- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là việc làm rất cấp bách, trong đó những yêu cầu được đặt ra đầu tiên sẽ phải là việc xã hội hóa giáo dục và chú trọng thực sự tới đào tạo tính con người - các chuyên gia giáo dục hàng đầu hiến kế tại Hội nghị "Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục VN hiện nay" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN (UBNTƯMTTQVN) tổ chức tại Hà Nội ngày 31.7.
Ảnh minh họa.
Yếu về đào tạo tính con người
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan trăn trở: “Tại sao đất nước ta chậm đổi mới, có vẻ tụt hậu xa hơn các nước trong khu vực, dù số người học đại học (ĐH), sau ĐH ngày càng đông. Phải chăng chúng ta đang lãng phí một nguồn lực rất lớn đối với giáo dục - đào tạo (GD - ĐT)”.
Theo Phó Chủ tịch Nước, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì đầu tiên nguồn chất lượng này phải có nhân cách của con người Việt Nam, sau đó là trình độ chuyên môn tốt. “Vậy nhân cách của con người Việt Nam này hình thành từ đâu, đó là từ bậc tiểu học. Từ nhân cách này sẽ chi phối toàn bộ quá trình sau này của con người. Do đó, cần quay lại tiêu chí “tiên học lễ, hậu học văn” tại bậc tiểu học. Chú trọng tới đào tạo đạo đức học sinh, kết hợp với việc học chữ mới có thể tạo ra người có đức, biết làm việc, có tư duy cho xã hội", Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nước cũng khuyến cáo rằng không nên áp dụng cách rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống cho học sinh bằng các tiết học Công dân như hiện nay bởi các tiết học này được giảng dạy thưa thớt, không được chú ý ngay từ chính các giáo viên, mà phải tiến hành lồng ghép vào các môn học khác để nâng cao tính hiệu quả.
Phó Chủ tịch Nước yêu cầu đã đến lúc rà soát lại thật cụ thể từng bậc học một để đổi mới, đơn cử như ở bậc ĐH phải tạo ra những con người biết làm việc thay vì cách đào tạo rất lãng phí như hiện nay vì sinh viên ra trường phải đào tạo lại.sinh viên ra trường phải đào tạo lại. "Phải xuất phát từ mục tiêu của mỗi bậc học để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Triệt để khắc phục cách dạy - học theo kiểu đọc - chép rất thụ động hiện nay”, Phó Chủ tịch Nước cho biết.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN cho rằng cần phải nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức ngay từ tầng lớp giáo viên. “Có hôm phải đón con sớm vì có việc, tôi đã phát hiện thấy tất cả học sinh nằm rạp ra bàn để viết, trong khi giáo viên đang làm việc riêng ở trên. Đó là nguyên nhân khiến học sinh bị cận? Nếu giáo viên có ý thức nhắc nhở học sinh thì hậu quả sẽ không lớn như vậy”, bà Hà dẫn chứng về những hạn chế hiện nay trong đội ngũ nhà giáo. Việc thiếu ý thức đạo đức, hạn chế kỹ năng sống ở học sinh, sinh viên gây ra rất nhiều khó khăn và lãng phí lớn cho nhà trường và xã hội.
Bà Hoàng Xuân Sính - Hiệu trường trường ĐH Thăng Long than thở rằng trường của bà gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực cố gắng trau dồi thêm tiếng Anh, Toán sao cho sinh viên có thể đủ kiến thức vào đời bởi các em quá lười, trong khi đó tốn kém rất nhiều tiền, của vì tính không tiết kiệm và phá phách của sinh viên. Vì vậy theo bà Sính, ngành GD- ĐT cần phải nhìn nhận lại vấn đề này và chú trọng tới rèn luyện tính con người ngay từ những cấp học đầu tiên, nhằm tránh sự lãng phí lớn sau này.
Bà Phạm Thị Trân Châu - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn UBNTƯMTTQVN nhấn mạnh rằng muốn cải thiện chất lượng giáo dục phải quán triệt sâu sắc từ người quản lý đến giáo viên, người học và cha mẹ học sinh về mục tiêu GD- ĐT là tạo nên người công dân tốt, lao động tốt chứ "không phải để có tấm bằng cấp làm đồ trang sức".
