- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Thomas Owen
Tôi gặp hắn khi hắn ra tiễn biệt người bạn gái ở ga xe lửa. Ngờ đâu sau này đời hắn lại liên hệ tới cuộc sống của tôi.
Tôi nhớ hôm đó hắn đã dằn từng tiếng để kết thúc cuộc chia tay bằng lời cuối cùng với cô bạn:
- Vả chăng, tất cả những gì người ta có thể nghĩ về tôi, tôi đều coi như “pha.
Thiếu nữ đối thoại với hắn khoác chiếc áo choàng màu xanh, ve rộng, cổ và túi viền lông thú theo kiểu Nga. Dáng người mảnh dẻ, đầu để trần, nàng có một vẻ đẹp hấp dẫn. Mỗi khi lắc đầu, làn tóc huyền bóng mướt của nàng tung bay mềm mại như mớ bờm ngựa trước gió.
Nàng dậm chân vẻ bực bội, rồi đột nhiên nàng quyết định rời bước. Nàng đi rất mau, thoáng đã lẫn vào trong đám đông hành khách đang chen nhau nơi sân ga.
Hắn vẫn đứng yên gần bên tôi, lơ đãng nhìn theo. Tuy hắn lặng lẽ nhưng có vẻ bối rối. Khi nàng đã khuất dạng, hắn khẽ thở dài.
Hắn thọc tay vào túi, đảo mắt nhìn quanh. Cặp mắt soi mói của hắn chạm ngay vào mắt tôi. Hắn tự thấy ngượng ngùng và kỳ khôi nên gượng mỉm cười, xoa tay nói vu vơ:
- Trông thế đấy!
Hắn rùng mình vì lạnh vì không mặc áo choàng ngoài.
Lúc đó, xe lửa tiến vào sân ga với tiếng rung chuyển của động cơ. Các cửa toa cùng một lúc mở rộng cánh. Làn sóng người, hai dòng ngược xuôi xô đẩy: một lớp tới, một lớp ra đi.
Hắn tới ngồi trên chiếc ghế dài đầy bụi bặm đặt sát vách tường trong phòng đợi, ngay trước mặt sạp bán báo.
Tôi cũng ngồi gần bên hắn. Hắn lơ đãng nhìn những kẻ qua lại. Người hơi cúi về phía trước, hắn có vẻ mơ màng xa vắng. Nhà ga nồng nặc mùi hôi hám ghê tởm. Tôi muốn ngộp thở trong cái bầu không khí ẩm ướt, đầy bụi bặm mà hơi người, hơi nước tiểu xem lẫn mùi da thuộc, rơm rác, men rượu, dầu mỡ, v.v… Tôi ái ngại cho số phận khốn khổ của những ngời phu khuân vác bận đồ xanh kia, suốt đời họ phải sống tại đây như vậy để chờ mang hành lý cho bao kẻ xa lạ, đi đi về về.
Một viên chức mang mũ có gắn phù hiệu ngồi bên chiếc xe chở đồ với bánh bằng sắt, đang thong thả cuốn một điếu thuốc.
Tôi cũng thấy thèm hút và rút hộp thuốc ra, một chiếc hộp cũ kỹ bằng đồng mạ bạc đã phai màu, tôi hỏi hắn để tạo dịp làm quen.
- Thưa, ông có sẵn bật lửa đó không?
Hắn đáp, không nhìn lại:
- Tôi không hút thuốc.
Và khi tôi xin lỗi thì hắn mỉm cười lịch sự:
- Nhưng tôi vẫn luôn luôn có bật lửa đây.
Lúc đó, đoàn xe lửa từ từ lăn bánh, phun khói mù mịt. Hắn và tôi cùng nhìn lên những hành khách đang nghiêng mình ra ngoài, vẫy tay từ biệt. Tôi không thấy bóng dáng người thiếu nữ mặc áo choàng màu xanh trong đám ấy.
Như để giải đáp sự thắc mắc thầm lặng của tôi, hắn lên tiếng:
- Nàng không ló mặt ra đâu. Nàng vốn ghét thói đó vì nó chỉ kéo dài thêm cuộc ra đi một cách vô ích.
Rồi hắn vùng đứng dậy, đột ngột hỏi tôi:
- Ông có bận gì không?
- Không, tôi cũng đang rỗi rãi.
- Vậy thì chúng ta đi uống cà phê cho ấm người một chút. Tôi bị lạnh rồi.
Rồi hắn nhún vai, nói tiếp:
- Đúng là cái lạnh miền Bắc cực!…
Hắn đổ hết sữa vào ly cà phê của mình và vội xin lỗi với cử chỉ nhã nhặn:
- Ồ, tôi làm ẩu rồi! Ta chỉ có một cốc sữa cho cả hai. Để tôi gọi cái khác…
- Thôi, không cần. Tôi chỉ quen uống cà phê đen thôi.
- Vậy thì hay quá!
Hắn cười, để lộ hàm răng có một chiếc bịt vàng. Với giọng nhát gừng, hắn nói rất nhiều, đủ mọi chuyện và luôn luôn kèm theo những lời phê bình dí dỏm. Hắn có óc chỉ trích và hài hước kỳ lạ. Tuỳ theo mỗi thực khách quanh đó, hắn gán cho một nghề tưởng tượng rất dúng với hình dung và cử chỉ của từng người.
Nguồn cảm hứng của hắn thật dồi dào. Hắn kể liên miên những chuyện khôi hài với luận điệu vô hại, chẳng nhằm riêng cá nhân nào nhưng rất tức cười. Hôm đó, tôi vui vẻ suốt cả giờ đồng hồ bên cạnh hắn. Và không thấy hắn nhắc nhở gì tới “người đẹp” đứng bên sân ga nữa. Khi chia tay ra về, hắn để mặc tôi trả tiền, không phản đối. Với giọng đùa bỡn, hắn cười:
- Trông dáng điệu và túi tiền của anh, anh phải là một ông chủ ngân hàng?
Tôi vội chặn lời hắn:
- Tôi là một ký giả, nhưng lại sắp trở thành chủ trại. Tôi đang tính mua lại một nông trại nhỏ của ông chú cách đây chừng một trăm cây số. Nhưng tôi còn công việc phải ở lại tỉnh vài tháng nữa. Anh cứ tới chơi một ngày nào đó. Đây là danh thiếp của tôi. Còn anh, cho phép tôi hỏi anh làm nghề gì?
- Theo anh nghĩ thì tôi làm nghề gì?
Tôi đoán liều:
- Kịch sĩ.
Hắn tỏ vẻ cao hứng, nhìn tôi mỉm cười:
- Không đúng!… Tôi là “thợ khắc ký ức”!
Tôi toan hỏi rõ, nhưng chợt hiểu. Người bạn tôi cũng không thích giải thích dài dòng. Hắn đưa tay dang rộng ra rồi quay mình từ giã, nét mặt hân hoan.
