- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Sài Gòn xưa với hình ảnh những quý cô xinh đẹp, tự tin, phóng khoáng và biết ăn, biết chơi… mãi luôn là được ghi nhớ trong lòng ai đó khi lội ngược trở về với quá khứ.
Những năm 70 của thế kỷ trước có thể xem là thời điểm "hưng thịnh" nhất của Sài Gòn. Trước khi người Pháp vào Nam Bộ, miền Nam vẫn chân chất với áo bà ba, guốc mộc nhưng khoảng những năm 70 của thế kỷ 19, người dân Nam bộ thuộc tầng lớp thượng lưu đã quen với việc mặc đồ tây, đi giày, uống cà phê sáng.
Đến đầu thế kỷ 20, đặc biệt là vào những năm 60, 70 văn hóa Sài Gòn đã hoàn toàn được "Tây hóa". Người ta tiêu tiền đô la, diện những bộ váy ngắn thời thượng, đèo nhau đi trên những chiếc xe gắn máy sành điệu. Những năm 70, trong khi người dân thủ đô Hà Nội đang bắt tay vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, khôi phục hậu quả sau chiến tranh chống Pháp, thiếu nữ Hà Nội còn e ấp với mái tóc dài đen nhánh, kín đáo với quần lụa, sơ mi bồng thì các quý cô Sài Thành đã được tận hưởng cuộc sống theo cách của phương Tây.
Họ tự tin diện những chiếc váy juyp ngắn, cắt tóc bob, cài băng đô màu sắc tung tăng xuống phố, níu kéo không biết bao nhiêu ánh mắt của đấng mày râu. Thời trang Sài Gòn thập niên 70 cũng rất đa dạng, những cô nàng nữ tính, nhỏ nhẹ thì diện áo dài truyền thống nhưng chiết chặt eo khoe vòng 2 con kiến hoặc diện áo cổ lá sen, quần ống loe còn những cô nàng cởi mở hơn lại không ngại khoe cơ thể trong những chiếc váy ngắn trên gối, trần tay và đi giày cao gót. "Hot girl" đích thực thời đó là những cô nàng diện đồ đẹp, được đèo trên chiếc xe Vespa thời thượng.
Quý cô Sài Gòn xưa nhưng phong cách ăn mặc mang hơi thở hiện đại
Phụ nữ Sài Gòn trong mắt nhiều người được gọi bằng cái tên “dân chơi thứ thiệt”, họ thoải mái về chi tiêu, làm bao nhiêu xài bấy nhiêu. Chính vì thế, cuộc sống cứ trôi qua nhẹ nhàng theo kiểu vừa lao động vừa hưởng thụ, vui chơi.
Những quý cô Sài Gòn thướt tha, duyên dáng trong tà áo dài, sải bước xuống các con phố.
Cũng như ngày nay ở thời điểm đó, người đẹp cũng gắn liền với "siêu xe".
Với bản tính phóng khoáng, hiện đại, các quý cô Sài Gòn tiếp cận, hòa nhập với văn hóa phương Tây rất nhanh mà vô cùng tinh tế. Mỗi người đều biết tạo cho mình những nét riêng,không bị nhầm lẫn hay nhìn cô này “na ná” cô kia.
Sự kết hợp giữa cái “ta” với vóc dáng mảnh mai, nhỏ nhắn, mái tóc đen mượt và văn hóa phương Tây hiện đại đã tạo nên người con gái mang vẻ đẹp tổng hòa với hơi thở hiện đại.
Và thật khó để có thể tìm ra công thức nào đó trong cách kết hợp trang phục của quý cô Sài Gòn. Bởi họ không ngần ngại mặc đầm 2 dây, áo sơ mi rộng thùng thình với quần jeans rách tả tơi…dạo trên những con phố.
Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi phong cách thời trang của phụ nữ Sài Gòn thời bấy giờ luôn theo sát với trào lưu thời trang thế giới. Quần Jeans, quần ống loe hay váy xòe, suông, đầm bó sát khoe 3 đường cong gợi cảm… được cập nhật nhanh chóng ở “hòn ngọc Viễn Đông” chỉ sau thế giới vài ba tháng.
Cổ lá sen hay còn gọi là cổ Peter Pan là xu hướng của thời trang thế giới những năm 60,70 và thiếu nữ Sài Gòn cũng nhanh nhạy bắt nhịp xu hướng.
