- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Đạt đến trình độ "cao thủ", người dân ở làng nghề truyền thống Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) gói hoàn chỉnh một chiếc bánh chưng trong vòng 30 giây mà không cần khuôn gỗ.
Từ nhiều năm nay, người dân Thủ đô Hà Nội đã quen thuộc với làng nghề truyền thống Tranh Khúc tại huyện Thanh Trì mỗi dịp Tết đến xuân về với món bánh chưng đặc sản vô cùng nổi tiếng. Giống như những thức ngon khác của Hà thành, bánh chưng Tranh Khúc rất được ưa chuộng và trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của rất nhiều gia đình Thủ đô bởi vị thơm ngon và độ "rền" - dẻo không thể lẫn đi đâu được của bánh. Tại Tranh Khúc, người dân trong làng không chỉ sản xuất bánh chưng mà còn làm cả bánh dày, giò chả cũng không kém phần hấp dẫn.
Một mùa xuân nữa lại đến, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình tìm về hương vị cổ xưa và truyền thống của một trong những làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, tìm về món bánh dân gian từng xếp ngang hàng với các thứ "cao lương mĩ vị", được Lang Liêu cung tiến lên Vua Hùng và đặc biệt trở thành biểu tượng cao đẹp tượng trưng cho "trời" và "đất". Thế nên, dù đã qua bao thế hệ, chiếc bánh chưng làng Tranh Khúc vẫn giữ y nguyên hương vị cổ xưa và khuôn mẫu truyền thống của dân tộc. Với riêng người dân Tranh Khúc, nhắc đến bánh chưng có nghĩa là nhắc đến những thứ thuộc về phần hồn, những thứ gắn bó và thân thuộc nhất.
Đến với làng Tranh Khúc, chúng tôi có dịp được chứng kiến hình ảnh người dân trong làng từ già cho đến lớp hậu duệ thoăn thoắt đôi tay gói những chiếc bánh chưng rất nhanh, không cần dùng khuôn mà vẫn rất vuông vắn. Giúp chúng tôi ghi lại những hình ảnh gói bánh ấn tượng trên, anh Nguyễn Văn Luận (45 tuổi), sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề gói bánh đặc sản và bản thân có 25 năm kinh nghiệm trong nghề đã trực tiếp hướng dẫn và thực hiện gói một chiếc bánh chưng theo anh giới thiệu là "1 phút tôi có thể gói xong 2 chiếc". Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, thậm chí chưa cần đến 30 giây, anh Luận và những người trong nhà đã có thể hoàn thành xong 1 chiếc bánh chưng rất đẹp mắt.
Anh Nguyễn Văn Luận (SN 1969, đã có 25 năm kinh nghiệm gói bánh chưng) đang giới thiệu về làng nghề Tranh Khúc của mình và tự tay thực hiện gói một chiếc bánh chưng "đúng chuẩn" trong vòng chưa đến 30 giây.
Một chiếc bánh chưng "chính hiệu" được gói trong chưa đến 30 giây, không cần khuôn mà vẫn rất vuông vắn
Từ 20 tháng Chạp, những gia đình ở làng nghề truyền thống lại nhộn nhịp vào vụ Tết, sản xuất hàng nghìn chiếc bánh theo đơn đặt hàng cũng như phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô.
Để có được một chiếc bánh "hoàn hảo" đúng hiệu bánh chưng Tranh Khúc ra lò, anh Luận cho biết phải trải qua 3 bước chuẩn bị và thực hiện. Thứ nhất, lá dong được phải mua từ sớm, rửa sạch sẽ, để lá thật khô rồi cho người nhặt lá và gấp thành sẵn để gói.
Lá gói bánh được rửa sạch, để thật khô và xếp sẵn thành từng bó trong nhà
Từng cặp lá so le được xếp chồng lên nhau rất tiện lợi cho người gói bánh
Bước thứ hai, sau khi lá xong rồi thì cần phải làm đậu và gạo. Vì đây là hai thành phần làm nên nhân bánh nên yêu cầu đầu tiên là nguyên liệu phải thật tươi và ngon. Gạo được mua từ Hải Dương, người xưa gọi là loại gạo nếp quýt đỏ vỏ. Từ sớm, họ phải nhập hàng tấn gạo tích trữ sẵn trong nhà để đáp ứng đủ nguyên liệu gói bánh trong dịp Tết và cả năm.