Hôm sau, vừa từ toà báo trở về nhà trọ thì bà quản gia trao cho tôi một bó hoa hồng. Bó hoa gửi đến tên toi, bên trong giấy bóng kính có ghim theo một tấm danh thiếp của Miles. Trên tấm danh thiếp còn ghi thêm hàng chữ viết tay rắn rỏi: “Thợ khắc ký ức!” với dấu chấm than đậm nét.
Và tám ngày sau, chúng tôi trở thành đội bạn thân thiết nhất đời. Hắn yêu cầu tôi gọi tên hắn là Bob, tên ấy do gia đình đặt cho hắn từ hồi nhỏ.
Tôi tuy không thích tục lệ kiểu cách đó, nhưng cũng nhận lời cho hắn đẹp lòng.
Tôi bỏ hy vọng trở thành ký giả nên rất nhàn rỗi. Do đó, tôi đã dành nhiều thời gian để giao du với người bạn mới.
Bob là một thanh niên dịu dàng và lanh lẹ. Hắn tuy có óc châm biếm nhưng luôn giữ một giọng tự nhiên, vui vẻ và lịch sự. Mặc dù lời lẽ hoặc ý tưởng của hắn đôi khi có vẻ cực đoan nhưng không bao giờ gây va chạm huyên náo. Cũng vì hắn cư xử rất tế nhị trong tình bạn nên không một ai mếch lòng.
Về vấn đề phục trang, Bob cũng có những điểm riêng biệt. Mỗi khi bước ra ngoài, hắn đều mặc đồ lớn rất đứng đắn, hắn thường chịu lạnh xanh xám cả người những khi cùng bạn bè đi du ngoạn ven đô vào mùa đông, trong tiết đại hàn. Tôi thấy hắn có tới sáu, bảy bộ đồ lớm màu tươi sáng xám hoặc xám hồng. Bộ nào cũng cắt may rất đẹp. Hắn luôn luôn chỉ thắt một chiếc cà vạt màu đỏ hoa lựu, ghim một viên ngọc trai. Hắn không bao giờ đội mũ. Bob có bộ tóc đen dầy, bóng loáng cắt ngắn và chải chuốt. Ngay giữa trán hắn, dưới chân tóc hằn lên một vết sẹo trắng, kỷ niệm tính hiếu động thời thơ ấu. Gương mặt hắn biến chuyển dễ dàng và mau lẹ, từ một nụ cười tươi dịu sang cái nhếch mép dữ dằn.
Một buổi sáng, khi chúng tôi đang thả bộ trong thành phố cũ, men theo bức tường của vũ đình nay đổi thành khu chợ, bỗng Bob đột ngột hỏi tôi:
- Anh còn nhớ người thiếu nữ bỏ tôi ra đi cái ngày chúng ta mới quen nhau không?
Đây là lần đầu hắn nhắc tới một sự việc khá xa xôi, khiến tôi ngạc nhiên:
- Cô mặc áo choàng màu xanh? Có chứ, tôi đâu đã quên…
Hắn mỉm cười:
- Phải đó! Chiếc áo choàng màu xanh.
Chợt nét mặt Bob trở nên nghiêm trọng nhưng không chút bi thiết:
- Này bạn ơi! Nàng đã “tịch” rồi!
- Chết rồi à?
Tôi kêu lên vì kinh ngạc và xúc động. Tôi không biết có nên chia buồn với hắn hay là đừng nhắc nhở tới nữa. Tôi lưỡng lự và cho rằng khi mà Bob đã đề cập tới vấn đề này một cách giản dị như vậy chắc rồi sau đó sẽ còn tâm sự với tôi khá dài dòng.
Chúng tôi dừng chân trên vỉa hè bừa bãi những lá bắp xú và những mẩu củ cải hư nát. Các bạn hàng rau đang chất lên xe từng chồng giỏ không và thùng gỗ rỗng. Mấy con ngựa lùn, ngực thấp, cúi cổ bới tung những bó rơm khô, quên cả giờ về.
Bob nắm nhẹ cánh tay tôi và nhìn thẳng vào mắt, nói cụt lủn:
- Tôi đã giết nàng!
Thấy vẻ mặt tôi ngơ ngác một cách đần độn, hắn không nhịn được cười.
Hắn dí ngón tay trỏ sát bụng tôi:
- Bạn hãy giữ kín điều này. Đó là điều bí mật, riêng hai đứa mình biết thôi.
Tôi rất bối rối, tỏ ý muốn phản kháng vì ít ra hắn cũng phải cho tôi biết rõ ràng câu chuyện:
- Nhưng tại sao, Bob…
Hắn chặn ngay lời tôi bằng một giọng rất cương quyết khiến tôi không còn có cách phản ứng:
- Hôm nay trời lạnh quá! Tốt hơn hết ta nên chia tay nhau thôi.
Hắn rùng mình, đưa tay ra rất điệu để chào. Tôi nhìn thấy bàn tay hắn trắng bệch có vẻ khác ngày thường. Tôi không bắt. Thế rồi, hắn cúi đầu, vùng quay lưng đi như đứa trẻ con làm nũng và rảo bước…
… Sau sự việc xảy ra như trên, các bạn đều thấy rõ nỗi phiền muộn và lo âu của tôi. Tôi vốn thương mến người bạn tính tình kỳ dị và bí mật kia vô cùng. Do đó, tôi rất đau khổ về vụ này của hắn. Giận dữ hoặc cuồng dại mà lại có thể đi tới việc sát nhân được? Hắn đã hành động trong những trường hợp bí mật nào mà tôi không hay? Riêng việc tôi không tiên đoán được gì về hắn, sau bao nhiêu lần kết giao với nhau, cũng đủ làm cho tôi buồn phiền vô cùng.
Đã ba ngày trôi qua, từ khi Bob tâm sự với tôi tấn thảm kịch, hắn vẫn biệt vô âm tín. Cảnh sát đã mở cuộc điều tra chưa? Họ đã phanh ra manh mối nào chưa? Có lẽ bạn tôi bị bắt giữ chăng? ý nghĩ này làm tôi rất khó chịu. Bạn tôi không phải hạng người có thể sống trong cảnh giam cầm. Hoặc giả… Không! Không thể thế được! Bob là một kẻ rất tự phụ, đâu dễ dàng chịu khuất phục vì hối hận đến nỗi phải tự huỷ hoại hòng thoát sự ám ảnh vẩn vơ. Nhất định không! Nhất định hắn chẳng hối tiếc vì đã hành động.
Vả chăng câu tâm sự của hắn với tôi là tiếng vui chiến thắng hơn là lời tự thú tiếc thương
Mối tình thân hữu của tôi với hắn đã tạo cho tôi nhiều lý lẽ để tha thứ cho bạn mình.
Tôi lại giận mình sao hôm trước đã tỏ ra lãnh đạm và không tìm hiểu bạn lúc hắn đưa tay ra chào từ giã. Có lẽ hành động của tôi như vậy đã khiến cho bạn tưởng rằng tôi chống đối. Giờ đây, tôi hối hận vô cùng. Thật ra lúc đó tôi chỉ ngạc nhiên chứ không hề có một ý tưởng gì phê phán hắn
Trong khi tôi đang nghĩ quanh quẩn như vậy thì có tiếng chuông reo. Tôi vùng dậy khỏi gi.ường, chạy ra mở cửa, chính là Bob. Hắn bước vào nhà rất thanh thản coi như không có gì xảy ra. Hắn đưa bàn tay mảnh dẻ có vẻ đài các lên khẽ chào rồi chỉ vào chiếc áo vắt trên cánh tay trái. Đó là chiếc áo choàng màu xanh, ve rộng, cổ và túi viền lông thú kiểu Nga.
Bob với vẻ đắc thắng:
- Tôi lấy được rồi! Kể ra cũng chẳng sớm sủa gì lắm.
Hắn nói tiếp như để trả lời câu hỏi thầm lặng chỉ biểu lộ bằng dáng điệu của tôi:
- Bạn tha thứ cho, tôi bận quá, không biết bao nhiêu là công chuyện lặt vặt trong khi có đám tang. Tôi phải trông nom đủ thứ. Mà đã rảnh rang đâu. Vừa chôn cất nàng sáng nay đâý.
- Nhưng Bob ạ, lẽ ra bạn nên báo tin cho tôi hay thì phải.
Bob nhìn tôi với vẻ trách móc:
- Thì tôi đã báo trước rồi, còn gì nữa?
Tôi lắc đầu thân mật:
- Phải cho tôi biết rõ xem tôi có thể giúp đỡ gì được bạn.
- Bạn có muốn giúp tôi đâu mà nói. Thì bạn đã từ chối bắt tay tôi kia mà.
Tôi ân hận quá, sẵn sàng làm ngay bất cứ việc gì miễn sao khoả lấp được sự hiểu lầm ác độc kia.
Tôi ôm lấy bạn trong vòng tay vụng về, với giọng rất chân thành:
- Bạn đã hiểu lầm tôi đó! Tôi không giận bạn đâu. Chính tôi phải xin lỗi bạn.
Bob tìm cách gỡ ra rất nhã nhặn để khỏi phật ý tôi, rồi đem chiếc áo choàng đặt cẩn thận lên ghế. Hắn giải thích:
- Tôi lấy lại chiếc áo đã tặng nàng tháng trước.
Hắn đưa tay lơ đãng phủi vai chiếc áo. Tôi lại bàn giấy, lấy thuốc hút. Bob cũng đưa một ngón tay ra hiệu cho hắn một điếu. Tôi ngạc nhiên:
- Sao? Bob bắt đầu hút thuốc à?
- Tôi cũng tập cho quen. Tôi không ưa rượu nên chọn thuốc lá vậy.
Trên khuôn mặt thon gầy chợt nở một nụ cười khó hiểu, hắn nói tiếp:
- Không nên để cho vật tầm thường làm mình đau buồn.
Ngồi xuống ghế của tôi, Bob đốt thuốc một cách ngượng nghịu và hút luôn mấy hơi quá mau, vụng về như mấy bà già thỉnh thoảng tập hút. Sau hắn dụi điếu thuốc vào cái gạt tàn gắn chìm ngay trên tay ghế bành.
Hắn xoa tay rất mạnh có vẻ không được tự nhiên rồi vùng đứng lên đi đi lại lại trong phòng và tò mò nhìn khắp nơi. Chợt hắn dừng bước trước tấm hình nhỏ của hắn mặc bộ đồ kỵ mã do tôi lồng kính treo trên tường. Hắn ngắm tấm kính, thở dài, rồi bước ra đi, không thốt qua một lời.
Ngày hôm sau, người bạn tôi tự ra đầu thú, chẳng một lời nào giải thích cùng tôi. Tôi không xin được phép vào thăm hắn trong nhà lao. Ít lâu sau, theo ý kiến của các nhà phân tâm học danh tiếng, Bob bị tống giam không hề được nghị án.
Sự việc này đã làm tôi buồn rầu cực điểm: Các cuộc vận động mà tôi cố sức lo liệu để cứu bạn ra khỏi bước gian nan đều bị thất bại hoàn toàn.
Tên Miles tức Bob bị sắp vào loại mắc chứng điên quá sớm.
Ngày tháng trôi qua. Sự kiên trì của tôi mong cứu vớt người bạn bất hạnh mang bệnh nan y đó dần dần tiêu tan. Cũng đã đến lúc tôi phải lo xây dựng sự nghiệp để trở thành một phú nông. Tôi tới gặp ông chú. Ông rất vui mừng, đã kéo được tôi ra khỏi cuộc đời anh “thợ viết quèn”. Thế rồi, những công việc bề bộn của nông trại đã chiếm hết thời giờ khiến tôi không còn phút nào để lo lắng tới số phận một người bạn mà từ nay thuộc về quá khứ. Tuy nhiên, tôi luôn luôn trung thành giữ vẹn kỷ niệm tình bằng hữu và vẫn mến thương bạn vô cùng. Điều kỳ lạ là không bao giờ tôi muốn rời xa chiếc áo xanh mà Bob đã để quên lại nhà tôi trong chuyến viếng thăm cuối cùng.
Chiếc áo đó đã được dành riêng một chỗ trong tủ áo của tôi. Tôi đã từng đứng bên chiếc áo ấy suy tư trong những giờ hiu quạnh. Một tình cảm quyến luyến kỳ lạ, khó hiểu lẫn lo sợ khiến tôi giữ nó lại, mặc dầu mỗi lần mở cửa tủ nhìn, tôi lại choáng váng khó chịu giữa mùi nước hoa và long não.
Tôi có cảm tưởng mơ hồ trong một ngày nào đó gặp lại Bob. Hắn sẽ đột ngột xuất hiện, nét mặt cứng cỏi mắt sáng ngời, xoa tay một cách nóng nảy.
Cảm tưởng đó quấn quít lấy tôi và tôi tin rằng hắn đã giao tôi trách nhiệm giữ gìn tận tình chiếc áo choàng màu xanh một cách rất kỹ lưỡng. Tôi đem nó ra phơi, rồi chải chuốt để cho khỏi mối xông.
Tôi thấy trên ve áo có một vết máu đã khô nhưng tôi vẫn để nguyên và cố giữ cho khỏi mất.
Một đêm, tôi chợt thức giấc vì tiếng kẹt cửa quen thuộc. Thì ra cánh cửa tủ áo vừa mở tung ra. Chắc hẳn trước khi đi ngủ tôi đã quên không đóng nên phải trở dậy trong bóng tối để khép lại.
Sau đó vài phút, tôi chưa kịp ngủ tiếp thì một tiếng kẹt cửa nữa lại nổi lên. Cánh cửa tủ từ từ mở ra, vẳng theo tiếng gỗ nghiến rền rĩ. Lần này, tôi bật đèn lên định bụng xem lại ổ khoá còn tốt không. Trước hết, tôi đưa mắt một lượt kiểm soát lại y phục treo bên trong thấy đều yên hàng thẳng lối.
Bỗng nhiên, tôi kinh ngạc nhận ra trên ve chiếc áo choàng màu xanh, vết máu kia đã loang rộng. Tôi đưa tay sờ lên để biết chắc mình không bị ảo ảnh huyễn hoặc hay mờ mắt vì bóng tối. Tôi bủn rủn cả người vì vết đó có chất hồ dính nham nháp và âm ấm quyện lấy ngón tay tôi. Thì ra chiếc áo choàng đã rỉ máu…
Tôi kinh hãi lùi lại đóng tủ, khoá hai vòng rồi vội vã rời khỏi phòng ngủ sang phòng khách, nằm gần bên lò sưởi.
Tại đây, củi trong lò luôn luôn cháy sáng và một con chó nằm kề ngay dưới chân tôi. Tuy vậy, những hình ảnh quái đản màu khói biếc vẫn làm tóc gáy tôi dựng ngược. Một dòng mồ hôi lạnh chảy dài theo xương sống, tôi run rẩy chờ cho trời mau sáng…
Sáng hôm sau, người phu trạm trao cho tôi một bức thư của viên giám đốc trí viện, nơi Bob đang bị giam giữ. Bạn tôi qua đời bốn hôm trước vì máu dồn lên óc, mà trước đây bệnh tình của hắn đã thuyên giảm.
Người ta báo cho tôi biết sẽ gửi bưu kiện riêng có những món đồ lặt vặt của Bob mà hắn dành cho tôi. Đó là một lô cà-vạt, một chiếc kim cài ngọc trai, một con dao bấm; những món đồ này đã được lưu giữ ở phòng quản trị từ ngày hắn vào viện.
Tôi hết sức vận động để liên lạc với vị giám đốc dưỡng trí viện. Viên chức cao cấp này có cho tôi biết rõ về cái chết của bạn tôi:
- Bạn ông đã từ trần rất êm ái. Ông ta vốn là một bệnh nhân luôn luôn bình tĩnh… Một con người có giáo dục…
- Thưa bác sĩ, tôi có được phép nhìn mặt bạn tôi lần cuối cùng trước khi chôn không?
- Tôi rất tiếc phải từ chối ông vì luật lệ cấm điều đó.
Người ta sẽ chôn cất Bob vào ngày hôm sau. Vì vậy tôi phải thu xếp xong xuôi mọi công việc ở nông trại trước khi đi đưa ma bạn tôi. Tôi còn nhớ mãi cảnh tượng quái đản nhưng có thật hiển nhiên trước sự chứng kiến của các gia nhân trong nông trại.
Lúc đó vào khoảng ba giờ chiều. Một người cưỡi ngựa không rõ từ đâu tới, đột ngột tiến vào sân. Hắn ngồi trên một con bạch mã, lại dắt theo một con ngựa khác màu hồng, mang giầy ống bóng loáng, thắt một chiếc cà vạt đỏ màu hoa lựu và đội mũ nỉ đen. Hắn đưa mắt nhìn quanh với dáng điệu rất ngạo mạn.
Tôi đang đứng trên thềm nhà. Khi hắn vừa thấy tôi, tức thì tiến thẳng đến, tay vung tròn chiếc roi da, tỏ ý vui mừng. Tôi chợt nhận ra ngay, vừa chạy ra đón vừa la lớn:
- Bob!…
Hắn giơ ngọn roi ngựa lên, ra dấu đáp lễ không nói lời nào. Sắc mặt Bob có vẻ xanh xao và khắc nghiệt. Tôi hiểu ngay, nghẹn ngào hỏi:
- Anh tới kiếm chiếc áo choàng phải không?
Bob gật đầu, đập nhẹ gót ủng, lộ vẻ nóng nảy:
- Tôi đến để lấy lại…
Vài giây sau, tôi trao cho hắn món đồ quý mà lòng vô cùng xúc cảm, không còn hỏi hắn được một lời nào nữa.
Hắn xem xét lại tấm áo coi nó có được giữ kỹ lưỡng không và để tỏ sự hài lòng hắn nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười tôi nhận thấy có vẻ dữ dội.
Hắn đưa ngọn roi da lên vành mũ chào, rồi vội vã rảo bước qua sân. Tiếng đinh sắt đóng sau gót ủng của hắn theo nhịp chân, khua vang.
Hắn vắt chiếc áo choàng ngang trên yên con ngựa màu hồng rồi nhảy lên con bạch mã. Hắn tắc lưỡi ra lệnh, tức thì hai con tuấn mã cùng thong thả cất bước.
Tôi đứng nhìn theo, bỗng có cảm tưởng thấy chiếc áo choàng trĩu nặng trên lưng con ngựa màu hồng, rồi sau hiện dần một vóc dáng mềm mại rất linh hoạt với đôi cánh tay và cặp đùi nhấp nhô… Lại thấy cả chiếc đầu lả xuống bên hông ngựa, lắc lứ theo nhịp vó câu.
Tôi liền băng mình chạy theo trên con đường đất, giữa hai hàng cây rậm rạp. Bob ra roi, cho ngựa chạy mau hơn. Hai con ngựa không cùng một nước kiệu, lấn lướt, hông chồm lên nhau. Thế rồi, đột nhiên chúng càng phi nước đại, không đúng nhịp vó, như hai con ngựa bất kham, cùng nhau lẫn lộn.
Tôi đuổi theo đứt hơi và vô cùng thất vọng vì chẳng còn thấy chúng trước mặt nữa. Tôi phải dừng lại để thở. Tôi đưa mặt theo dõi vết chân ngựa hằn trên mặt đất ẩm ướt. Có sự kỳ dị là hai hàng vó ngựa song hành thu hẹp sát vào nhau với nhau dần dần. Dấu chân hai con lẫn lộn rồi nhập vào thành ra chỉ còn dấu chân một con mà thôi. Tiến thêm vài thước nữa, tôi phải công nhận sự thật hiển nhiên là trên mặt đường chỉ có dấu chân của một con ngựa.
Một con ngựa… Chẳng có chứng tích nào xác nhận là còn có một con ngựa thứ hai nữa lạc bước quanh nơi tôi đứng.
Tôi dò theo, hết sức dễ dàng, dấu chân rõ rệt của một con vật. Dấu nó hằn in rành rành trên mặt đất còn mềm vì những trận mưa vừa qua.
Tới gần bên bờ suối, dấu nó lún sâu vì tại nơi đây con ngựa độc hành kia cần phải lấy đà để nhún mình vọt qua dòng nước.
Nhưng ở bờ suối bên kia lại chẳng có chút dấu vết gì…
Tôi gặp hắn khi hắn ra tiễn biệt người bạn gái ở ga xe lửa. Ngờ đâu sau này đời hắn lại liên hệ tới cuộc sống của tôi.
Tôi nhớ hôm đó hắn đã dằn từng tiếng để kết thúc cuộc chia tay bằng lời cuối cùng với cô bạn:
- Vả chăng, tất cả những gì người ta có thể nghĩ về tôi, tôi đều coi như “pha.
Thiếu nữ đối thoại với hắn khoác chiếc áo choàng màu xanh, ve rộng, cổ và túi viền lông thú theo kiểu Nga. Dáng người mảnh dẻ, đầu để trần, nàng có một vẻ đẹp hấp dẫn. Mỗi khi lắc đầu, làn tóc huyền bóng mướt của nàng tung bay mềm mại như mớ bờm ngựa trước gió.
Nàng dậm chân vẻ bực bội, rồi đột nhiên nàng quyết định rời bước. Nàng đi rất mau, thoáng đã lẫn vào trong đám đông hành khách đang chen nhau nơi sân ga.
Hắn vẫn đứng yên gần bên tôi, lơ đãng nhìn theo. Tuy hắn lặng lẽ nhưng có vẻ bối rối. Khi nàng đã khuất dạng, hắn khẽ thở dài.
Hắn thọc tay vào túi, đảo mắt nhìn quanh. Cặp mắt soi mói của hắn chạm ngay vào mắt tôi. Hắn tự thấy ngượng ngùng và kỳ khôi nên gượng mỉm cười, xoa tay nói vu vơ:
- Trông thế đấy!
Hắn rùng mình vì lạnh vì không mặc áo choàng ngoài.
Lúc đó, xe lửa tiến vào sân ga với tiếng rung chuyển của động cơ. Các cửa toa cùng một lúc mở rộng cánh. Làn sóng người, hai dòng ngược xuôi xô đẩy: một lớp tới, một lớp ra đi.
Hắn tới ngồi trên chiếc ghế dài đầy bụi bặm đặt sát vách tường trong phòng đợi, ngay trước mặt sạp bán báo.
Tôi cũng ngồi gần bên hắn. Hắn lơ đãng nhìn những kẻ qua lại. Người hơi cúi về phía trước, hắn có vẻ mơ màng xa vắng. Nhà ga nồng nặc mùi hôi hám ghê tởm. Tôi muốn ngộp thở trong cái bầu không khí ẩm ướt, đầy bụi bặm mà hơi người, hơi nước tiểu xem lẫn mùi da thuộc, rơm rác, men rượu, dầu mỡ, v.v… Tôi ái ngại cho số phận khốn khổ của những ngời phu khuân vác bận đồ xanh kia, suốt đời họ phải sống tại đây như vậy để chờ mang hành lý cho bao kẻ xa lạ, đi đi về về.
Một viên chức mang mũ có gắn phù hiệu ngồi bên chiếc xe chở đồ với bánh bằng sắt, đang thong thả cuốn một điếu thuốc.
Tôi cũng thấy thèm hút và rút hộp thuốc ra, một chiếc hộp cũ kỹ bằng đồng mạ bạc đã phai màu, tôi hỏi hắn để tạo dịp làm quen.
- Thưa, ông có sẵn bật lửa đó không?
Hắn đáp, không nhìn lại:
- Tôi không hút thuốc.
Và khi tôi xin lỗi thì hắn mỉm cười lịch sự:
- Nhưng tôi vẫn luôn luôn có bật lửa đây.
Lúc đó, đoàn xe lửa từ từ lăn bánh, phun khói mù mịt. Hắn và tôi cùng nhìn lên những hành khách đang nghiêng mình ra ngoài, vẫy tay từ biệt. Tôi không thấy bóng dáng người thiếu nữ mặc áo choàng màu xanh trong đám ấy.
Như để giải đáp sự thắc mắc thầm lặng của tôi, hắn lên tiếng:
- Nàng không ló mặt ra đâu. Nàng vốn ghét thói đó vì nó chỉ kéo dài thêm cuộc ra đi một cách vô ích.
Rồi hắn vùng đứng dậy, đột ngột hỏi tôi:
- Ông có bận gì không?
- Không, tôi cũng đang rỗi rãi.
- Vậy thì chúng ta đi uống cà phê cho ấm người một chút. Tôi bị lạnh rồi.
Rồi hắn nhún vai, nói tiếp:
- Đúng là cái lạnh miền Bắc cực!…
Hắn đổ hết sữa vào ly cà phê của mình và vội xin lỗi với cử chỉ nhã nhặn:
- Ồ, tôi làm ẩu rồi! Ta chỉ có một cốc sữa cho cả hai. Để tôi gọi cái khác…
- Thôi, không cần. Tôi chỉ quen uống cà phê đen thôi.
- Vậy thì hay quá!
Hắn cười, để lộ hàm răng có một chiếc bịt vàng. Với giọng nhát gừng, hắn nói rất nhiều, đủ mọi chuyện và luôn luôn kèm theo những lời phê bình dí dỏm. Hắn có óc chỉ trích và hài hước kỳ lạ. Tuỳ theo mỗi thực khách quanh đó, hắn gán cho một nghề tưởng tượng rất dúng với hình dung và cử chỉ của từng người.
Nguồn cảm hứng của hắn thật dồi dào. Hắn kể liên miên những chuyện khôi hài với luận điệu vô hại, chẳng nhằm riêng cá nhân nào nhưng rất tức cười. Hôm đó, tôi vui vẻ suốt cả giờ đồng hồ bên cạnh hắn. Và không thấy hắn nhắc nhở gì tới “người đẹp” đứng bên sân ga nữa. Khi chia tay ra về, hắn để mặc tôi trả tiền, không phản đối. Với giọng đùa bỡn, hắn cười:
- Trông dáng điệu và túi tiền của anh, anh phải là một ông chủ ngân hàng?
Tôi vội chặn lời hắn:
- Tôi là một ký giả, nhưng lại sắp trở thành chủ trại. Tôi đang tính mua lại một nông trại nhỏ của ông chú cách đây chừng một trăm cây số. Nhưng tôi còn công việc phải ở lại tỉnh vài tháng nữa. Anh cứ tới chơi một ngày nào đó. Đây là danh thiếp của tôi. Còn anh, cho phép tôi hỏi anh làm nghề gì?
- Theo anh nghĩ thì tôi làm nghề gì?
Tôi đoán liều:
- Kịch sĩ.
Hắn tỏ vẻ cao hứng, nhìn tôi mỉm cười:
- Không đúng!… Tôi là “thợ khắc ký ức”!
Tôi toan hỏi rõ, nhưng chợt hiểu. Người bạn tôi cũng không thích giải thích dài dòng. Hắn đưa tay dang rộng ra rồi quay mình từ giã, nét mặt hân hoan.