San sẻ gánh nặng ngân sách giáo dục quốc gia
Theo GS Trần Phương - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, việc 20% ngân sách quốc gia được trích ra để phát triển giáo dục hiện nay là quá nhiều, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Vì vậy, cần san sẻ gánh nặng này bằng cách xã hội hóa giáo dục như các nước phát triển là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v.... đang áp dụng.
Theo đó, các trường ĐH có thể phát triển theo con đường do nhân dân đóng góp, để đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng đào tạo giáo viên.... Bà Sính cũng đồng tình với ý kiến của ông Phương và khẳng định đường lối, chủ trường này sẽ mang cái lợi trước mắt là san sẻ gánh nặng cho ngân sách giáo dục quốc gia khi nó ngày càng phình to, đồng thời giúp xã hội nhận thức được giáo dục là vấn đề hệ trọng của đất nước và liên quan trực tiếp tới nhân dân bởi "nếu không có nền giáo dục tốt, nước không thể mạnh, dân không thể giàu. "Do đó, xã hội hóa giáo dục sẽ đòi hỏi toàn dân tham gia" - bà Sính cho biết.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (UBVHGDTTN&NĐQH) cũng thừa nhận tình trạng thiếu kinh phí, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu đang phổ biến và kéo dài ở tất cả các cơ sở sau ĐH.
"Trong 40 năm qua, quy mô đào tạo phát triển nhanh song lại không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, khả năng khắc phục những khó khăn vật chất bằng nguồn ngân sách nhà nước trong vòng 1, 2 thập kỷ tới là rất yếu" - ông Thuyết cho hay.
Theo ông Thuyết, có thể tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ đào tọa sau ĐH bằng cách tăng học phí cho các cơ sở công lập, tận dụng nguồn tài trợ quốc tế.... Trong khi đó, bà PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - Nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐQH cho rằng cần nâng cao công tác kiểm tra, đề ra các kế hoạch đầu tư theo trình tự ưu tiên, đồng bộ để nguồn vốn ngân sách không bị sử dụng kém hiệu quả như hiện nay.
Yếu về đào tạo tính con người
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan trăn trở: “Tại sao đất nước ta chậm đổi mới, có vẻ tụt hậu xa hơn các nước trong khu vực, dù số người học đại học (ĐH), sau ĐH ngày càng đông. Phải chăng chúng ta đang lãng phí một nguồn lực rất lớn đối với giáo dục - đào tạo (GD - ĐT)”.
Theo Phó Chủ tịch Nước, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì đầu tiên nguồn chất lượng này phải có nhân cách của con người Việt Nam, sau đó là trình độ chuyên môn tốt. “Vậy nhân cách của con người Việt Nam này hình thành từ đâu, đó là từ bậc tiểu học. Từ nhân cách này sẽ chi phối toàn bộ quá trình sau này của con người. Do đó, cần quay lại tiêu chí “tiên học lễ, hậu học văn” tại bậc tiểu học. Chú trọng tới đào tạo đạo đức học sinh, kết hợp với việc học chữ mới có thể tạo ra người có đức, biết làm việc, có tư duy cho xã hội", Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nước cũng khuyến cáo rằng không nên áp dụng cách rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống cho học sinh bằng các tiết học Công dân như hiện nay bởi các tiết học này được giảng dạy thưa thớt, không được chú ý ngay từ chính các giáo viên, mà phải tiến hành lồng ghép vào các môn học khác để nâng cao tính hiệu quả.
Phó Chủ tịch Nước yêu cầu đã đến lúc rà soát lại thật cụ thể từng bậc học một để đổi mới, đơn cử như ở bậc ĐH phải tạo ra những con người biết làm việc thay vì cách đào tạo rất lãng phí như hiện nay vì sinh viên ra trường phải đào tạo lại.sinh viên ra trường phải đào tạo lại. "Phải xuất phát từ mục tiêu của mỗi bậc học để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Triệt để khắc phục cách dạy - học theo kiểu đọc - chép rất thụ động hiện nay”, Phó Chủ tịch Nước cho biết.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN cho rằng cần phải nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức ngay từ tầng lớp giáo viên. “Có hôm phải đón con sớm vì có việc, tôi đã phát hiện thấy tất cả học sinh nằm rạp ra bàn để viết, trong khi giáo viên đang làm việc riêng ở trên. Đó là nguyên nhân khiến học sinh bị cận? Nếu giáo viên có ý thức nhắc nhở học sinh thì hậu quả sẽ không lớn như vậy”, bà Hà dẫn chứng về những hạn chế hiện nay trong đội ngũ nhà giáo. Việc thiếu ý thức đạo đức, hạn chế kỹ năng sống ở học sinh, sinh viên gây ra rất nhiều khó khăn và lãng phí lớn cho nhà trường và xã hội.
Bà Hoàng Xuân Sính - Hiệu trường trường ĐH Thăng Long than thở rằng trường của bà gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực cố gắng trau dồi thêm tiếng Anh, Toán sao cho sinh viên có thể đủ kiến thức vào đời bởi các em quá lười, trong khi đó tốn kém rất nhiều tiền, của vì tính không tiết kiệm và phá phách của sinh viên. Vì vậy theo bà Sính, ngành GD- ĐT cần phải nhìn nhận lại vấn đề này và chú trọng tới rèn luyện tính con người ngay từ những cấp học đầu tiên, nhằm tránh sự lãng phí lớn sau này.
Bà Phạm Thị Trân Châu - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn UBNTƯMTTQVN nhấn mạnh rằng muốn cải thiện chất lượng giáo dục phải quán triệt sâu sắc từ người quản lý đến giáo viên, người học và cha mẹ học sinh về mục tiêu GD- ĐT là tạo nên người công dân tốt, lao động tốt chứ "không phải để có tấm bằng cấp làm đồ trang sức".
San sẻ gánh nặng ngân sách giáo dục quốc gia
Theo GS Trần Phương - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, việc 20% ngân sách quốc gia được trích ra để phát triển giáo dục hiện nay là quá nhiều, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Vì vậy, cần san sẻ gánh nặng này bằng cách xã hội hóa giáo dục như các nước phát triển là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v.... đang áp dụng.
Theo đó, các trường ĐH có thể phát triển theo con đường do nhân dân đóng góp, để đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng đào tạo giáo viên.... Bà Sính cũng đồng tình với ý kiến của ông Phương và khẳng định đường lối, chủ trường này sẽ mang cái lợi trước mắt là san sẻ gánh nặng cho ngân sách giáo dục quốc gia khi nó ngày càng phình to, đồng thời giúp xã hội nhận thức được giáo dục là vấn đề hệ trọng của đất nước và liên quan trực tiếp tới nhân dân bởi "nếu không có nền giáo dục tốt, nước không thể mạnh, dân không thể giàu. "Do đó, xã hội hóa giáo dục sẽ đòi hỏi toàn dân tham gia" - bà Sính cho biết.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (UBVHGDTTN&NĐQH) cũng thừa nhận tình trạng thiếu kinh phí, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu đang phổ biến và kéo dài ở tất cả các cơ sở sau ĐH.
"Trong 40 năm qua, quy mô đào tạo phát triển nhanh song lại không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, khả năng khắc phục những khó khăn vật chất bằng nguồn ngân sách nhà nước trong vòng 1, 2 thập kỷ tới là rất yếu" - ông Thuyết cho hay.
Theo ông Thuyết, có thể tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ đào tọa sau ĐH bằng cách tăng học phí cho các cơ sở công lập, tận dụng nguồn tài trợ quốc tế.... Trong khi đó, bà PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - Nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐQH cho rằng cần nâng cao công tác kiểm tra, đề ra các kế hoạch đầu tư theo trình tự ưu tiên, đồng bộ để nguồn vốn ngân sách không bị sử dụng kém hiệu quả như hiện nay.