Chen chúc học chữ 4 ca ở những lớp học thuê

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trường học quá tải học sinh, những lớp học chen chúc từ 55-65 cháu, thiếu lớp, học sinh phải học thành 3 ca, 4 ca, đi học nhờ tại nhiều địa điểm khác… là thực trạng đang diễn ra của một số trường cấp 1 tại nhiều nơi trên khắp cả nước.

cap_1-_1.jpg

Giờ ra chơi sân trường An Hội đông kín chỗ
Trường lớn cũng hết chỗ

Trường tiểu học An Hội (Q. Gò Vấp, TP.HCM)- ngôi trường đang có số lượng học sinh theo học lớn nhất cả nước. Năm học vừa qua toàn trường có 94 lớp học với 4.400 học sinh.

Ngôi trường này được xây dựng khá khang trang với những dãy nhà và cây xanh đầy đủ. Tuy nhiên, số lượng học sinh theo học tại trường quá đông nên vẫn không thể đủ không gian cho các em vui chơi. Đồng thời hoạt động của cả thầy và trò cũng có nhiều ảnh hưởng khi mỗi giờ ra chơi đều mất nhiều thời gian để sắp xếp cho học sinh xếp hàng nối đuôi nhau về lớp.

cap_1-_2.jpg

Học sinh xếp hàng chờ được vào lớp sau giờ ra chơi

Sĩ số học sinh tại mỗi lớp học ít nhất cũng là 45-48 học sinh thậm chí nhiều lớp lên đến 55 học sinh. Lớp quá đông nên bàn ghế kê san sát, các học sinh cũng không có được nhiều không gian tại lớp học. Giờ ra chơi, mặc dù sân trường khá rộng nhưng khoảng không cho các bé vùng vẫy tay chân cũng hết sức hạn hẹp, học sinh cũng không được chạy nhảy thoải mái. Đồng thời do số lượng học sinh quá đông nên trường không thể đáp ứng cho các em học 2 buổi, nhiều bậc phụ huynh phải vất vả tìm chỗ học thêm cho trẻ.

Tuy đông đúc nhưng dù sao các học sinh tại trường tiểu học An Hội vẫn có lớp học tại trường, địa điểm học cố định hơn hẳn những ngôi trường quá tải học sinh và phải đi thuê nhờ chỗ học từ bên ngoài như trường tiểu học tại trung tâm TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

Học 3 ca, 4 ca

Do không đủ chỗ, nhiều trường tiểu học tại trung tâm TP. Biên Hòa, Đồng Nai đã phải mượn các trường đại học, trường trung học nghề, văn phòng khu phố... để học nhờ.

anh_3.jpg

lớp học đông nghịt học sinh tại Đồng Nai

Năm nào cũng vậy trường tiểu học Trảng Dài (P.Trảng Dài, TP. Biên Hòa) cũng thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải học sinh, cứ đến ngày nhập học là lớp học đông nghẹt, kẹt cứng. Năm nay do trường mới xây không đúng tiến độ nên tình trạng thiếu lớp tại đây càng trở nên nghiêm trọng, học sinh theo học phải chia làm 3-4 ca.

Do quá thiếu lớp học, trường Tràng Dải này đã phải mượn 10 phòng của đại học Công nghệ Đồng Nai để giải quyết tình trạng 20 lớp phải học ca 4. Với chiều cao bàn ghế dành cho các anh chị đã trưởng thành, các bé học lớp mượn cũng khá vất vả với kiểu bàn ghế không phù hợp với thể chất của mình.Tuy vậy, trường vẫn đang phải duy trì 32 lớp ca 3 và tổ chức dạy học ngoài nhà trường 20 lớp.

