- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hàng sáng, khu dân phố nhà tớ bị đánh thức bởi tiếng gọi của cô bán tôm....
Do có người thân bị ốm, tớ phải “khăn gói quả mướp” vào bệnh viện Nội tiết thăm nom. Thế là, tớ có dịp chứng kiến một cảnh tượng “cười ra nước mắt”. Ngang qua phòng khám, tớ thấy một bác sỹ khá lớn tiếng trách cứ một bác phụ huynh: “Tại sao hôm nay cháu mới tới khám bệnh lại?” Xin chú thích, “cháu” ở đây là một cậu trai cao lớn, vạm vỡ đứng cạnh bác phụ huynh nọ. “Dạ, vì em bận đi công tác nước ngoài nên hôm nay mới dắt cháu đi khám lại được ạ”. Bác sỹ ngạc nhiên: “Sao chị không bảo cháu tự đến khám? Có lịch khám rồi thì cứ thế mà tiến hành chứ, có phải lần đầu đâu mà lạ lẫm?” “Dạ, vì cháu nhà em nó nhát lắm, đi đâu cũng phải có bố mẹ đi cùng. Đi một mình, nó sợ”. Xem lại sổ y bạ, bác sỹ chỉ còn biết cảm thán: “Tôi đến chịu cho mẹ con nhà chị đấy. Con trai 21 tuổi rồi mà không dám tự đi khám bệnh cho mình. Bây giờ là thời đại nào nữa?” Những người xung quanh nhìn hai mẹ con, cười ý nhị. Còn cậu trai cao lớn kia thì đỏ bừng mặt, nhưng vẫn để mẹ trả lời giùm khi bác sỹ hỏi về bệnh tình của mình.
Cứ tưởng thời đại của 9X là đi ra xa đi gần như cơm bữa. Chẳng nói những chuyện xa xôi như của cô bạn Huyền Chip với chuyến đi đáng ngưỡng mộ của mình thì những người bạn, người em của tớ cũng đi “phượt” khắp nơi. Những người bạn bè khác đều đề cao hai chữ “tự chủ” trong cuộc sống. Họ là sinh viên từ các tỉnh về thủ đô học tập. Chẳng có gia đình ở bên, không biết dựa dẫm vào ai nên các bạn chỉ có thể tự lập để đảm bảo mình sống thật ổn. Vậy nhưng vẫn có những “cây tầm gửi” đang hiện diện hàng ngày trong đội ngũ teen nhà mình đấy.
1. Nhận diện “tầm gửi” tuổi teen
Hàng sáng, khu dân phố nhà tớ bị đánh thức bởi tiếng gọi của cô bán tôm. Cứ 6 rưỡi sáng là cô cất tiếng gọi cậu “quý tử” của mình dậy đi học. Không chỉ một lần mà những ba, bốn lần, mè nheo chán thì cậu quý tử mới lồm cồm bò dậy. Mãi cũng thành quen, nhắc nhở chẳng được nên khu phố đành coi tiếng gọi con của cô bán tôm là tiếng đồng hồ báo thức tự động. Cơ mà đến lạ, cậu quý tử chẳng phải học hành vất vả hay làm thêm làm nếm cực nhọc mà sáng nào cũng không thể dậy đúng giờ. Thì ra, tối tối chàng cày game quên cả giờ giấc. Đến sáng ra, yên chí đã có mẹ gọi nên chàng chẳng hề có ý thức dậy đúng giờ. Một chuyện bé cỏn con thôi cũng không làm được, chẳng hiểu sau này, chàng trai này có làm được việc gì lớn lao không?
Lần đầu đứng tên mua một tài sản lớn trong đời: xe máy, cô bạn H. Dương lớp tớ được bố mẹ cử nhiệm vụ tự nộp thuế trước bạ và đăng ký xe. Khổ nỗi, cả đời có bao giờ phải đến các cơ quan hành chính nhà nước làm việc bao giờ nên cô nàng run như cầy sấy khi dắt xe đi đăng ký. Hậu quả là, hết quên giấy tờ lại đến mang thiếu tiền và khai sai thông tin khi ghi biên lai thuế. Chạy ngược chạy xuôi được hai ngày, khổ chủ mới hoàn tất các thủ tục. Chỉ tội, nỗi e ngại trước các thủ tục hành chính khiến cho cô bạn thỏ thẻ: “Từ giờ, tớ chẳng dám làm mấy cái thủ tục loằng ngoằng này nữa”.
Cô bạn tớ không biết rằng, thực ra, các thủ tục đó không phức tạp như cô ấy thấy. Chỉ là cô ấy đã tìm hiểu chưa kỹ các quy định và chưa có kinh nghiệm thôi . Sau này, sẽ còn rất nhiều lần chúng ta phải qua những thủ tục tương tự. Khi bạn xuất cảnh, bạn xin học bổng hoặc đi xin việc, cũng sẽ có rất nhiều thủ tục. Nếu không kiên nhẫn, không chủ động mà trông chờ vào người khác thì nỗi ngại ngần trong bạn vẫn còn đó, khiến bạn không đủ dũng cảm để vượt qua. Bạn có muốn vậy không?
Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về sự bị động của các sinh viên mới ra trường. Đành rằng mới ra trường thì kiến thức còn mới mẻ và đầy nhiệt huyết song sự linh hoạt và chủ động trong công việc thì các cựu “ét vê” nhà mình vẫn thiếu trầm trọng. Chẳng nhà tuyển dụng nào thích một nhân viên không xử lý được các tình huống phát sinh trong công việc, một chút lại “Anh ơi, chị ơi, cho em hỏi...”. Thế nên, một trong những yêu cầu tuyển dụng là: khả năng giải quyết vấn đề thường được đặt ra với các sinh viên.
2. Vì sao teen chưa độc lập?
Vẫn biết sự chủ động, độc lập là cần thiết song có không ít các bậc phụ huynh, do chiều chuộng con cái thái quá đã khiến tính độc lập bị thui chột. Như cậu bạn ở đầu bài chẳng hạn. Nếu không vì một bà mẹ quá lo lắng và thương con thì hẳn sẽ không có cảnh mẹ cậu phải xin nghỉ việc để dắt cậu vào bệnh viện khám bệnh, một việc cậu hoàn toàn có thể làm được. Một số khác, các bạn chú trọng nhiều ở sách vở mà không tiếp xúc với thực tế nên khi gặp phải những tình huống ngoài dự kiến mới lộ ra sự lúng túng.
Thực ra, sự chủ động không chỉ tìm thấy ở việc làm thêm mà có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Nếu bạn chăm chỉ tham gia các phong trào của Đoàn, Hội sinh viên hay các chương trình tình nguyện thì các bạn sẽ có cơ hội làm những việc mình cho là bổ ích và đúng đắn, hoặc ít nhất, cũng có cơ hội để bày tỏ ý kiến. Nhất là ở các thành phố lớn, hoạt động xã hội cực kỳ nhiều. Chỉ cần bạn có hứng thú và sôi nổi để “nhúng” mình vào các hoạt động ấy mà thôi.
Số còn lại, ít hơn, song khó để thông cảm hơn, là các bạn không - chịu - trưởng - thành. Giống như những cậu bé Peter Pan vậy, các bạn này không muốn mình trưởng thành, càng không muốn tách rời bố mẹ, gia đình để tự định đoạt cuộc sống. Vì vậy, hằng năm, có không ít trường hợp học sinh đăng ký chọn trường và ngành học không đúng với khả năng và niềm yêu thích của bản thân chỉ để đảm bảo đúng ý của bố mẹ. Tệ hơn nữa, khi bố mẹ cho quyền tự quyết thì các teen này cũng chỉ ừ hữ cho qua, vì có biết quyết định điều gì đâu.
3. Làm gì để nâng cao chỉ số “độc lập”
Sự độc lập không dễ dàng đến với bạn, nếu như bạn không tự tin vào những gì bạn nghĩ và làm. Khi bạn còn hoài nghi chính mình, bạn sẽ đi tìm một câu trả lời chắc chắn hơn ở người khác. Bạn sẽ không giữ được sự tự chủ của mình. Độc lập còn đòi hỏi một thái độ dũng cảm, dám chịu trách nhiệm nữa. Bạn còn e ngại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác thì sự độc lập vẫn ... còn xa. Vì vậy, nâng cao chỉ số “độc lập” là một việc “dễ mà khó”.
Vậy nhưng, hương vị ngọt ngào khi bạn được đánh giá là một teen độc lập cũng hấp dẫn vô cùng. Bạn tưởng tượng ra cảnh được một ai đó thừa nhận: “Bạn ấy/ anh ấy độc lập lắm” rồi chứ. Đằng sau câu nói đó, là sự khen ngợi, tin tưởng và thấp thoáng chút mến mộ nữa. Và hơn hết, là cảm nhận tích cực về sự khác biệt khi mình khôn lớn, trưởng thành hơn và tự quyết được phần nào cuộc sống của chính mình. Muốn vậy, bạn cần phải dấn thân nhiều hơn để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm sống, chắt lọc làm vốn quý của mình. Sự độc lập sẽ đến với bạn, nhanh thôi.
Theo Mực Tím
Do có người thân bị ốm, tớ phải “khăn gói quả mướp” vào bệnh viện Nội tiết thăm nom. Thế là, tớ có dịp chứng kiến một cảnh tượng “cười ra nước mắt”. Ngang qua phòng khám, tớ thấy một bác sỹ khá lớn tiếng trách cứ một bác phụ huynh: “Tại sao hôm nay cháu mới tới khám bệnh lại?” Xin chú thích, “cháu” ở đây là một cậu trai cao lớn, vạm vỡ đứng cạnh bác phụ huynh nọ. “Dạ, vì em bận đi công tác nước ngoài nên hôm nay mới dắt cháu đi khám lại được ạ”. Bác sỹ ngạc nhiên: “Sao chị không bảo cháu tự đến khám? Có lịch khám rồi thì cứ thế mà tiến hành chứ, có phải lần đầu đâu mà lạ lẫm?” “Dạ, vì cháu nhà em nó nhát lắm, đi đâu cũng phải có bố mẹ đi cùng. Đi một mình, nó sợ”. Xem lại sổ y bạ, bác sỹ chỉ còn biết cảm thán: “Tôi đến chịu cho mẹ con nhà chị đấy. Con trai 21 tuổi rồi mà không dám tự đi khám bệnh cho mình. Bây giờ là thời đại nào nữa?” Những người xung quanh nhìn hai mẹ con, cười ý nhị. Còn cậu trai cao lớn kia thì đỏ bừng mặt, nhưng vẫn để mẹ trả lời giùm khi bác sỹ hỏi về bệnh tình của mình.
Cứ tưởng thời đại của 9X là đi ra xa đi gần như cơm bữa. Chẳng nói những chuyện xa xôi như của cô bạn Huyền Chip với chuyến đi đáng ngưỡng mộ của mình thì những người bạn, người em của tớ cũng đi “phượt” khắp nơi. Những người bạn bè khác đều đề cao hai chữ “tự chủ” trong cuộc sống. Họ là sinh viên từ các tỉnh về thủ đô học tập. Chẳng có gia đình ở bên, không biết dựa dẫm vào ai nên các bạn chỉ có thể tự lập để đảm bảo mình sống thật ổn. Vậy nhưng vẫn có những “cây tầm gửi” đang hiện diện hàng ngày trong đội ngũ teen nhà mình đấy.
Hàng sáng, khu dân phố nhà tớ bị đánh thức bởi tiếng gọi của cô bán tôm. Cứ 6 rưỡi sáng là cô cất tiếng gọi cậu “quý tử” của mình dậy đi học. Không chỉ một lần mà những ba, bốn lần, mè nheo chán thì cậu quý tử mới lồm cồm bò dậy. Mãi cũng thành quen, nhắc nhở chẳng được nên khu phố đành coi tiếng gọi con của cô bán tôm là tiếng đồng hồ báo thức tự động. Cơ mà đến lạ, cậu quý tử chẳng phải học hành vất vả hay làm thêm làm nếm cực nhọc mà sáng nào cũng không thể dậy đúng giờ. Thì ra, tối tối chàng cày game quên cả giờ giấc. Đến sáng ra, yên chí đã có mẹ gọi nên chàng chẳng hề có ý thức dậy đúng giờ. Một chuyện bé cỏn con thôi cũng không làm được, chẳng hiểu sau này, chàng trai này có làm được việc gì lớn lao không?
Lần đầu đứng tên mua một tài sản lớn trong đời: xe máy, cô bạn H. Dương lớp tớ được bố mẹ cử nhiệm vụ tự nộp thuế trước bạ và đăng ký xe. Khổ nỗi, cả đời có bao giờ phải đến các cơ quan hành chính nhà nước làm việc bao giờ nên cô nàng run như cầy sấy khi dắt xe đi đăng ký. Hậu quả là, hết quên giấy tờ lại đến mang thiếu tiền và khai sai thông tin khi ghi biên lai thuế. Chạy ngược chạy xuôi được hai ngày, khổ chủ mới hoàn tất các thủ tục. Chỉ tội, nỗi e ngại trước các thủ tục hành chính khiến cho cô bạn thỏ thẻ: “Từ giờ, tớ chẳng dám làm mấy cái thủ tục loằng ngoằng này nữa”.
Cô bạn tớ không biết rằng, thực ra, các thủ tục đó không phức tạp như cô ấy thấy. Chỉ là cô ấy đã tìm hiểu chưa kỹ các quy định và chưa có kinh nghiệm thôi . Sau này, sẽ còn rất nhiều lần chúng ta phải qua những thủ tục tương tự. Khi bạn xuất cảnh, bạn xin học bổng hoặc đi xin việc, cũng sẽ có rất nhiều thủ tục. Nếu không kiên nhẫn, không chủ động mà trông chờ vào người khác thì nỗi ngại ngần trong bạn vẫn còn đó, khiến bạn không đủ dũng cảm để vượt qua. Bạn có muốn vậy không?
Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về sự bị động của các sinh viên mới ra trường. Đành rằng mới ra trường thì kiến thức còn mới mẻ và đầy nhiệt huyết song sự linh hoạt và chủ động trong công việc thì các cựu “ét vê” nhà mình vẫn thiếu trầm trọng. Chẳng nhà tuyển dụng nào thích một nhân viên không xử lý được các tình huống phát sinh trong công việc, một chút lại “Anh ơi, chị ơi, cho em hỏi...”. Thế nên, một trong những yêu cầu tuyển dụng là: khả năng giải quyết vấn đề thường được đặt ra với các sinh viên.
2. Vì sao teen chưa độc lập?
Vẫn biết sự chủ động, độc lập là cần thiết song có không ít các bậc phụ huynh, do chiều chuộng con cái thái quá đã khiến tính độc lập bị thui chột. Như cậu bạn ở đầu bài chẳng hạn. Nếu không vì một bà mẹ quá lo lắng và thương con thì hẳn sẽ không có cảnh mẹ cậu phải xin nghỉ việc để dắt cậu vào bệnh viện khám bệnh, một việc cậu hoàn toàn có thể làm được. Một số khác, các bạn chú trọng nhiều ở sách vở mà không tiếp xúc với thực tế nên khi gặp phải những tình huống ngoài dự kiến mới lộ ra sự lúng túng.
Thực ra, sự chủ động không chỉ tìm thấy ở việc làm thêm mà có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Nếu bạn chăm chỉ tham gia các phong trào của Đoàn, Hội sinh viên hay các chương trình tình nguyện thì các bạn sẽ có cơ hội làm những việc mình cho là bổ ích và đúng đắn, hoặc ít nhất, cũng có cơ hội để bày tỏ ý kiến. Nhất là ở các thành phố lớn, hoạt động xã hội cực kỳ nhiều. Chỉ cần bạn có hứng thú và sôi nổi để “nhúng” mình vào các hoạt động ấy mà thôi.
Số còn lại, ít hơn, song khó để thông cảm hơn, là các bạn không - chịu - trưởng - thành. Giống như những cậu bé Peter Pan vậy, các bạn này không muốn mình trưởng thành, càng không muốn tách rời bố mẹ, gia đình để tự định đoạt cuộc sống. Vì vậy, hằng năm, có không ít trường hợp học sinh đăng ký chọn trường và ngành học không đúng với khả năng và niềm yêu thích của bản thân chỉ để đảm bảo đúng ý của bố mẹ. Tệ hơn nữa, khi bố mẹ cho quyền tự quyết thì các teen này cũng chỉ ừ hữ cho qua, vì có biết quyết định điều gì đâu.
3. Làm gì để nâng cao chỉ số “độc lập”
Sự độc lập không dễ dàng đến với bạn, nếu như bạn không tự tin vào những gì bạn nghĩ và làm. Khi bạn còn hoài nghi chính mình, bạn sẽ đi tìm một câu trả lời chắc chắn hơn ở người khác. Bạn sẽ không giữ được sự tự chủ của mình. Độc lập còn đòi hỏi một thái độ dũng cảm, dám chịu trách nhiệm nữa. Bạn còn e ngại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác thì sự độc lập vẫn ... còn xa. Vì vậy, nâng cao chỉ số “độc lập” là một việc “dễ mà khó”.
Vậy nhưng, hương vị ngọt ngào khi bạn được đánh giá là một teen độc lập cũng hấp dẫn vô cùng. Bạn tưởng tượng ra cảnh được một ai đó thừa nhận: “Bạn ấy/ anh ấy độc lập lắm” rồi chứ. Đằng sau câu nói đó, là sự khen ngợi, tin tưởng và thấp thoáng chút mến mộ nữa. Và hơn hết, là cảm nhận tích cực về sự khác biệt khi mình khôn lớn, trưởng thành hơn và tự quyết được phần nào cuộc sống của chính mình. Muốn vậy, bạn cần phải dấn thân nhiều hơn để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm sống, chắt lọc làm vốn quý của mình. Sự độc lập sẽ đến với bạn, nhanh thôi.
Theo Mực Tím