Ở đẳng cấp cao hơn, những giai nhân Sài Gòn còn tự tin xài phụ kiện tinh tế như kính, găng tay, vòng cổ, bông tai hay túi xách hàng hiệu... những thứ thường chỉ thấy trong giới quý tộc phương Tây.
Không phải chờ đến bây giờ phụ nữ mới ăn vận sexy. Đường phố Sài Gòn nửa thế kỷ trước đã được tô điểm bởi những bóng hồng như thế này.
Bên cạnh những bộ đầm tây thời thượng, thiếu nữ Sài Thành cũng giữ nét đẹp văn hóa dân tộc với những tà áo dài chiết eo thon đặc trưng. Đặc biệt, họ thích sử dụng thêm chiếc băng đô tông xuyệt tông, vòng cổ cho phong cách thêm bắt mắt.
Từ cách đi đứng thanh thoát, nhẹ nhàng đến ăn mặc hợp thời trang, hiện đại, người con gái Sài Gòn xưa còn quan tâm đến cả tạo kiểu cho mái tóc. Các cô nàng muốn có vẻ đẹp kiêu sa hút hồn cánh đàn ông sẽ chọn cho mình mái tóc ngắn, xoăn tôn đẳng cấp và vẫn vô cùng trẻ trung.
Những chiếc váy dáng suông, dài đến gối rất được yêu thích trong thời điểm này.
Kính râm mắt mèo thời thượng gắn liền với những quý cô sành điệu, lụa là váy áo.
Những quý cô "chịu chơi'' hơn thì chọn cho mình chiếc váy ngắn trên gối.
Một quý cô ăn hàng trên vỉa hè trong bộ đầm ống tay loe sành điệu.
Thú chơi thời thượng, đẳng cấp
Sài Gòn thời điểm đó được ví như Hòn ngọc Viễn Đông, là điểm đến mơ ước của những con người đam mê chốn phồn hoa, đô hội với những tòa nhà cao tầng mang đậm kiến trúc Pháp, những dẫy phố rợp ánh đèn hoa, những con đường ngập tràn xe jeep quân sự, xe Volkwagen, Ford, LaDalat hay những chiếc taxi Peugeot, Citroel... Nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn gắn liền với hình ảnh những chiếc xe, ban đầu là Vespa của Ý. Hay xe Velo Solex, một loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước cũng rất được chị em ưa chuộng.
Theo người chơi xe cho biết, vào những năm đầu của thập niên 50, một chiếc xe đạp PeuGeot của Pháp đã có giá khoảng 2 cây vàng (trong khi một mảnh đất rộng 200m2 tại Hà Nội có giá 3,5 chỉ vàng). Còn chiếc xe máy Velo Solex thì chỉ có nhà giàu, có gia tài kếch xù mới mua được.
Chính vì thế, Solex là biểu hiện của sự sang trọng của các quý cô thuộc con nhà khá giả. Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Sài Gòn xưa với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn.
Ðể đi được xe Solex cũng là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Nhìn một cô gái Sài Gòn ngồi trên chiếc Solex thật gợi cảm khi hai chân thì khép nép đặt trên chỗ để chân nằm chính giữa thân xe.
Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon và phía sau là vạt áo dài tung bay theo gió trên chiếc Solex, các cô gái Sài Gòn hút mọi ánh nhìn.
Có một sự thật là chỉ cần nhìn thoáng qua người con gái mặc chiếc áo dài với quần satin và mái tóc tung bay theo tà áo… cũng đủ cho cánh mày râu cảm thấy trái tim mình rung động.
Không chỉ thế, thiếu nữ Sài Gòn xưa còn khiến các chàng trai phải nể phục bởi bất kỳ môn thể thao hay thú chơi nào cũng chơi rất đẳng cấp. Từ đánh tennis, bơi thuyền thậm chí tham gia một trận đá bóng nhưng không phải để tỏ ra mình cá tính hay thích chơi trội như các hot girl bây giờ mà chỉ để chứng tỏ một điều rằng con gái Sài Gòn vô cùng giỏi giang và nhanh nhẹn.
Vào thời ấy, hồ bơi Lao động là nơi các quý cô thường hay lui tới tắm mát trong những ngày nắng nóng ở Sài Gòn. Trước đó, Hồ bơi Lao động (hiện là Cung Văn hóa Lao động TP HCM) được gọi với cái tên Hội Xẹc hay Cercle Sportif Saigonnais (CSS - CLB Thể thao Sài Gòn), nơi đây được xem là cái nôi du nhập nhiều môn thể thao hiện đại của thể thao Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng.
Hồ bơi Lao động khi ấy là nơi đến của đông đảo giới thượng lưu trong xã hội
Hội Xẹc được xây dựng vào khoảng năm 1912 để phục vụ tầng lớp thượng lưu, bao gồm sân bóng đá, sân đánh quần vợt, quán bar, hồ bơi… Mãi sau này, từ những năm 60, số lượng người Việt đến với Hội Xẹc mới đông lên do đời sống vật chất đã phần nào được cải thiện và nâng cao hơn. Thời ấy, các chị em Sài Gòn tới bể bơi tắm ăn mặc cũng vô cùng “mát mẻ”, thời thượng. Đồ bơi phải hợp mốt, hợp hình thể và khoe được những đường cong gợi cảm.
Phụ nữ đi bể bơi ăn mặc rất gợi cảm không kém gì những hot girl bây giờ
Đặc biệt, trong khu này có có sân đánh quần vợt. Theo thường lệ, khoảng từ 17h, sau khi tan sở, các chàng trai hay những tay chơi quần vợt người Pháp và những người Việt giàu có sẽ tới tranh tài cao thấp.
Khi đó, quần vợt là một môn thể thao lạ, không đại trà như bây giờ nên các quý cô Sài Gòn rất thích thú, họ rủ nhau đi xem rất đông.
Sân quần vợt Hội Xẹc năm 1948 là nơi đến của những tay chơi giàu có.
Quán bar khá nổi thời Sài Gòn xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng.
Đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh lanh lợi và đôi má bầu bĩnh là nét đẹp đặc trưng của thiếu nữ Sài Gòn xưa. Đội thêm một chiếc mũ bê rê được ưa chuộng thời điểm này làm tăng nét cá tính cho cô gái trẻ.
Phong cách của người phụ nữ xinh đẹp trong bộ váy xòe chấm bi bồng bềnh, thắt eo gọn cùng kiểu tóc sang trọng vẫn không hề lỗi mốt cho đến bây giờ.
Nữ sinh lớp Đệ Tam (tương đương lớp 10) trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Sài Gòn năm 1968.
Áo dài nữ sinh trên đường Lê Lợi, đoạn trước Công ty xe hơi Kim Long (bên cạnh thương xá Tax) năm 1965.
Phụ nữ Sài Gòn năm 1963. Thời đó, vào mỗi chiều cuối tuần, phụ nữ Sài Gòn thường đi dạo, bát phố trên đường Lê Lợi, Tự Do.
Ảnh chụp vào tháng 12 năm 1967.
Phụ nữ Sài Gòn những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng.
Kiốt sách báo góc đường Tự Do và Nguyễn Văn Thinh (Nay là đường Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi, Quận 1). Ảnh được chụp vào tháng 4 năm 1969.
Trên đường phố Sài Gòn năm 1970. Váy ngắn xếp li và giày búp bê trông không khác mấy so với những cô gái thời hiện tại.
Nữ sinh trường trung học Marie Curie, Sài Gòn thập niên 70.
Quần ống loe là dấu ấn đặc trưng thời trang thập niên 70 cũng được các quý cô Sài Gòn đón nhận nhanh chóng.
Phụ nữ Sài Gòn tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn năm 1969, bên phải là cư xá Eden.
Những khuôn mặt thanh tú, mái tóc thả tự nhiên của thiếu nữ Sài Gòn.
Vào thời kỳ trước 1975, chợ hoa là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của Sài Gòn.
Nhiều người đến Sài Gòn lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của những quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe... du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận.
Trong ký ức nhiều người, nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn là hình ảnh của họ bên những chiếc xe. Hai loại tiêu biểu là xe Vespa của Italy và Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. Hình ảnh những cô gái Sài Gòn tự lái xe Vespa hay Cub mang nét quyến rũ và cá tính.
Hình ảnh phụ nữ Sài Gòn xưa hiện lên với sự trẻ trung, phóng khoáng, hiện đại và thời thượng... đã tạo nên những chuẩn mực về vẻ đẹp mà đến tận bây giờ vẫn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ "tiếp gót".
Những năm 70 của thế kỷ trước có thể xem là thời điểm "hưng thịnh" nhất của Sài Gòn. Trước khi người Pháp vào Nam Bộ, miền Nam vẫn chân chất với áo bà ba, guốc mộc nhưng khoảng những năm 70 của thế kỷ 19, người dân Nam bộ thuộc tầng lớp thượng lưu đã quen với việc mặc đồ tây, đi giày, uống cà phê sáng.
Đến đầu thế kỷ 20, đặc biệt là vào những năm 60, 70 văn hóa Sài Gòn đã hoàn toàn được "Tây hóa". Người ta tiêu tiền đô la, diện những bộ váy ngắn thời thượng, đèo nhau đi trên những chiếc xe gắn máy sành điệu. Những năm 70, trong khi người dân thủ đô Hà Nội đang bắt tay vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, khôi phục hậu quả sau chiến tranh chống Pháp, thiếu nữ Hà Nội còn e ấp với mái tóc dài đen nhánh, kín đáo với quần lụa, sơ mi bồng thì các quý cô Sài Thành đã được tận hưởng cuộc sống theo cách của phương Tây.
Họ tự tin diện những chiếc váy juyp ngắn, cắt tóc bob, cài băng đô màu sắc tung tăng xuống phố, níu kéo không biết bao nhiêu ánh mắt của đấng mày râu. Thời trang Sài Gòn thập niên 70 cũng rất đa dạng, những cô nàng nữ tính, nhỏ nhẹ thì diện áo dài truyền thống nhưng chiết chặt eo khoe vòng 2 con kiến hoặc diện áo cổ lá sen, quần ống loe còn những cô nàng cởi mở hơn lại không ngại khoe cơ thể trong những chiếc váy ngắn trên gối, trần tay và đi giày cao gót. "Hot girl" đích thực thời đó là những cô nàng diện đồ đẹp, được đèo trên chiếc xe Vespa thời thượng.
Quý cô Sài Gòn xưa nhưng phong cách ăn mặc mang hơi thở hiện đại
Phụ nữ Sài Gòn trong mắt nhiều người được gọi bằng cái tên “dân chơi thứ thiệt”, họ thoải mái về chi tiêu, làm bao nhiêu xài bấy nhiêu. Chính vì thế, cuộc sống cứ trôi qua nhẹ nhàng theo kiểu vừa lao động vừa hưởng thụ, vui chơi.
Những quý cô Sài Gòn thướt tha, duyên dáng trong tà áo dài, sải bước xuống các con phố.
Cũng như ngày nay ở thời điểm đó, người đẹp cũng gắn liền với "siêu xe".
Với bản tính phóng khoáng, hiện đại, các quý cô Sài Gòn tiếp cận, hòa nhập với văn hóa phương Tây rất nhanh mà vô cùng tinh tế. Mỗi người đều biết tạo cho mình những nét riêng,không bị nhầm lẫn hay nhìn cô này “na ná” cô kia.
Sự kết hợp giữa cái “ta” với vóc dáng mảnh mai, nhỏ nhắn, mái tóc đen mượt và văn hóa phương Tây hiện đại đã tạo nên người con gái mang vẻ đẹp tổng hòa với hơi thở hiện đại.
Và thật khó để có thể tìm ra công thức nào đó trong cách kết hợp trang phục của quý cô Sài Gòn. Bởi họ không ngần ngại mặc đầm 2 dây, áo sơ mi rộng thùng thình với quần jeans rách tả tơi…dạo trên những con phố.
Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi phong cách thời trang của phụ nữ Sài Gòn thời bấy giờ luôn theo sát với trào lưu thời trang thế giới. Quần Jeans, quần ống loe hay váy xòe, suông, đầm bó sát khoe 3 đường cong gợi cảm… được cập nhật nhanh chóng ở “hòn ngọc Viễn Đông” chỉ sau thế giới vài ba tháng.
Cổ lá sen hay còn gọi là cổ Peter Pan là xu hướng của thời trang thế giới những năm 60,70 và thiếu nữ Sài Gòn cũng nhanh nhạy bắt nhịp xu hướng.
Ở đẳng cấp cao hơn, những giai nhân Sài Gòn còn tự tin xài phụ kiện tinh tế như kính, găng tay, vòng cổ, bông tai hay túi xách hàng hiệu... những thứ thường chỉ thấy trong giới quý tộc phương Tây.
Không phải chờ đến bây giờ phụ nữ mới ăn vận sexy. Đường phố Sài Gòn nửa thế kỷ trước đã được tô điểm bởi những bóng hồng như thế này.
Bên cạnh những bộ đầm tây thời thượng, thiếu nữ Sài Thành cũng giữ nét đẹp văn hóa dân tộc với những tà áo dài chiết eo thon đặc trưng. Đặc biệt, họ thích sử dụng thêm chiếc băng đô tông xuyệt tông, vòng cổ cho phong cách thêm bắt mắt.
Từ cách đi đứng thanh thoát, nhẹ nhàng đến ăn mặc hợp thời trang, hiện đại, người con gái Sài Gòn xưa còn quan tâm đến cả tạo kiểu cho mái tóc. Các cô nàng muốn có vẻ đẹp kiêu sa hút hồn cánh đàn ông sẽ chọn cho mình mái tóc ngắn, xoăn tôn đẳng cấp và vẫn vô cùng trẻ trung.
Những chiếc váy dáng suông, dài đến gối rất được yêu thích trong thời điểm này.
Kính râm mắt mèo thời thượng gắn liền với những quý cô sành điệu, lụa là váy áo.
Những quý cô "chịu chơi'' hơn thì chọn cho mình chiếc váy ngắn trên gối.
Một quý cô ăn hàng trên vỉa hè trong bộ đầm ống tay loe sành điệu.
Thú chơi thời thượng, đẳng cấp
Sài Gòn thời điểm đó được ví như Hòn ngọc Viễn Đông, là điểm đến mơ ước của những con người đam mê chốn phồn hoa, đô hội với những tòa nhà cao tầng mang đậm kiến trúc Pháp, những dẫy phố rợp ánh đèn hoa, những con đường ngập tràn xe jeep quân sự, xe Volkwagen, Ford, LaDalat hay những chiếc taxi Peugeot, Citroel... Nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn gắn liền với hình ảnh những chiếc xe, ban đầu là Vespa của Ý. Hay xe Velo Solex, một loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước cũng rất được chị em ưa chuộng.
Theo người chơi xe cho biết, vào những năm đầu của thập niên 50, một chiếc xe đạp PeuGeot của Pháp đã có giá khoảng 2 cây vàng (trong khi một mảnh đất rộng 200m2 tại Hà Nội có giá 3,5 chỉ vàng). Còn chiếc xe máy Velo Solex thì chỉ có nhà giàu, có gia tài kếch xù mới mua được.
Chính vì thế, Solex là biểu hiện của sự sang trọng của các quý cô thuộc con nhà khá giả. Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Sài Gòn xưa với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn.
Ðể đi được xe Solex cũng là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Nhìn một cô gái Sài Gòn ngồi trên chiếc Solex thật gợi cảm khi hai chân thì khép nép đặt trên chỗ để chân nằm chính giữa thân xe.
Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon và phía sau là vạt áo dài tung bay theo gió trên chiếc Solex, các cô gái Sài Gòn hút mọi ánh nhìn.
Có một sự thật là chỉ cần nhìn thoáng qua người con gái mặc chiếc áo dài với quần satin và mái tóc tung bay theo tà áo… cũng đủ cho cánh mày râu cảm thấy trái tim mình rung động.
Không chỉ thế, thiếu nữ Sài Gòn xưa còn khiến các chàng trai phải nể phục bởi bất kỳ môn thể thao hay thú chơi nào cũng chơi rất đẳng cấp. Từ đánh tennis, bơi thuyền thậm chí tham gia một trận đá bóng nhưng không phải để tỏ ra mình cá tính hay thích chơi trội như các hot girl bây giờ mà chỉ để chứng tỏ một điều rằng con gái Sài Gòn vô cùng giỏi giang và nhanh nhẹn.
Vào thời ấy, hồ bơi Lao động là nơi các quý cô thường hay lui tới tắm mát trong những ngày nắng nóng ở Sài Gòn. Trước đó, Hồ bơi Lao động (hiện là Cung Văn hóa Lao động TP HCM) được gọi với cái tên Hội Xẹc hay Cercle Sportif Saigonnais (CSS - CLB Thể thao Sài Gòn), nơi đây được xem là cái nôi du nhập nhiều môn thể thao hiện đại của thể thao Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng.
Hồ bơi Lao động khi ấy là nơi đến của đông đảo giới thượng lưu trong xã hội
Hội Xẹc được xây dựng vào khoảng năm 1912 để phục vụ tầng lớp thượng lưu, bao gồm sân bóng đá, sân đánh quần vợt, quán bar, hồ bơi… Mãi sau này, từ những năm 60, số lượng người Việt đến với Hội Xẹc mới đông lên do đời sống vật chất đã phần nào được cải thiện và nâng cao hơn. Thời ấy, các chị em Sài Gòn tới bể bơi tắm ăn mặc cũng vô cùng “mát mẻ”, thời thượng. Đồ bơi phải hợp mốt, hợp hình thể và khoe được những đường cong gợi cảm.
Phụ nữ đi bể bơi ăn mặc rất gợi cảm không kém gì những hot girl bây giờ
Đặc biệt, trong khu này có có sân đánh quần vợt. Theo thường lệ, khoảng từ 17h, sau khi tan sở, các chàng trai hay những tay chơi quần vợt người Pháp và những người Việt giàu có sẽ tới tranh tài cao thấp.
Khi đó, quần vợt là một môn thể thao lạ, không đại trà như bây giờ nên các quý cô Sài Gòn rất thích thú, họ rủ nhau đi xem rất đông.
Sân quần vợt Hội Xẹc năm 1948 là nơi đến của những tay chơi giàu có.
Quán bar khá nổi thời Sài Gòn xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng.
Đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh lanh lợi và đôi má bầu bĩnh là nét đẹp đặc trưng của thiếu nữ Sài Gòn xưa. Đội thêm một chiếc mũ bê rê được ưa chuộng thời điểm này làm tăng nét cá tính cho cô gái trẻ.
Phong cách của người phụ nữ xinh đẹp trong bộ váy xòe chấm bi bồng bềnh, thắt eo gọn cùng kiểu tóc sang trọng vẫn không hề lỗi mốt cho đến bây giờ.
Nữ sinh lớp Đệ Tam (tương đương lớp 10) trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Sài Gòn năm 1968.
Áo dài nữ sinh trên đường Lê Lợi, đoạn trước Công ty xe hơi Kim Long (bên cạnh thương xá Tax) năm 1965.
Phụ nữ Sài Gòn năm 1963. Thời đó, vào mỗi chiều cuối tuần, phụ nữ Sài Gòn thường đi dạo, bát phố trên đường Lê Lợi, Tự Do.
Ảnh chụp vào tháng 12 năm 1967.
Phụ nữ Sài Gòn những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng.
Kiốt sách báo góc đường Tự Do và Nguyễn Văn Thinh (Nay là đường Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi, Quận 1). Ảnh được chụp vào tháng 4 năm 1969.
Trên đường phố Sài Gòn năm 1970. Váy ngắn xếp li và giày búp bê trông không khác mấy so với những cô gái thời hiện tại.
Nữ sinh trường trung học Marie Curie, Sài Gòn thập niên 70.
Quần ống loe là dấu ấn đặc trưng thời trang thập niên 70 cũng được các quý cô Sài Gòn đón nhận nhanh chóng.
Phụ nữ Sài Gòn tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn năm 1969, bên phải là cư xá Eden.
Những khuôn mặt thanh tú, mái tóc thả tự nhiên của thiếu nữ Sài Gòn.
Vào thời kỳ trước 1975, chợ hoa là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của Sài Gòn.
Nhiều người đến Sài Gòn lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của những quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe... du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận.
Trong ký ức nhiều người, nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn là hình ảnh của họ bên những chiếc xe. Hai loại tiêu biểu là xe Vespa của Italy và Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. Hình ảnh những cô gái Sài Gòn tự lái xe Vespa hay Cub mang nét quyến rũ và cá tính.
Hình ảnh phụ nữ Sài Gòn xưa hiện lên với sự trẻ trung, phóng khoáng, hiện đại và thời thượng... đã tạo nên những chuẩn mực về vẻ đẹp mà đến tận bây giờ vẫn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ "tiếp gót".
Nguồn Tri Thức Trẻ
Hiệu chỉnh: