- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Cấm không được, thôi đành xin vậy
"Lần nào nhìn mấy tấm biển ấy, lòng tôi cũng trĩu nặng” - Đại đức Thích Thanh Tri, ở chùa Diệu Pháp (188 Nơ Trang Long (nối dài), Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi về những tấm biển ghi chú đặt tại sân chùa, với một giọng buồn buồn. Chả là…
Chùa Diệu Pháp có khuôn viên rất rộng, nằm kế bên sông Sài Gòn, lại rợp bóng mát của nhiều loài hoa trái trong suốt bốn mùa; phong cảnh yên ả và nên thơ lắm. Và khu vườn yên tĩnh quý giá giữa chốn thị thành ồn ã ấy nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nhiều bạn trẻ. Hàng ngày, trung bình nơi đây đón ngót 100 bạn trẻ đến vãng cảnh. Điều đáng nói là rất nhiều nam thanh nữ tú đã để quên mất nét thanh lịch ở ngoài cổng chùa. Thế nên, họ nằm ngồi ngả ngốn, cười đùa huyên náo, khắc tên, ghi lưu bút lên các thân cây, xả rác ừa bãi; thậm chí nhiều đôi nam nữ ngang nhiên biến khuôn viên chùa thành… phim trường với những cảnh diễn nóng. Báo hại cho các vị sư, nhắc nhở mãi cũng chỉ như nước đổ lá khoai nên nhà chùa đành có những biện pháp mạnh.
Trước tiên, hàng ghế đá đặt sát bờ kè, vốn trước kia quay mặt ra sông, nay được các thầy nhất loạt xoay lại - quay mặt vào sân chùa - để ít ra các đôi bạn trẻ cũng thấy ngại khi bị người qua kẻ lại nhìn rõ mặt nên sẽ hạn chế những cảnh âu yếm. Tiếp đến, Đại đức Thích Thanh Tri thuê thợ làm hai tấm bảng tôn, chữ được kẻ bằng sơn, to, rõ ràng, lời lẽ thì thống thiết: “Xin ngồi ngay ngắn, tuyệt đối không nằm nơi tôn nghiêm”, tấm kia còn ghi những lời nặng đô hơn: “Các đôi bạn trẻ giữ lễ nghi nơi tôn nghiêm”. Ấy thế mà những biện pháp ấy cũng vẫn không có tác dụng răn đe là bao nên những cảnh chướng ta gai mắt như kể trên vẫn tiếp tục tái diễn, nhất là vào buổi chiều tà và tối. “Không thể có biện pháp nào thành công nếu các bạn trẻ không có ý thức.” - thầy Thanh Tri buồn bã nói.