Đậu xanh được nhập chọn lọc từ các vùng quê mang về đây bán, phải là loại đậu xanh vỏ đỏ lòng, khi nấu lên có màu vàng đẹp mắt. Thịt lợn là thịt sấn vai, nếu thịt mỡ quá thì mua thêm thịt mông bổ sung vào thành phần nhân bánh cho hài hòa.
Gạo nếp quýt đỏ vỏ Hải Dương
Trước đó, các nhà phải nhập nhiều tấn gạo tích trữ trong kho tại nhà
Thịt lợn sấn vai được tẩm ướp gia vị rất tươi ngon, hồng hào
Đậu xanh quê xanh vỏ đỏ lòng, nấu lên có màu vàng tươi đẹp mắt
Nhân bánh được nặn tròn đều, đầy đặn
Nhân thịt nhiều, đậu xanh dậy mùi thơm
Khi gói bánh, những nguyên liệu được sắp đặt một cách hợp lý giúp công việc gói bánh diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn. Bên phải người gói là gạo, lá dong, bên trái là nhân đậu xanh, thịt lợn. Ở giữa là một mặt gỗ vừa đủ rộng, đặt trước mặt người gói để làm bàn gói bánh. Đúng là với nhiều người, để có thể gói được một chiếc bánh chưng không hề đơn giản, nếu không dùng khuôn, bánh chưa chắc đã vuông vắn vừa ý. Quan sát người dân làng Tranh Khúc gói bánh, thao tác gói một chiếc bánh chưng trở nên thật đơn giản và dễ dàng. Mọi người có thể qua đây học hỏi được cách làm một chiếc bánh mà không cần qua nhiều công đoạn cắt lá hay xếp khuôn cầu kì, phức tạp mà nhiều khi không đạt được hiệu quả như dự định ban đầu.
Anh Nguyễn Văn Luận đang thực hiện công việc này một cách thuần thục
Các bước để hoàn thành xong một chiếc bánh
Những chiếc bánh chưng vuông vắn qua bàn tay của dân trong làng
Bánh gói xong được chuyển sang khâu buộc lạt
Bánh chưng xanh đẹp mắt!
Sau khi gói xong, bánh được chuyển vào bếp và xếp lên thùng. Mỗi nồi lớn chứa khoảng 100 chiếc bánh, thời gian luộc từ 8 - 10 tiếng đồng hồ mới đảm bảo chất lượng bánh. Trước đó, người trong nhà phải làm một bếp than thật to. Tùy theo bánh nhiều hay ít, trung bình một nồi tốn khoảng 1 tạ than, nồi to phải 1,5 tạ than mới đủ cho bánh chín.
Công đoạn vớt bánh cũng không thể thực hiện qua loa, đơn giản. Theo như chia sẻ của những người có kinh nghiệm thì sau khi được giờ vớt bánh, phải tùy vào thời tiết mà có cách xử lý bánh khác nhau. Cụ thể là trời nồm thì không thể nhúng bánh vào nước lã ngay sau khi bánh chín (rửa bánh bằng nước lã để tránh bánh có mùi lá). Thời tiết rét hơn mới được rửa qua nước lã cho sạch bánh. Sau đó, bánh được cho lên sàn, phơi khô ráo, mát mẻ rồi mới đóng gói và vận chuyển đi.
Bánh đang được chuyển vào bếp nấu
Những năm gần đây, nhiều hộ dân được khuyến khích sử dụng bếp điện - bếp hơi để luộc bánh. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn giữ những bếp nấu cổ truyền, tức là vẫn dùng than hoặc củi để luộc bánh.
Nồi bánh chưng được xếp ngay ngắn
Sau 10 tiếng đồng hồ luộc, bánh được vớt ra và phơi khô. Trong ảnh là những chiếc bánh chuẩn bị được đóng thùng để giao cho khách hàng.
