- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Chỉ một số người đặc biệt mới đầu tư nghiên cứu kinh doanh trong lĩnh vực mới, và chỉ những ai táo bạo hơn thế mới dám khởi nghiệp hết lần này đến lần khác. Lý do gì khiến các doanh nhân mạo hiểm làm như vậy?
Khó có thể đo được lượng tâm sức các doanh nhân đã bỏ ra để đổi lấy sự sống cho doanh nghiệp, nhưng đối với đa phần thì một lần nhượng lại doanh nghiệp là đủ. Những doanh nhân tiên phong có vẻ ngại tham gia việc dễ nhưng họ sẵn sàng sang tay cả công trình đã hoàn tất để bắt đầu lại từ đầu. Đây có phải là triệu chứng thích gây sự chú ý hay không? Hay họ chỉ thích làm việc lớn? Câu trả lời đơn giản là: Doanh nhân tiên phong yêu thích khởi nghiệp, và họ thật sự rất giỏi trong việc này.
Những doanh nhân tiên phong có vẻ ngại tham gia việc dễ nhưng họ sẵn sàng sang tay cả công trình đã hoàn tất để bắt đầu lại từ đầu.
Thích khởi nghiệp hơn điều hành doanh nghiệp
Stuart Skorman 60 tuổi đang chuẩn bị khai trương Clerkdogs.com, một trang kỹ thuật cho phép đưa những thước phim lên web. Dù không thích môi trường kinh tế, nhưng ông có lợi thế về bề dày kinh nghiệm kinh doanh: Đây là lần khởi nghiệp thứ sáu của ông.
Trước khi ra kinh doanh riêng ở tuổi 36, Skorman đã là điều hành cấp cao của Bread và Circus, hiện nay là Whole Foods.
“Tôi đã đấu đá với chủ nhiều quá…kể từ đó, tôi có dũng khí và say mê để khởi nghiệp”.
Nhưng sau đó, lý trí đã giữ ông lại. Ông nghĩ: “Những doanh nhân tiên phong thành công không quyết định theo những cảm xúc sợ hãi, tham lam, hay giận dữ. Họ theo lí trí. Vì tôi cực kỳ giàu cảm xúc, nên phải rất vất vả mới có được những quyết định theo lý trí”.
Skorman kể về một số động lực trong suốt sự nghiệp kinh doanh: “Tôi muốn khẳng định chính mình. Tôi rất giàu năng lượng và cần nhiều kích thích. Những điều trên khiến tôi muốn khởi nghiệp và tạo sự khác biệt trong kinh doanh”.
Ông đã làm được điều đó. Một số thành tựu nổi bật của ông là Reel.com, đạt doanh thu 100 triệu USD nhờ bán cho hãng phim Hollywood, và Elephant Pharmacy do CVS Pharmacies mua năm 2006. Kể cả thất bại với Hungryminds.com khiến ông mất 20 triệu USD cũng không ngăn được ông bắt đầu lại tất cả.
“Tôi đáng bị như vậy”, ông nói. “Nên tôi bỏ ra một năm đi du lịch và nhìn ngắm thế giới cùng bà xã”. Dù Skorman nhiệt tâm hết mình trong mỗi lần đầu tư, nhưng ông biết cuối cùng mình cũng phải từ bỏ công ty.
Ông nói: “Tôi có những cảm xúc lẫn lộn về kinh doanh. Tôi là người sáng tạo ra, và biết mình chỉ giỏi khâu đó. Bạn sẽ muốn khởi nghiệp với một gã đầy sáng kiến như tôi, nhưng sẽ không muốn điều hành doanh nghiệp cùng tôi”.
“Nghiện” lao động sẽ hữu ích cho doanh nhân
Judy Johnston hiện 47 tuổi. Cô mất sáu năm trong lần khởi nghiệp thứ ba. Giống Skorman, cô rời bỏ vị trí lương cao trong một công ty của Hoa Kỳ để gây dựng sự nghiệp riêng.
Tại Hewlett-Packard, Johnston tức giận vì dự án làm bộ điều khiển in cho trẻ em của cô không được ai ủng hộ, nên khi có người rủ cô lập doanh nghiệp riêng, cô đã đồng ý.
Johnstons nhớ lại: “Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ mở công ty riêng”. Nhưng do một chút bất bình, cô bỏ việc, dùng hết khoản tiết kiệm 50.000USD thành lập PrintPaks (ba năm sau, cô bán lại cho Mattel với giá 26 triệu USD).
Nếu biết cô khởi nghiệp lần thứ hai và còn muốn hơn thế nữa thì ta dễ cho rằng Johnston đã quen với những mạo hiểm trong kinh doanh. “Tôi nghĩ, ở tuổi 32, nếu mình không thành công thì sẽ ra sao? Nhất định phải kiếm nhiều tiền hơn”.
Dù biết nhiều người không quyết định dễ dàng như vậy, nhưng theo cô, “nghiện” lao động sẽ hữu ích cho doanh nhân. “Tôi thấy thoải mái khi có rất nhiều việc phải làm. Tôi không thể hoàn thành hết, nhưng mỗi ngày đều có việc để cho tôi cảm giác dễ chịu”.
Johnston thành lập nhà xuất bản Blue Lake năm 2002. Cô hi vọng sẽ bán lại công ty này sau năm năm. Cô nói, tờ báo thiếu nhi, Tessie và Tab, cuối cùng cũng cần chương trình video kia, nhưng việc đó để cho người kế nhiệm thực hiện.
Cô nói: “Tôi biết chuyện này sẽ xảy ra, nhưng khi đó cần có người khác điều hành công ty”. “Tôi chỉ có thể làm đến đây, vì không hứng thú đặc biệt với riêng việc kiếm thêm tiền. Tôi không đủ khả năng và yêu thích để điều hành doanh nghiệp lớn”.
Blue Lake có thể là hoạt động từ thiện cuối cùng của cô, nhưng không phải lần cuối cùng cô nỗ lực khởi nghiệp.
Cô nói: “Tôi muốn làm gì đó mà không phải trả lại vốn cho chủ đầu tư”. Xét cho cùng, hoạt động phi lợi nhuận thật công bằng.
Lao về phía thử thách
Dan Steppe, hiện 66 tuổi, là giám đốc Trung tâm Wolff, nơi huấn luyện tinh thần doanh nhân của khoa kinh doanh Đại học Houston. Ông về trường cách đây năm năm. Kể từ đó, lượng học viên tham gia chương trình tăng từ 35 lên trên 3.000 sinh viên. Quả là một thành tựu tuyệt vời! Nhưng Steppe không bất ngờ lắm, vì ông đã từng lập bảy doanh nghiệp lợi nhuận cao, từ buôn bán dầu khí đến mở ngân hàng Southwest ở bang Texas.
Gặp gỡ doanh nhân mỗi ngày, Steppe thường để ý đến óc tò mò của họ. “Đối với doanh nhân, thế giới không quá to lớn và đáng sợ. Nhờ kiến thức và kinh nghiệm, họ hiểu điều gì đang thực sự diễn ra trong thế giới ấy. Cả khi không thích điều gì, họ vẫn có thể hành động mà không sợ hãi”.
Một doanh nhân tiên phong sẽ không phân biệt kinh doanh bất động sản với công nghiệp dầu khí hay giảng dạy. Ông nói: “Đó là cơ hội để giải bài toán đố, để xem mình hiểu thị trường có đúng không. Tôi không chạy trốn thử thách, mà ngược lại, tôi chạy về phía chúng”. “Kinh doanh là việc nghiêm túc, vì phải mướn nhân viên, nhưng mặt khác, tôi luôn nghĩ chúng ta tự làm được”.
Khi nghe Steppe kể về đời mình, ta có cảm giác như đang nhiều người hát nối đuôi nhau, trong đó một quyết định nhẹ nhàng sẽ tự nhiên dẫn đến một quyết định khác, và cơ hội kinh doanh “hiện ra” thật đúng lúc và ngẫu nhiên. Dường như từ lúc ông rời bỏ vị trí ở Exxon để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, ông luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ, và có bảng chỉ rõ lối ra, lối vào trên suốt hành trình.
Không có nhiều người thành đạt như vậy, nhưng đối với doanh nhân tiên phong, những điều nêu trên dường như thuộc về bản năng. Steppe giải thích đơn giản về thành công của mình: “Tôi say mê vẻ đẹp của bức tranh toàn cảnh rộng lớn. Tôi chỉ thích ý tưởng. Vì vậy tôi thuê những người giỏi nhất thực hiện những điều mình không muốn làm”.
Doanh nhân tiên phong trong mắt các nhà nghiên cứu
Giáo sư Wayne Stewart của đại học Clemson nghiên cứu tỉ mỉ những điểm khác nhau giữa doanh nhân tiên phong và doanh nhân mới vào nghề. Ông cùng đồng nghiệp kết luận: doanh nhân tiên phong là những người liều lĩnh hơn, hướng đến thành tựu nhiều hơn và thích đổi mới hơn.
Ông nói: “Kết quả cho thấy có một khuynh hướng tâm lý điều khiển doanh nhân tiên phong, dẫn họ vào nhiều cuộc phiêu lưu”.
Về việc doanh nhân tiên phong là bẩm sinh hay do rèn luyện thì Stewart thiên về câu trả lời: do bẩm sinh. Dù những tác động của hoàn cảnh sống, việc nuôi nấng, giáo dục và văn hóa có ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng những phẩm chất bẩm sinh như khả năng lãnh đạo và trí thông minh thì biểu hiện từ rất sớm.
Stewart nói: “Số liệu thống kê cho thấy doanh nhân tiên phong là chủ nhân của gần một phần ba khám phá mới, và doanh nghiệp của họ thường lớn mạnh hơn”. Theo Stewart, những kinh nghiệm từ trước cùng khả năng ảnh hưởng đến mạng lưới khách hàng chủ đạo, nhà cung cấp, đối tác và nhà tài chính có thể dẫn đến tỉ lệ thành công trong kinh doanh cao hơn.
Đây là những yếu tố thiết yếu trong sáng tạo kinh doanh. Ông kết luận: đề tài này đáng được nghiên cứu thêm nhằm cung cấp phương pháp rèn luyện tốt hơn, và tạo thuận tiện hơn cho chính sách khuyến khích hoạt động của doanh nhân”.
Khó có thể đo được lượng tâm sức các doanh nhân đã bỏ ra để đổi lấy sự sống cho doanh nghiệp, nhưng đối với đa phần thì một lần nhượng lại doanh nghiệp là đủ. Những doanh nhân tiên phong có vẻ ngại tham gia việc dễ nhưng họ sẵn sàng sang tay cả công trình đã hoàn tất để bắt đầu lại từ đầu. Đây có phải là triệu chứng thích gây sự chú ý hay không? Hay họ chỉ thích làm việc lớn? Câu trả lời đơn giản là: Doanh nhân tiên phong yêu thích khởi nghiệp, và họ thật sự rất giỏi trong việc này.

Những doanh nhân tiên phong có vẻ ngại tham gia việc dễ nhưng họ sẵn sàng sang tay cả công trình đã hoàn tất để bắt đầu lại từ đầu.
Stuart Skorman 60 tuổi đang chuẩn bị khai trương Clerkdogs.com, một trang kỹ thuật cho phép đưa những thước phim lên web. Dù không thích môi trường kinh tế, nhưng ông có lợi thế về bề dày kinh nghiệm kinh doanh: Đây là lần khởi nghiệp thứ sáu của ông.
Trước khi ra kinh doanh riêng ở tuổi 36, Skorman đã là điều hành cấp cao của Bread và Circus, hiện nay là Whole Foods.
“Tôi đã đấu đá với chủ nhiều quá…kể từ đó, tôi có dũng khí và say mê để khởi nghiệp”.
Nhưng sau đó, lý trí đã giữ ông lại. Ông nghĩ: “Những doanh nhân tiên phong thành công không quyết định theo những cảm xúc sợ hãi, tham lam, hay giận dữ. Họ theo lí trí. Vì tôi cực kỳ giàu cảm xúc, nên phải rất vất vả mới có được những quyết định theo lý trí”.
Skorman kể về một số động lực trong suốt sự nghiệp kinh doanh: “Tôi muốn khẳng định chính mình. Tôi rất giàu năng lượng và cần nhiều kích thích. Những điều trên khiến tôi muốn khởi nghiệp và tạo sự khác biệt trong kinh doanh”.
Ông đã làm được điều đó. Một số thành tựu nổi bật của ông là Reel.com, đạt doanh thu 100 triệu USD nhờ bán cho hãng phim Hollywood, và Elephant Pharmacy do CVS Pharmacies mua năm 2006. Kể cả thất bại với Hungryminds.com khiến ông mất 20 triệu USD cũng không ngăn được ông bắt đầu lại tất cả.
“Tôi đáng bị như vậy”, ông nói. “Nên tôi bỏ ra một năm đi du lịch và nhìn ngắm thế giới cùng bà xã”. Dù Skorman nhiệt tâm hết mình trong mỗi lần đầu tư, nhưng ông biết cuối cùng mình cũng phải từ bỏ công ty.
Ông nói: “Tôi có những cảm xúc lẫn lộn về kinh doanh. Tôi là người sáng tạo ra, và biết mình chỉ giỏi khâu đó. Bạn sẽ muốn khởi nghiệp với một gã đầy sáng kiến như tôi, nhưng sẽ không muốn điều hành doanh nghiệp cùng tôi”.
“Nghiện” lao động sẽ hữu ích cho doanh nhân
Judy Johnston hiện 47 tuổi. Cô mất sáu năm trong lần khởi nghiệp thứ ba. Giống Skorman, cô rời bỏ vị trí lương cao trong một công ty của Hoa Kỳ để gây dựng sự nghiệp riêng.
Tại Hewlett-Packard, Johnston tức giận vì dự án làm bộ điều khiển in cho trẻ em của cô không được ai ủng hộ, nên khi có người rủ cô lập doanh nghiệp riêng, cô đã đồng ý.
Johnstons nhớ lại: “Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ mở công ty riêng”. Nhưng do một chút bất bình, cô bỏ việc, dùng hết khoản tiết kiệm 50.000USD thành lập PrintPaks (ba năm sau, cô bán lại cho Mattel với giá 26 triệu USD).
Nếu biết cô khởi nghiệp lần thứ hai và còn muốn hơn thế nữa thì ta dễ cho rằng Johnston đã quen với những mạo hiểm trong kinh doanh. “Tôi nghĩ, ở tuổi 32, nếu mình không thành công thì sẽ ra sao? Nhất định phải kiếm nhiều tiền hơn”.
Dù biết nhiều người không quyết định dễ dàng như vậy, nhưng theo cô, “nghiện” lao động sẽ hữu ích cho doanh nhân. “Tôi thấy thoải mái khi có rất nhiều việc phải làm. Tôi không thể hoàn thành hết, nhưng mỗi ngày đều có việc để cho tôi cảm giác dễ chịu”.
Johnston thành lập nhà xuất bản Blue Lake năm 2002. Cô hi vọng sẽ bán lại công ty này sau năm năm. Cô nói, tờ báo thiếu nhi, Tessie và Tab, cuối cùng cũng cần chương trình video kia, nhưng việc đó để cho người kế nhiệm thực hiện.
Cô nói: “Tôi biết chuyện này sẽ xảy ra, nhưng khi đó cần có người khác điều hành công ty”. “Tôi chỉ có thể làm đến đây, vì không hứng thú đặc biệt với riêng việc kiếm thêm tiền. Tôi không đủ khả năng và yêu thích để điều hành doanh nghiệp lớn”.
Blue Lake có thể là hoạt động từ thiện cuối cùng của cô, nhưng không phải lần cuối cùng cô nỗ lực khởi nghiệp.
Cô nói: “Tôi muốn làm gì đó mà không phải trả lại vốn cho chủ đầu tư”. Xét cho cùng, hoạt động phi lợi nhuận thật công bằng.
Lao về phía thử thách
Dan Steppe, hiện 66 tuổi, là giám đốc Trung tâm Wolff, nơi huấn luyện tinh thần doanh nhân của khoa kinh doanh Đại học Houston. Ông về trường cách đây năm năm. Kể từ đó, lượng học viên tham gia chương trình tăng từ 35 lên trên 3.000 sinh viên. Quả là một thành tựu tuyệt vời! Nhưng Steppe không bất ngờ lắm, vì ông đã từng lập bảy doanh nghiệp lợi nhuận cao, từ buôn bán dầu khí đến mở ngân hàng Southwest ở bang Texas.
Gặp gỡ doanh nhân mỗi ngày, Steppe thường để ý đến óc tò mò của họ. “Đối với doanh nhân, thế giới không quá to lớn và đáng sợ. Nhờ kiến thức và kinh nghiệm, họ hiểu điều gì đang thực sự diễn ra trong thế giới ấy. Cả khi không thích điều gì, họ vẫn có thể hành động mà không sợ hãi”.
Một doanh nhân tiên phong sẽ không phân biệt kinh doanh bất động sản với công nghiệp dầu khí hay giảng dạy. Ông nói: “Đó là cơ hội để giải bài toán đố, để xem mình hiểu thị trường có đúng không. Tôi không chạy trốn thử thách, mà ngược lại, tôi chạy về phía chúng”. “Kinh doanh là việc nghiêm túc, vì phải mướn nhân viên, nhưng mặt khác, tôi luôn nghĩ chúng ta tự làm được”.
Khi nghe Steppe kể về đời mình, ta có cảm giác như đang nhiều người hát nối đuôi nhau, trong đó một quyết định nhẹ nhàng sẽ tự nhiên dẫn đến một quyết định khác, và cơ hội kinh doanh “hiện ra” thật đúng lúc và ngẫu nhiên. Dường như từ lúc ông rời bỏ vị trí ở Exxon để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, ông luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ, và có bảng chỉ rõ lối ra, lối vào trên suốt hành trình.
Không có nhiều người thành đạt như vậy, nhưng đối với doanh nhân tiên phong, những điều nêu trên dường như thuộc về bản năng. Steppe giải thích đơn giản về thành công của mình: “Tôi say mê vẻ đẹp của bức tranh toàn cảnh rộng lớn. Tôi chỉ thích ý tưởng. Vì vậy tôi thuê những người giỏi nhất thực hiện những điều mình không muốn làm”.
Doanh nhân tiên phong trong mắt các nhà nghiên cứu
Giáo sư Wayne Stewart của đại học Clemson nghiên cứu tỉ mỉ những điểm khác nhau giữa doanh nhân tiên phong và doanh nhân mới vào nghề. Ông cùng đồng nghiệp kết luận: doanh nhân tiên phong là những người liều lĩnh hơn, hướng đến thành tựu nhiều hơn và thích đổi mới hơn.
Ông nói: “Kết quả cho thấy có một khuynh hướng tâm lý điều khiển doanh nhân tiên phong, dẫn họ vào nhiều cuộc phiêu lưu”.
Về việc doanh nhân tiên phong là bẩm sinh hay do rèn luyện thì Stewart thiên về câu trả lời: do bẩm sinh. Dù những tác động của hoàn cảnh sống, việc nuôi nấng, giáo dục và văn hóa có ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng những phẩm chất bẩm sinh như khả năng lãnh đạo và trí thông minh thì biểu hiện từ rất sớm.
Stewart nói: “Số liệu thống kê cho thấy doanh nhân tiên phong là chủ nhân của gần một phần ba khám phá mới, và doanh nghiệp của họ thường lớn mạnh hơn”. Theo Stewart, những kinh nghiệm từ trước cùng khả năng ảnh hưởng đến mạng lưới khách hàng chủ đạo, nhà cung cấp, đối tác và nhà tài chính có thể dẫn đến tỉ lệ thành công trong kinh doanh cao hơn.
Đây là những yếu tố thiết yếu trong sáng tạo kinh doanh. Ông kết luận: đề tài này đáng được nghiên cứu thêm nhằm cung cấp phương pháp rèn luyện tốt hơn, và tạo thuận tiện hơn cho chính sách khuyến khích hoạt động của doanh nhân”.
JENNIER WANG - dịch VŨ THỊ MINH UYÊN