Hôm sau, vừa từ toà báo trở về nhà trọ thì bà quản gia trao cho tôi một bó hoa hồng. Bó hoa gửi đến tên toi, bên trong giấy bóng kính có ghim theo một tấm danh thiếp của Miles. Trên tấm danh thiếp còn ghi thêm hàng chữ viết tay rắn rỏi: “Thợ khắc ký ức!” với dấu chấm than đậm nét.
Và tám ngày sau, chúng tôi trở thành đội bạn thân thiết nhất đời. Hắn yêu cầu tôi gọi tên hắn là Bob, tên ấy do gia đình đặt cho hắn từ hồi nhỏ.
Tôi tuy không thích tục lệ kiểu cách đó, nhưng cũng nhận lời cho hắn đẹp lòng.
Tôi bỏ hy vọng trở thành ký giả nên rất nhàn rỗi. Do đó, tôi đã dành nhiều thời gian để giao du với người bạn mới.
Bob là một thanh niên dịu dàng và lanh lẹ. Hắn tuy có óc châm biếm nhưng luôn giữ một giọng tự nhiên, vui vẻ và lịch sự. Mặc dù lời lẽ hoặc ý tưởng của hắn đôi khi có vẻ cực đoan nhưng không bao giờ gây va chạm huyên náo. Cũng vì hắn cư xử rất tế nhị trong tình bạn nên không một ai mếch lòng.
Về vấn đề phục trang, Bob cũng có những điểm riêng biệt. Mỗi khi bước ra ngoài, hắn đều mặc đồ lớn rất đứng đắn, hắn thường chịu lạnh xanh xám cả người những khi cùng bạn bè đi du ngoạn ven đô vào mùa đông, trong tiết đại hàn. Tôi thấy hắn có tới sáu, bảy bộ đồ lớm màu tươi sáng xám hoặc xám hồng. Bộ nào cũng cắt may rất đẹp. Hắn luôn luôn chỉ thắt một chiếc cà vạt màu đỏ hoa lựu, ghim một viên ngọc trai. Hắn không bao giờ đội mũ. Bob có bộ tóc đen dầy, bóng loáng cắt ngắn và chải chuốt. Ngay giữa trán hắn, dưới chân tóc hằn lên một vết sẹo trắng, kỷ niệm tính hiếu động thời thơ ấu. Gương mặt hắn biến chuyển dễ dàng và mau lẹ, từ một nụ cười tươi dịu sang cái nhếch mép dữ dằn.
Một buổi sáng, khi chúng tôi đang thả bộ trong thành phố cũ, men theo bức tường của vũ đình nay đổi thành khu chợ, bỗng Bob đột ngột hỏi tôi:
- Anh còn nhớ người thiếu nữ bỏ tôi ra đi cái ngày chúng ta mới quen nhau không?
Đây là lần đầu hắn nhắc tới một sự việc khá xa xôi, khiến tôi ngạc nhiên:
- Cô mặc áo choàng màu xanh? Có chứ, tôi đâu đã quên…
Hắn mỉm cười:
- Phải đó! Chiếc áo choàng màu xanh.
Chợt nét mặt Bob trở nên nghiêm trọng nhưng không chút bi thiết:
- Này bạn ơi! Nàng đã “tịch” rồi!
- Chết rồi à?
Tôi kêu lên vì kinh ngạc và xúc động. Tôi không biết có nên chia buồn với hắn hay là đừng nhắc nhở tới nữa. Tôi lưỡng lự và cho rằng khi mà Bob đã đề cập tới vấn đề này một cách giản dị như vậy chắc rồi sau đó sẽ còn tâm sự với tôi khá dài dòng.
Chúng tôi dừng chân trên vỉa hè bừa bãi những lá bắp xú và những mẩu củ cải hư nát. Các bạn hàng rau đang chất lên xe từng chồng giỏ không và thùng gỗ rỗng. Mấy con ngựa lùn, ngực thấp, cúi cổ bới tung những bó rơm khô, quên cả giờ về.
Bob nắm nhẹ cánh tay tôi và nhìn thẳng vào mắt, nói cụt lủn:
- Tôi đã giết nàng!
Thấy vẻ mặt tôi ngơ ngác một cách đần độn, hắn không nhịn được cười.
Hắn dí ngón tay trỏ sát bụng tôi:
- Bạn hãy giữ kín điều này. Đó là điều bí mật, riêng hai đứa mình biết thôi.
Tôi rất bối rối, tỏ ý muốn phản kháng vì ít ra hắn cũng phải cho tôi biết rõ ràng câu chuyện:
- Nhưng tại sao, Bob…
Hắn chặn ngay lời tôi bằng một giọng rất cương quyết khiến tôi không còn có cách phản ứng:
- Hôm nay trời lạnh quá! Tốt hơn hết ta nên chia tay nhau thôi.
Hắn rùng mình, đưa tay ra rất điệu để chào. Tôi nhìn thấy bàn tay hắn trắng bệch có vẻ khác ngày thường. Tôi không bắt. Thế rồi, hắn cúi đầu, vùng quay lưng đi như đứa trẻ con làm nũng và rảo bước…
… Sau sự việc xảy ra như trên, các bạn đều thấy rõ nỗi phiền muộn và lo âu của tôi. Tôi vốn thương mến người bạn tính tình kỳ dị và bí mật kia vô cùng. Do đó, tôi rất đau khổ về vụ này của hắn. Giận dữ hoặc cuồng dại mà lại có thể đi tới việc sát nhân được? Hắn đã hành động trong những trường hợp bí mật nào mà tôi không hay? Riêng việc tôi không tiên đoán được gì về hắn, sau bao nhiêu lần kết giao với nhau, cũng đủ làm cho tôi buồn phiền vô cùng.
Đã ba ngày trôi qua, từ khi Bob tâm sự với tôi tấn thảm kịch, hắn vẫn biệt vô âm tín. Cảnh sát đã mở cuộc điều tra chưa? Họ đã phanh ra manh mối nào chưa? Có lẽ bạn tôi bị bắt giữ chăng? ý nghĩ này làm tôi rất khó chịu. Bạn tôi không phải hạng người có thể sống trong cảnh giam cầm. Hoặc giả… Không! Không thể thế được! Bob là một kẻ rất tự phụ, đâu dễ dàng chịu khuất phục vì hối hận đến nỗi phải tự huỷ hoại hòng thoát sự ám ảnh vẩn vơ. Nhất định không! Nhất định hắn chẳng hối tiếc vì đã hành động.
Vả chăng câu tâm sự của hắn với tôi là tiếng vui chiến thắng hơn là lời tự thú tiếc thương
Mối tình thân hữu của tôi với hắn đã tạo cho tôi nhiều lý lẽ để tha thứ cho bạn mình.
Tôi lại giận mình sao hôm trước đã tỏ ra lãnh đạm và không tìm hiểu bạn lúc hắn đưa tay ra chào từ giã. Có lẽ hành động của tôi như vậy đã khiến cho bạn tưởng rằng tôi chống đối. Giờ đây, tôi hối hận vô cùng. Thật ra lúc đó tôi chỉ ngạc nhiên chứ không hề có một ý tưởng gì phê phán hắn
Trong khi tôi đang nghĩ quanh quẩn như vậy thì có tiếng chuông reo. Tôi vùng dậy khỏi gi.ường, chạy ra mở cửa, chính là Bob. Hắn bước vào nhà rất thanh thản coi như không có gì xảy ra. Hắn đưa bàn tay mảnh dẻ có vẻ đài các lên khẽ chào rồi chỉ vào chiếc áo vắt trên cánh tay trái. Đó là chiếc áo choàng màu xanh, ve rộng, cổ và túi viền lông thú kiểu Nga.
Bob với vẻ đắc thắng:
- Tôi lấy được rồi! Kể ra cũng chẳng sớm sủa gì lắm.
Hắn nói tiếp như để trả lời câu hỏi thầm lặng chỉ biểu lộ bằng dáng điệu của tôi:
- Bạn tha thứ cho, tôi bận quá, không biết bao nhiêu là công chuyện lặt vặt trong khi có đám tang. Tôi phải trông nom đủ thứ. Mà đã rảnh rang đâu. Vừa chôn cất nàng sáng nay đâý.
- Nhưng Bob ạ, lẽ ra bạn nên báo tin cho tôi hay thì phải.
Bob nhìn tôi với vẻ trách móc:
- Thì tôi đã báo trước rồi, còn gì nữa?
Tôi lắc đầu thân mật:
- Phải cho tôi biết rõ xem tôi có thể giúp đỡ gì được bạn.
- Bạn có muốn giúp tôi đâu mà nói. Thì bạn đã từ chối bắt tay tôi kia mà.
Tôi ân hận quá, sẵn sàng làm ngay bất cứ việc gì miễn sao khoả lấp được sự hiểu lầm ác độc kia.
Tôi ôm lấy bạn trong vòng tay vụng về, với giọng rất chân thành:
- Bạn đã hiểu lầm tôi đó! Tôi không giận bạn đâu. Chính tôi phải xin lỗi bạn.
Bob tìm cách gỡ ra rất nhã nhặn để khỏi phật ý tôi, rồi đem chiếc áo choàng đặt cẩn thận lên ghế. Hắn giải thích:
- Tôi lấy lại chiếc áo đã tặng nàng tháng trước.
Hắn đưa tay lơ đãng phủi vai chiếc áo. Tôi lại bàn giấy, lấy thuốc hút. Bob cũng đưa một ngón tay ra hiệu cho hắn một điếu. Tôi ngạc nhiên:
- Sao? Bob bắt đầu hút thuốc à?
- Tôi cũng tập cho quen. Tôi không ưa rượu nên chọn thuốc lá vậy.
Trên khuôn mặt thon gầy chợt nở một nụ cười khó hiểu, hắn nói tiếp:
- Không nên để cho vật tầm thường làm mình đau buồn.
Ngồi xuống ghế của tôi, Bob đốt thuốc một cách ngượng nghịu và hút luôn mấy hơi quá mau, vụng về như mấy bà già thỉnh thoảng tập hút. Sau hắn dụi điếu thuốc vào cái gạt tàn gắn chìm ngay trên tay ghế bành.
Hắn xoa tay rất mạnh có vẻ không được tự nhiên rồi vùng đứng lên đi đi lại lại trong phòng và tò mò nhìn khắp nơi. Chợt hắn dừng bước trước tấm hình nhỏ của hắn mặc bộ đồ kỵ mã do tôi lồng kính treo trên tường. Hắn ngắm tấm kính, thở dài, rồi bước ra đi, không thốt qua một lời.
Ngày hôm sau, người bạn tôi tự ra đầu thú, chẳng một lời nào giải thích cùng tôi. Tôi không xin được phép vào thăm hắn trong nhà lao. Ít lâu sau, theo ý kiến của các nhà phân tâm học danh tiếng, Bob bị tống giam không hề được nghị án.
Sự việc này đã làm tôi buồn rầu cực điểm: Các cuộc vận động mà tôi cố sức lo liệu để cứu bạn ra khỏi bước gian nan đều bị thất bại hoàn toàn.
Tên Miles tức Bob bị sắp vào loại mắc chứng điên quá sớm.
Ngày tháng trôi qua. Sự kiên trì của tôi mong cứu vớt người bạn bất hạnh mang bệnh nan y đó dần dần tiêu tan. Cũng đã đến lúc tôi phải lo xây dựng sự nghiệp để trở thành một phú nông. Tôi tới gặp ông chú. Ông rất vui mừng, đã kéo được tôi ra khỏi cuộc đời anh “thợ viết quèn”. Thế rồi, những công việc bề bộn của nông trại đã chiếm hết thời giờ khiến tôi không còn phút nào để lo lắng tới số phận một người bạn mà từ nay thuộc về quá khứ. Tuy nhiên, tôi luôn luôn trung thành giữ vẹn kỷ niệm tình bằng hữu và vẫn mến thương bạn vô cùng. Điều kỳ lạ là không bao giờ tôi muốn rời xa chiếc áo xanh mà Bob đã để quên lại nhà tôi trong chuyến viếng thăm cuối cùng.
Chiếc áo đó đã được dành riêng một chỗ trong tủ áo của tôi. Tôi đã từng đứng bên chiếc áo ấy suy tư trong những giờ hiu quạnh. Một tình cảm quyến luyến kỳ lạ, khó hiểu lẫn lo sợ khiến tôi giữ nó lại, mặc dầu mỗi lần mở cửa tủ nhìn, tôi lại choáng váng khó chịu giữa mùi nước hoa và long não.
Tôi có cảm tưởng mơ hồ trong một ngày nào đó gặp lại Bob. Hắn sẽ đột ngột xuất hiện, nét mặt cứng cỏi mắt sáng ngời, xoa tay một cách nóng nảy.
Cảm tưởng đó quấn quít lấy tôi và tôi tin rằng hắn đã giao tôi trách nhiệm giữ gìn tận tình chiếc áo choàng màu xanh một cách rất kỹ lưỡng. Tôi đem nó ra phơi, rồi chải chuốt để cho khỏi mối xông.
Tôi thấy trên ve áo có một vết máu đã khô nhưng tôi vẫn để nguyên và cố giữ cho khỏi mất.
Một đêm, tôi chợt thức giấc vì tiếng kẹt cửa quen thuộc. Thì ra cánh cửa tủ áo vừa mở tung ra. Chắc hẳn trước khi đi ngủ tôi đã quên không đóng nên phải trở dậy trong bóng tối để khép lại.
Sau đó vài phút, tôi chưa kịp ngủ tiếp thì một tiếng kẹt cửa nữa lại nổi lên. Cánh cửa tủ từ từ mở ra, vẳng theo tiếng gỗ nghiến rền rĩ. Lần này, tôi bật đèn lên định bụng xem lại ổ khoá còn tốt không. Trước hết, tôi đưa mắt một lượt kiểm soát lại y phục treo bên trong thấy đều yên hàng thẳng lối.
Bỗng nhiên, tôi kinh ngạc nhận ra trên ve chiếc áo choàng màu xanh, vết máu kia đã loang rộng. Tôi đưa tay sờ lên để biết chắc mình không bị ảo ảnh huyễn hoặc hay mờ mắt vì bóng tối. Tôi bủn rủn cả người vì vết đó có chất hồ dính nham nháp và âm ấm quyện lấy ngón tay tôi. Thì ra chiếc áo choàng đã rỉ máu…
Tôi kinh hãi lùi lại đóng tủ, khoá hai vòng rồi vội vã rời khỏi phòng ngủ sang phòng khách, nằm gần bên lò sưởi.
Tại đây, củi trong lò luôn luôn cháy sáng và một con chó nằm kề ngay dưới chân tôi. Tuy vậy, những hình ảnh quái đản màu khói biếc vẫn làm tóc gáy tôi dựng ngược. Một dòng mồ hôi lạnh chảy dài theo xương sống, tôi run rẩy chờ cho trời mau sáng…
Sáng hôm sau, người phu trạm trao cho tôi một bức thư của viên giám đốc trí viện, nơi Bob đang bị giam giữ. Bạn tôi qua đời bốn hôm trước vì máu dồn lên óc, mà trước đây bệnh tình của hắn đã thuyên giảm.
Người ta báo cho tôi biết sẽ gửi bưu kiện riêng có những món đồ lặt vặt của Bob mà hắn dành cho tôi. Đó là một lô cà-vạt, một chiếc kim cài ngọc trai, một con dao bấm; những món đồ này đã được lưu giữ ở phòng quản trị từ ngày hắn vào viện.
Tôi hết sức vận động để liên lạc với vị giám đốc dưỡng trí viện. Viên chức cao cấp này có cho tôi biết rõ về cái chết của bạn tôi:
- Bạn ông đã từ trần rất êm ái. Ông ta vốn là một bệnh nhân luôn luôn bình tĩnh… Một con người có giáo dục…
- Thưa bác sĩ, tôi có được phép nhìn mặt bạn tôi lần cuối cùng trước khi chôn không?
- Tôi rất tiếc phải từ chối ông vì luật lệ cấm điều đó.
Người ta sẽ chôn cất Bob vào ngày hôm sau. Vì vậy tôi phải thu xếp xong xuôi mọi công việc ở nông trại trước khi đi đưa ma bạn tôi. Tôi còn nhớ mãi cảnh tượng quái đản nhưng có thật hiển nhiên trước sự chứng kiến của các gia nhân trong nông trại.
Lúc đó vào khoảng ba giờ chiều. Một người cưỡi ngựa không rõ từ đâu tới, đột ngột tiến vào sân. Hắn ngồi trên một con bạch mã, lại dắt theo một con ngựa khác màu hồng, mang giầy ống bóng loáng, thắt một chiếc cà vạt đỏ màu hoa lựu và đội mũ nỉ đen. Hắn đưa mắt nhìn quanh với dáng điệu rất ngạo mạn.
Tôi đang đứng trên thềm nhà. Khi hắn vừa thấy tôi, tức thì tiến thẳng đến, tay vung tròn chiếc roi da, tỏ ý vui mừng. Tôi chợt nhận ra ngay, vừa chạy ra đón vừa la lớn:
- Bob!…
Hắn giơ ngọn roi ngựa lên, ra dấu đáp lễ không nói lời nào. Sắc mặt Bob có vẻ xanh xao và khắc nghiệt. Tôi hiểu ngay, nghẹn ngào hỏi:
- Anh tới kiếm chiếc áo choàng phải không?
Bob gật đầu, đập nhẹ gót ủng, lộ vẻ nóng nảy:
- Tôi đến để lấy lại…
Vài giây sau, tôi trao cho hắn món đồ quý mà lòng vô cùng xúc cảm, không còn hỏi hắn được một lời nào nữa.
Hắn xem xét lại tấm áo coi nó có được giữ kỹ lưỡng không và để tỏ sự hài lòng hắn nhìn tôi mỉm cười, một nụ cười tôi nhận thấy có vẻ dữ dội.
Hắn đưa ngọn roi da lên vành mũ chào, rồi vội vã rảo bước qua sân. Tiếng đinh sắt đóng sau gót ủng của hắn theo nhịp chân, khua vang.
Hắn vắt chiếc áo choàng ngang trên yên con ngựa màu hồng rồi nhảy lên con bạch mã. Hắn tắc lưỡi ra lệnh, tức thì hai con tuấn mã cùng thong thả cất bước.
Tôi đứng nhìn theo, bỗng có cảm tưởng thấy chiếc áo choàng trĩu nặng trên lưng con ngựa màu hồng, rồi sau hiện dần một vóc dáng mềm mại rất linh hoạt với đôi cánh tay và cặp đùi nhấp nhô… Lại thấy cả chiếc đầu lả xuống bên hông ngựa, lắc lứ theo nhịp vó câu.
Tôi liền băng mình chạy theo trên con đường đất, giữa hai hàng cây rậm rạp. Bob ra roi, cho ngựa chạy mau hơn. Hai con ngựa không cùng một nước kiệu, lấn lướt, hông chồm lên nhau. Thế rồi, đột nhiên chúng càng phi nước đại, không đúng nhịp vó, như hai con ngựa bất kham, cùng nhau lẫn lộn.
Tôi đuổi theo đứt hơi và vô cùng thất vọng vì chẳng còn thấy chúng trước mặt nữa. Tôi phải dừng lại để thở. Tôi đưa mặt theo dõi vết chân ngựa hằn trên mặt đất ẩm ướt. Có sự kỳ dị là hai hàng vó ngựa song hành thu hẹp sát vào nhau với nhau dần dần. Dấu chân hai con lẫn lộn rồi nhập vào thành ra chỉ còn dấu chân một con mà thôi. Tiến thêm vài thước nữa, tôi phải công nhận sự thật hiển nhiên là trên mặt đường chỉ có dấu chân của một con ngựa.
Một con ngựa… Chẳng có chứng tích nào xác nhận là còn có một con ngựa thứ hai nữa lạc bước quanh nơi tôi đứng.
Tôi dò theo, hết sức dễ dàng, dấu chân rõ rệt của một con vật. Dấu nó hằn in rành rành trên mặt đất còn mềm vì những trận mưa vừa qua.
Tới gần bên bờ suối, dấu nó lún sâu vì tại nơi đây con ngựa độc hành kia cần phải lấy đà để nhún mình vọt qua dòng nước.
Nhưng ở bờ suối bên kia lại chẳng có chút dấu vết gì…