Bác Nguyễn Văn Dựng (55 tuổi), chủ gia đình có nghề gói bánh chưng nhiều thế hệ trong làng chia sẻ:"Bình quân một ngày nhà tôi bán được khoảng 100 chiếc, chưa tính đến những đơn đặt hàng riêng, khách hàng chủ yếu trong nội thành Hà Nội. Ngày thường, một chiếc bánh như trên có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/chiếc, ngày Tết có tăng nhẹ lên 50.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, bánh dày cũng được sản xuất đi cùng, một yến gạo cho khoảng 200 - 250 cái, giá là 2.000 đồng/chiếc".
Bác Nguyễn Văn Dựng (55 tuổi) đang làm nhân bánh Chưng
Được biết, xã Duyên Hà hiện nay có 3 thôn, 1 xóm. 3 thôn là Tranh Khúc, Văn Uyên, Đại An, 1 xóm là xóm Mới. Trong đó, chỉ thôn Tranh Khúc (khoảng 200 hộ lớn nhỏ khác nhau) và xóm Mới là duy trì làng nghề gói bánh chưng, bánh dày, các thôn còn lại thì làm những sản phẩm truyền thống khác.
Trao đổi với chúng tôi, bác Đặng Văn Khải (59 tuổi, là trưởng khu dân cư xóm Mới, xã Duyên Hà) cho biết: "Trong xóm Mới có khoảng hơn 30 hộ làm nghề gói bánh chưng, bánh dày. Đa phần là những hộ có thâm niên lâu đời, cha truyền con nối. Xóm cũ thì cả làng gói bánh. Nghề gói bánh chưng truyền thống duy trì được hàng trăm năm nay, đem về nguồn thu nhập chính cho người dân. Bình quân thu nhập từ 10 - 15 triệu tiền lãi/tháng/hộ".
Bánh chưng Tranh Khúc đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của nhiều gia đình người Hà Nội nói riêng, là thứ ngon nức danh nổi tiếng một vùng, góp phần làm phong phú ẩm thực đất Hà thành, giữ gìn ngọn lửa truyền thống và hồn vóc thiêng liêng của dân tộc qua chiếc bánh chưng, bánh dày vuông vắn, tròn trịa.
Từ nhiều năm nay, người dân Thủ đô Hà Nội đã quen thuộc với làng nghề truyền thống Tranh Khúc tại huyện Thanh Trì mỗi dịp Tết đến xuân về với món bánh chưng đặc sản vô cùng nổi tiếng. Giống như những thức ngon khác của Hà thành, bánh chưng Tranh Khúc rất được ưa chuộng và trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của rất nhiều gia đình Thủ đô bởi vị thơm ngon và độ "rền" - dẻo không thể lẫn đi đâu được của bánh. Tại Tranh Khúc, người dân trong làng không chỉ sản xuất bánh chưng mà còn làm cả bánh dày, giò chả cũng không kém phần hấp dẫn.
Một mùa xuân nữa lại đến, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình tìm về hương vị cổ xưa và truyền thống của một trong những làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, tìm về món bánh dân gian từng xếp ngang hàng với các thứ "cao lương mĩ vị", được Lang Liêu cung tiến lên Vua Hùng và đặc biệt trở thành biểu tượng cao đẹp tượng trưng cho "trời" và "đất". Thế nên, dù đã qua bao thế hệ, chiếc bánh chưng làng Tranh Khúc vẫn giữ y nguyên hương vị cổ xưa và khuôn mẫu truyền thống của dân tộc. Với riêng người dân Tranh Khúc, nhắc đến bánh chưng có nghĩa là nhắc đến những thứ thuộc về phần hồn, những thứ gắn bó và thân thuộc nhất.
Đến với làng Tranh Khúc, chúng tôi có dịp được chứng kiến hình ảnh người dân trong làng từ già cho đến lớp hậu duệ thoăn thoắt đôi tay gói những chiếc bánh chưng rất nhanh, không cần dùng khuôn mà vẫn rất vuông vắn. Giúp chúng tôi ghi lại những hình ảnh gói bánh ấn tượng trên, anh Nguyễn Văn Luận (45 tuổi), sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề gói bánh đặc sản và bản thân có 25 năm kinh nghiệm trong nghề đã trực tiếp hướng dẫn và thực hiện gói một chiếc bánh chưng theo anh giới thiệu là "1 phút tôi có thể gói xong 2 chiếc". Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, thậm chí chưa cần đến 30 giây, anh Luận và những người trong nhà đã có thể hoàn thành xong 1 chiếc bánh chưng rất đẹp mắt.