Còn tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp) dự kiến có 41 lớp trong khi trường chỉ có 9 phòng học nên chỉ bố trí được 18 lớp học cho 2 ca/ngày, do đó 23 lớp còn lại phải thuê cơ sở ở ngoài để giảng dạy. Mỗi lớp học cũng ngót nghét 50 học sinh.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại trường tiểu học Tân Thành (P.Bửu Long) có 19 lớp nhưng toàn bộ phải mượn cơ sở của Trường THCS Tân Bửu để bố trí học vào buổi chiều. Trường tiểu học Tân Phong A (P.Tân Phong) lại tiếp tục học nhờ tại Trường tiểu học Tân Phong B với 10 lớp.

Không những thế, do năm nay nhiều “heo vàng” nhập học khiến số lượng học sinh vào lớp 1 tại Biên Hòa tăng đột biến lên 15.000 em. Các trường quá tải, thiếu phòng nên đành cho học sinh học chen chúc, tăng ca.

Nhu cầu mở rộng, xây thêm các lớp học tại các trường thuộc Biên Hòa là rất lớn. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa có đủ kinh phí để tiến hành xây dựng- Ông Trịnh Tuấn Liêm, quyền chủ tịch UBND TP Biên Hòa, cho biết UBND TP cho biết.

Thủ đô cũng chen chúc

Tại Hà Nội, một loạt các ngôi trường có tiếng cũng vẫn phải thuê địa điểm lẻ để đáp ứng lượng học sinh ngày càng “phình to”, nhất là năm nay, khi “heo vàng” đồng loạt vào lớp 1. Ngay như hai ngôi trường danh tiếng như Nguyễn Du và Trưng Vương cấp 1 của quận Hoàn Kiếm, đến giờ này vẫn phải chung trường ca sáng, ca chiều. Còn nếu muốn học bán trú, các học sinh phải học thêm tại các địa điểm lẻ do trường thuê quanh đó, diện tích cũng hết sức hạn hẹp, giờ ra chơi các bé cũng chỉ được ngồi một chỗ, bởi chạy ra khỏi lớp là ra đường, chợ búa ồn ào, không thuận lợi cho môi trường giáo dục.

Ngoài ra, một loạt các trường khác như Tiểu học Bà Triệu, Lê Ngọc Hân, Tây Sơn… cũng vẫn phải thuê các địa điểm lẻ gần trường, có khi là nhà dân… cho đủ lớp học, mà sĩ số học sinh cũng rất lớn, thông thường cũng phải trên 40 -50 học sinh/lớp.

Năm học mới này, một số trường tại quận Hai Bà Trưng cũng đã nỗ lực xây xong trường học mới nhằm đón lượng học sinh “heo vàng” tăng đột biến. Dù số phòng học đã tăng lên nhiều do trường xây mới, nhưng năm nay trường Lê Văn Tám cũng phải gồng mình gánh đến 11 lớp 1, mỗi lớp cũng trên dưới 50 học sinh, tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Theo Tổng cục dân số, hiện nay Việt Nam đang trong tỷ lệ vàng, vậy nhưng các cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… lại không đi cùng sự phát triển này mà “dậm chân” tại chỗ, thậm chí còn có phần thụt lùi. Không hiểu các nhà lập chính sách lên kế hoạch thế nào mà trong khi dân số phát triển, nhưng mọi hoạt động, cơ sở xã hội không hề phát triển theo. Người ta chỉ biết quy hoạch đất ở, xây nhà để bán, gia tăng đến mức chóng mặt, trong khi để dành đất xây trường học, bệnh viện, sân chơi thì chủ đầu tư nào cũng lờ đi, không muốn động đến.

Nếu biết tận dụng tỷ lệ vàng với dân số trẻ để đáp ứng tốt nhu cầu về giáo dục và chăm sóc sức khỏe ngay từ tấm bé, những “mầm non tương lai” sẽ phát triển tốt hơn, hứa hẹn là nguồn nội lực mạnh cho đất nước chứ không bị nhồi nhét trong không gian chật chội, gò bó như hiện nay. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước đó hàng chục năm, còn đến giờ mới nhận ra, e rằng đã quá muộn.
Theo songmoi.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom