAY, OEN, OEC, OET, UÂN, UÂC, UÂT, UYA, UYU, UYT, UYÊN, UYÊT, OACH, OANH, UYCH, UYT, UYNH, UÊCH, UÊNH... Những vần nầy rất khó dạy. Gọi là vần, nhưng thực ra không phải là vần, mà phải chính danh gọi là “chữ ráp vần”: OAI = O+AI (OAI do nguyên âm O ráp với vần hợp âm AI); OAN = O+AN (OAN do nguyên âm O ráp với vần ngược AN); UYÊN = U+YÊN (UYÊN do nguyên âm U ráp với vần ngược YÊN). Cứ phân tích như vậy thì ta sẽ xoá hết những vần phức tạp rất khó dạy, mà chỉ cần dạy 4 loại vần rất đơn giản, dễ dạy, dễ học mà thôi. Bốn vần đơn giản trong chữ Việt là:
a) vần xuôi: ba, chú, chị = b+a, ch+ú, ch+ị (Phụ âm + nguyên âm),
b) vần ngược: anh, em, ông = a+nh, e+m, ô+ng (nguyên âm + phụ âm)
c) vần hợp âm: ai, ao, eo, ia, iu oi, ui... (hai nguyên âm ráp với nhau tạo ra một âm mới, mà nguyên âm trước là chủ âm),
d) vần hoà âm: oa, oe, uê, uy... (hai nguyên âm ráp lại tạo ra một âm trộn lộn, “hoà âm” 2 âm đó, âm mới còn chứa 2 nguyên âm, nguyên âm sau là chủ âm)
Dấu giọng sẽ đánh trên/dưới chủ âm.
2) Học hết 4 loại vần đó rồi, thầy cô giáo chỉ cần chỉ cách cho học trò cắt chia chữ hoà âm (chữ có 2 vần) ra làm 2 phần, rồi đọc 2 vần đó liền lại thì ra tiếng hoà âm của chữ đó, mà thầy cô giáo không cần sửa gì cả, học sinh không cần uốn vặn môi cũng ra được giọng rất chuẩn. Sau đó học sinh gặp một chữ phức tạp lạ tới đâu, chúng cũng phân tách thành vần xuôi, vần ngược để đọc đúng giọng và viết đúng chính tả.
Nhẹ dạy 2 phần nầy là rất nhẹ cho giáo viên lớp Một, cũng rất nhẹ cho học sinh trong việc tập đọc đúng giọng chuẩn. Sau nầy chúng lại giỏi chính tả về các chữ phức tạp nầy.
Tôi từng đọc thấy chừng 10 lần nhà văn, nhà báo, vi hữu (netter) viết sai chữ huênh hoang, khuếch đại, rỗng tuếch. Những vị đó viết huyênh hoang, khuyếch đại, rỗng tuyếch. Nếu lúc bé được dạy phân tích chữ 2 vần thì chắc không sai các loại chữ nầy. Chữ Việt không có vần ngược yêch, yênh, mà chỉ có vần ngược êch, ênh. Các vần xuôi có u như hu, khu, tu ráp vời vần ngược ếch, ênh sẽ ra hu+ênh = huênh, khu+ếch = khuếch, tu+ếch = tuếch...
Tiếng Việt có chừng 6.000 chữ đơn. Tôi chưa có thì giờ phân loại, nhưng tôi nghĩ ít gì cũng có 2.000 chữ hoà âm, và chữ do 2 vần xuôi và vần ngược ráp lại ít ra cũng có 1.000 chữ.
Rất mong sẽ có nhà ngôn ngữ trẻ nào còn nhiều năm dài tháng rộng phân loại số chữ đơn tiếng Việt và đếm xem số chữ hoà âm và số chữ có 2 vần có phải tương đương với mấy con số tôi phỏng đoán không.
Nguyễn Phước Đáng
gdptvn-usa.org
gdptvn-usa.org