Anh Nguyễn Văn Luận (SN 1969, đã có 25 năm kinh nghiệm gói bánh chưng) đang giới thiệu về làng nghề Tranh Khúc của mình và tự tay thực hiện gói một chiếc bánh chưng "đúng chuẩn" trong vòng chưa đến 30 giây.
Một chiếc bánh chưng "chính hiệu" được gói trong chưa đến 30 giây, không cần khuôn mà vẫn rất vuông vắn
Từ 20 tháng Chạp, những gia đình ở làng nghề truyền thống lại nhộn nhịp vào vụ Tết, sản xuất hàng nghìn chiếc bánh theo đơn đặt hàng cũng như phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô.
Để có được một chiếc bánh "hoàn hảo" đúng hiệu bánh chưng Tranh Khúc ra lò, anh Luận cho biết phải trải qua 3 bước chuẩn bị và thực hiện. Thứ nhất, lá dong được phải mua từ sớm, rửa sạch sẽ, để lá thật khô rồi cho người nhặt lá và gấp thành sẵn để gói.
Lá gói bánh được rửa sạch, để thật khô và xếp sẵn thành từng bó trong nhà
Từng cặp lá so le được xếp chồng lên nhau rất tiện lợi cho người gói bánh
Bước thứ hai, sau khi lá xong rồi thì cần phải làm đậu và gạo. Vì đây là hai thành phần làm nên nhân bánh nên yêu cầu đầu tiên là nguyên liệu phải thật tươi và ngon. Gạo được mua từ Hải Dương, người xưa gọi là loại gạo nếp quýt đỏ vỏ. Từ sớm, họ phải nhập hàng tấn gạo tích trữ sẵn trong nhà để đáp ứng đủ nguyên liệu gói bánh trong dịp Tết và cả năm.
Đậu xanh được nhập chọn lọc từ các vùng quê mang về đây bán, phải là loại đậu xanh vỏ đỏ lòng, khi nấu lên có màu vàng đẹp mắt. Thịt lợn là thịt sấn vai, nếu thịt mỡ quá thì mua thêm thịt mông bổ sung vào thành phần nhân bánh cho hài hòa.
Gạo nếp quýt đỏ vỏ Hải Dương
Trước đó, các nhà phải nhập nhiều tấn gạo tích trữ trong kho tại nhà
Thịt lợn sấn vai được tẩm ướp gia vị rất tươi ngon, hồng hào
Đậu xanh quê xanh vỏ đỏ lòng, nấu lên có màu vàng tươi đẹp mắt
Nhân bánh được nặn tròn đều, đầy đặn
Nhân thịt nhiều, đậu xanh dậy mùi thơm
Khi gói bánh, những nguyên liệu được sắp đặt một cách hợp lý giúp công việc gói bánh diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn. Bên phải người gói là gạo, lá dong, bên trái là nhân đậu xanh, thịt lợn. Ở giữa là một mặt gỗ vừa đủ rộng, đặt trước mặt người gói để làm bàn gói bánh. Đúng là với nhiều người, để có thể gói được một chiếc bánh chưng không hề đơn giản, nếu không dùng khuôn, bánh chưa chắc đã vuông vắn vừa ý. Quan sát người dân làng Tranh Khúc gói bánh, thao tác gói một chiếc bánh chưng trở nên thật đơn giản và dễ dàng. Mọi người có thể qua đây học hỏi được cách làm một chiếc bánh mà không cần qua nhiều công đoạn cắt lá hay xếp khuôn cầu kì, phức tạp mà nhiều khi không đạt được hiệu quả như dự định ban đầu.
Anh Nguyễn Văn Luận đang thực hiện công việc này một cách thuần thục
Các bước để hoàn thành xong một chiếc bánh
Những chiếc bánh chưng vuông vắn qua bàn tay của dân trong làng
Bánh gói xong được chuyển sang khâu buộc lạt
Bánh chưng xanh đẹp mắt!
Sau khi gói xong, bánh được chuyển vào bếp và xếp lên thùng. Mỗi nồi lớn chứa khoảng 100 chiếc bánh, thời gian luộc từ 8 - 10 tiếng đồng hồ mới đảm bảo chất lượng bánh. Trước đó, người trong nhà phải làm một bếp than thật to. Tùy theo bánh nhiều hay ít, trung bình một nồi tốn khoảng 1 tạ than, nồi to phải 1,5 tạ than mới đủ cho bánh chín.
Công đoạn vớt bánh cũng không thể thực hiện qua loa, đơn giản. Theo như chia sẻ của những người có kinh nghiệm thì sau khi được giờ vớt bánh, phải tùy vào thời tiết mà có cách xử lý bánh khác nhau. Cụ thể là trời nồm thì không thể nhúng bánh vào nước lã ngay sau khi bánh chín (rửa bánh bằng nước lã để tránh bánh có mùi lá). Thời tiết rét hơn mới được rửa qua nước lã cho sạch bánh. Sau đó, bánh được cho lên sàn, phơi khô ráo, mát mẻ rồi mới đóng gói và vận chuyển đi.
Bánh đang được chuyển vào bếp nấu
Những năm gần đây, nhiều hộ dân được khuyến khích sử dụng bếp điện - bếp hơi để luộc bánh. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn giữ những bếp nấu cổ truyền, tức là vẫn dùng than hoặc củi để luộc bánh.
Nồi bánh chưng được xếp ngay ngắn
Sau 10 tiếng đồng hồ luộc, bánh được vớt ra và phơi khô. Trong ảnh là những chiếc bánh chuẩn bị được đóng thùng để giao cho khách hàng.
Bác Nguyễn Văn Dựng (55 tuổi), chủ gia đình có nghề gói bánh chưng nhiều thế hệ trong làng chia sẻ:"Bình quân một ngày nhà tôi bán được khoảng 100 chiếc, chưa tính đến những đơn đặt hàng riêng, khách hàng chủ yếu trong nội thành Hà Nội. Ngày thường, một chiếc bánh như trên có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/chiếc, ngày Tết có tăng nhẹ lên 50.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, bánh dày cũng được sản xuất đi cùng, một yến gạo cho khoảng 200 - 250 cái, giá là 2.000 đồng/chiếc".
Bác Nguyễn Văn Dựng (55 tuổi) đang làm nhân bánh Chưng
Được biết, xã Duyên Hà hiện nay có 3 thôn, 1 xóm. 3 thôn là Tranh Khúc, Văn Uyên, Đại An, 1 xóm là xóm Mới. Trong đó, chỉ thôn Tranh Khúc (khoảng 200 hộ lớn nhỏ khác nhau) và xóm Mới là duy trì làng nghề gói bánh chưng, bánh dày, các thôn còn lại thì làm những sản phẩm truyền thống khác.
Trao đổi với chúng tôi, bác Đặng Văn Khải (59 tuổi, là trưởng khu dân cư xóm Mới, xã Duyên Hà) cho biết: "Trong xóm Mới có khoảng hơn 30 hộ làm nghề gói bánh chưng, bánh dày. Đa phần là những hộ có thâm niên lâu đời, cha truyền con nối. Xóm cũ thì cả làng gói bánh. Nghề gói bánh chưng truyền thống duy trì được hàng trăm năm nay, đem về nguồn thu nhập chính cho người dân. Bình quân thu nhập từ 10 - 15 triệu tiền lãi/tháng/hộ".
Bánh chưng Tranh Khúc đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của nhiều gia đình người Hà Nội nói riêng, là thứ ngon nức danh nổi tiếng một vùng, góp phần làm phong phú ẩm thực đất Hà thành, giữ gìn ngọn lửa truyền thống và hồn vóc thiêng liêng của dân tộc qua chiếc bánh chưng, bánh dày vuông vắn, tròn trịa.
Nguồn: Kênh 14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: