Chê cử nhân dân lập: Sai cả tình và lý

tinbaton1989

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/5/2011
Bài viết
213
Thứ Ba, 18/10/2011 23:26
TP Đà Nẵng “nói không” với sinh viên tốt nghiệp ĐH hệ tại chức, tỉnh Nam Định “nói không” với sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập. Điều gì sẽ xảy ra nếu các địa phương khác cũng làm như Đà Nẵng và Nam Định?

4-chot.jpg

Quan niệm sinh viên trường dân lập kém là sai lầm. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM thực hành. Ảnh: Tấn Thạnh
Khi “nói không” với sinh viên tốt nghiệp cử nhân hệ tại chức vào năm 2010. TP Đà Nẵng đã tạo ra cú sốc thực sự với hệ thống đào tạo ĐH, CĐ, gây nhiều tranh luận lúc đó và cũng là “đòn cảnh báo” với hình thức đào tạo tại chức. Đến nay, tỉnh Nam Định lại tạo thêm cú sốc khi “nói không” với các cử nhân tốt nghiệp các trường dân lập. Trong thông báo số 95/TB-UBND ngày 22-6, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, đã khẳng định: “Người dự tuyển công chức phải có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn tại các trường công lập...”.
Phân biệt đối xử
Dưới góc độ một nhà làm luật, cũng là giáo sư từng đảm nhận chức vụ giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng quy định của UBND tỉnh Nam Định không đúng luật. Theo GS Đào Trọng Thi, đối với các loại văn bằng nằm trong hệ thống văn bằng của Nhà nước thì đây là quy định không thể chấp nhận được. Thông báo này đã thể hiện rõ phân biệt đối xử. Theo GS Đào Trọng Thi, người đứng ra tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp có thể tuyển dụng với những điều kiện riêng theo yêu cầu của mình. Nhưng cơ quan Nhà nước mà ra hướng dẫn như thế thì trái thẩm quyền, không đúng tinh thần trong công tác quản lý Nhà nước. “Như vậy, tỉnh đã tự tạo nên sự phân biệt đối xử với những đối tượng được thừa nhận là có sự công bằng như nhau” - GS Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cũng có chung nỗi bức xúc với điều kiện tuyển công chức gây sốc của tỉnh Nam Định. GS Quân cho rằng đây là một định kiến đáng phải phê phán. Quy định của tỉnh Nam Định không chỉ sai về lý mà còn sai về tình. Việc một cơ quan quản lý Nhà nước lại ra quy định trái luật là không chấp nhận được. GS Trần Hồng Quân nói quy định này là hệ quả của một cách nghĩ xa rời thực tiễn. Không phải cứ trường công là sinh viên có chất lượng cao, trường tư là yếu kém.
Thực tế nhiều năm nay, không ít trường ngoài công lập đã có những nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo. GS Trần Hồng Quân kể ông từng gặp một sinh viên người Nam Định tốt nghiệp một trường CĐ ngoài công lập và đang làm cho một công ty nước ngoài. “Khi tôi hỏi cậu ấy sao không về quê, cậu ấy chỉ cười như có lỗi với quê hương. Thực ra, thu nhập của cậu ấy rất cao, hầu như tất cả sinh viên của Trường CĐ SaigonTech đều có việc làm sau khi tốt nghiệp. Không thể nói là sinh viên trường tư thục thì kém, họ còn nói tiếng Anh tốt hơn nhiều sinh viên công lập” - GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh.
GS Đào Trọng Thi cũng có chung quan điểm này. Theo GS Thi, có thể trong các trường công lập, tỉ lệ sinh viên có năng lực tốt nhiều hơn nhưng không thể nói sinh viên ngoài công lập là kém. Trường tư thục cũng có những sinh viên rất giỏi.
Chặn cơ hội của người tài
“Quy định của UBND tỉnh Nam Định đã chặn cơ hội của sinh viên các trường dân lập, tư thục. Nếu thế thì Nhà nước đào tạo và công nhận họ làm gì?” - GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bức xúc. Theo GS Phạm Minh Hạc, Nhà nước đang khuyến khích xã hội hóa giáo dục mà quy định như thế khác gì ngăn cản việc xã hội hóa giáo dục, nó không đúng với chủ trương của Nhà nước. Nếu địa phương nào cũng như Nam Định thì các trường dân lập có tồn tại được hay không?
Nhận xét về chủ trương của Nam Định, GS Đào Trọng Thi cho rằng UBND tỉnh không có quyền “cấm cửa” cử nhân trường dân lập, tư thục nộp hồ sơ hay thi tuyển công chức. Ông cho rằng cơ hội tham gia tìm kiếm việc làm là công bằng với tất cả mọi người. Mọi người đều có quyền tham gia tuyển dụng nhưng họ có đáp ứng được yêu cầu của người tuyển không lại là chuyện khác. “Nếu tư duy minh bạch như vậy thì mọi người sẽ hành động đúng với cương vị của mình, đừng làm hộ những người khác. Làm hộ như vậy là trái thẩm quyền” - GS Đào Trọng Thi nhìn nhận.
Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho rằng: “Có thể cá nhân nào đó có quan điểm sinh viên ngoài công lập là kém. Tuy nhiên, ở vị trí và sự hiểu biết một lãnh đạo tỉnh mà có quan điểm như vậy thì thật đáng tiếc”.
Khuyến khích chạy theo bằng cấp
Ông Đặng Thế Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Lương Thế Vinh, nơi có sinh viên bị từ chối trong đợt thi tuyển công chức ở tỉnh Nam Định vừa qua, bức xúc: “Quan niệm sinh viên dân lập là kém, công lập là giỏi là quan niệm sai lầm”. GS Phạm Minh Hạc khẳng định tất cả các trường công lập và trường ngoàicông lập đều do Thủ tướng quyết định thành lập và đều do Bộ GD-ĐT quản lý về mặt Nhà nước và chuyên môn. Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp, sản phẩm đào tạo của trường công lập hay ngoài công lập đều được đối xử như nhau. Quan điểm tuyển dụng lấy tiêu chí bằng cấp làm trọng là không hợp lý. Bằng tốt nghiệp của sinh viên học các trường ĐH, CĐ công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định và người học đều tin tưởng vào quyết định đó. Điều này sẽ tạo nên những bất cập, khuyến khích kiểu đào tạo chạy theo bằng cấp. Trên thực tế, nhiều người chỉ có bằng tại chức nhưng năng lực làm việc, khả năng quản lý còn tốt hơn cả người có học vị tiến sĩ. Theo GS Phạm Minh Hạc, quan trọng là năng lực thực tế của mỗi người. Không thể tuyển dụng được người tài bằng cách gạt những người tốt nghiệp trường ngoài công lập ra ngoài ngay từ đầu.
Kỳ tới: Chúng tôi lên tiếng !
 
Ở đâu cũng vậy thôi, có hay, có dở, các tỷ phú VN và thế giới cũng được bao nhiêu người có bằng đh đâu? mấy cái vụ lảm nhảm này VN là vô đối, bực cả mình.

Dân lập thì cũng thuê giảng viên công lập ra chứ đâu? khi gác thi thì cán bộ coi thi đưa tài liệu cho thí sinh coi chắc, 1/2 sv dân lập thì 1/2 sv dân lập, thậm chí là hơn, nếu ở đâu cũng không cần thì VN...
 
Chê cử nhân dân lập: Chúng tôi lên tiếng!

Thứ Tư, 19/10/2011 22:50
Dù với bất cứ lý do nào, việc tỉnh Nam Định chê cử nhân dân lập đang bị dư luận phản ứng gay gắt. Vậy những người dạy và học ở các trường ĐH ngoài công lập nói gì?

Quá đáng quá! PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, đã thốt lên như vậy, khi đề cập cách tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) của tỉnh Nam Định.
Không công bằng
TS Kiều Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (trường có 2 sinh viên tốt nghiệp bị Nam Định từ chối dự tuyển), cho rằng tuyển dụng CBCC theo cách của Nam Định hay Đà Nẵng (từ chối hệ tại chức) là chỉ nhìn vào hình thức để đánh giá hơn là đi vào đánh giá năng lực thật sự của người tham gia tuyển dụng.
Trong thực tế, trường công lập hay trường ngoài công lập có nơi tốt, có nơi chưa tốt. Sinh viên tốt nghiệp ở trường ngoài công lập cũng có em giỏi, em khá và em chưa giỏi như trường công lập. Do vậy, không thể nhìn vào việc sinh viên đó tốt nghiệp trường công lập hay trường ngoài công lập để đánh giá. Việc tuyển CBCC theo cách của tỉnh Nam Định không là công bằng với sinh viên trường ngoài công lập.
659154534-SV-khoa-Dong-Phuong.jpg
Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến trong giờ thực hành tin học. Ảnh: TẤN THẠNH
TS Trần Hành, Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), đặt câu hỏi: “Những sinh viên tự túc du học nước ngoài và học ở trường ngoài công lập trở về, Nam Định có tuyển dụng?”. Theo TS Trần Hành, chủ trương không tuyển CBCC đối với những người tốt nghiệp ở trường ngoài công lập đã làm phương hại đến nền giáo dục.
Vô tình loại người giỏi

Chúng tôi biết sẽ vấp phải phản ứng của dư luận nhưng không phải tự dưng mà tỉnh Nam Định ra quyết định này. Qua quá trình đánh giá sơ bộ về việc tuyển dụng sinh viên, phải nói thẳng là sinh viên hệ dân lập có đầu vào rất thấp, không thể so với sinh viên các trường công lập.
(Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định)
Không chỉ lãnh đạo các trường ngoài công lập, những sinh viên đã tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập cũng tỏ ra bức xúc. trước quyết định của tỉnh Nam Định, Phạm Trường Sinh, sinh viên năm 4 Khoa Cơ điện Điện tử Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, cho rằng trên thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH ngoài công lập rất thành công khi ra trường. Anh Huỳnh Lê Nguyên, Phó Giám đốc kinh doanh của Công ty Toyota Đông Sài Gòn, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ, đi làm năm 2002, chỉ sau 6 năm, anh đã đủ sức đảm nhận vị trí phó giám đốc kinh doanh. Tương tự, học cùng khoa, cùng trường với anh Nguyên, tốt nghiệp năm 2003, chị Hoàng Thị Ngọc Quỳnh làm việc ở Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Đến năm 2008, chị thành lập công ty riêng và nay là giám đốc Công ty CP Đào tạo dịch vụ và tư vấn Đỉnh Cao, hoạt động chuyên về tư vấn thuế và dịch vụ kế toán. Công ty của chị Quỳnh có hơn 100 doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên.
Những sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập đang thành công như anh Nguyên, chị Quỳnh không phải là hiếm.
Người nhận học bổng danh giá của EU
Đang là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, Dương Thanh Long quyết định chuyển sang học tại một trường tư thục mới mở là ĐH FPT. “Thực tế, ĐH Bách khoa cũng không hẳn là tốt như mình nghĩ, có nhiều môn mình học nhưng không biết để làm gì, trong khi ngoại ngữ lại không được coi trọng. Điều này khiến mình cảm thấy bị phí thời gian”- Long cho biết. Tốt nghiệp năm 2011, Long là sinh viên duy nhất của Việt Nam được nhận học bổng Eramus Mundus chuyên ngành công nghệ xử lý ngôn ngữ dạng ứng tuyển tự do. Đây là học bổng danh giá của EU, trị giá 48.000 euro (gần 1,5 tỉ đồng), mỗi năm trao không quá 15-20 suất trên toàn thế giới.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 19-10, trước khi lên đường theo học chương trình thạc sĩ tại Cộng hòa Czech và Úc, Dương Thanh Long thẳng thắn: Trong một tập hợp bao giờ cũng có người này người kia. Vì vậy, không thể nói công lập là giỏi; dân lập, tư thục là kém. Tư duy này sẽ dần được thay đổi trong thời gian tới..
 
×
Quay lại
Top Bottom