- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Giá gas, xăng dầu tăng mạnh, nhiều mặt hàng khác cũng tăng theo, trong khi lương không tăng, khiến cuộc sống, sinh hoạt của phần lớn người dân thêm khó khăn, chật vật...
Vợ chồng chị Kim Hạnh phải trì hoãn kế hoạch sinh con, vì bão giá.
Vợ chồng già, trẻ đều khốn khó
Vợ chồng anh Minh Tâm (Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội) vừa nhận được thông báo tăng tiền thuê nhà từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng, khiến vợ chồng đứng ngồi không yên.
Anh Tâm chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi thuê căn nhà này giá 1,5 triệu đồng/tháng. Cứ mỗi lần giá cả leo thang, chủ nhà lại đòi tăng vài trăm ngàn. Từ tháng 3 này, bà chủ đã tăng lên 3 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 2 năm, riêng giá thuê nhà đã tăng gấp đôi”.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu cho biết, từ 1-3 đã điều chỉnh giá bán do chi phí đầu vào tăng. Nhóm các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm chế biến có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu tăng giá bán từ 8- 10%. Nhóm hàng thủy sản đông lạnh, phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng tăng khoảng 10%.
Là biên tập viên tại một nhà xuất bản, thu nhập hàng tháng của anh Tâm khoảng 5 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thu nhập hằng tháng cũng tương đương chồng.
“Lúc chưa có con hai vợ chồng chi tiêu còn xông xênh chút, giờ có con rồi thì hai vợ chồng phải tính toán lắm mới đủ tiêu”, anh Tâm nói.
Anh Tâm nhẩm tính, riêng chi tiêu cho con, một tháng tằn tiện cũng gần 4 triệu đồng (tiền gửi con 1,7 triệu đồng, tiền sữa 2,8 triệu đồng); tiền nhà 3 triệu đồng, tiền xăng, điện thoại 2 vợ chồng hết 1 triệu đồng thì chỉ còn 2 triệu tiền ăn cho cả gia đình.
Anh Tâm ngậm ngùi: “Những khoản trên còn chưa tính đến tiền đám cưới, đám ma. Rất lâu rồi tôi không dám ngồi quán bia với bạn bè, còn vợ cũng không có bộ quần áo mới nào. Nếu giá cứ tăng nữa thì không biết vợ chồng và con cái sẽ xoay xở ra sao”.
Anh Tâm bàn với vợ sẽ gửi con gái 2 tuổi về quê ở Thái Bình cho ông bà nội nuôi.
“Bất đắc dĩ lắm mới phải gửi con về quê, đến tuổi đi học vợ chồng tôi lại đón con lên chứ sinh hoạt đắt đỏ như ở Hà Nội thì với đồng lương hai vợ chồng, suốt ngày phải đi vay tiền mà tiêu thôi”, anh Tâm cho hay.
Vợ chồng chị Kim Hạnh (Nhổn, Từ Liêm) cưới nhau được 4 tháng nhưng chưa dám sinh em bé.
Chị Hạnh cho biết: “Vợ chồng tôi phải đi thuê nhà, tôi làm nhân viên quét dọn cho một tòa nhà lương 3 triệu đồng/tháng, chồng làm thợ xây được 4 triệu đồng/tháng thì phải chi cho tiền nhà: 1,7 triệu đồng/tháng; tiền ăn: 2 triệu đồng/tháng, tiền xăng, điện thoại, dầu gội đầu, xà phòng tắm, bột giặt...
Hầu như tháng nào vợ chồng cũng tiêu hết lương, nếu tháng nào có đám cưới và đám giỗ nhiều thì vợ chồng lại đi vay hàng xóm rồi tháng sau bù vào. Giá cả sinh hoạt hoạt đắt đỏ như hiện nay mà sinh con, tôi sợ không lo được”.
Vợ chồng trẻ còn có sức khỏe, lao động kiếm tiền, còn những vợ chồng già về hưu như ông Trần Khánh (chung cư Nam Trung Yên, Hà Nội), sống chủ yếu dựa vào lương hưu thì chật vật lắm. Về hưu được 5 năm, lương hưu hai vợ chồng được 4,8 triệu đồng/tháng.
Ông Khánh cho biết: “Già rồi ăn uống cũng đạm bạc, nếu cách đây một năm, mỗi tháng chỉ chi tầm 1 triệu tiền ăn thì nay tăng lên 2 triệu đồng/tháng, vì tiền điện, tiền nước, gas đều tăng. Mỗi tháng phải chi 500.000 đồng, tiền đồ dùng sinh hoạt: kem đánh răng, bột giặt, gas... Với khoản lương hưu đó nếu trong nhà ai ốm đau lại phải chạy vạy nhờ con cháu”.
Giá cả đang leo thang theo giá xăng đè nặng vai người nội trợ.
Mặt bằng giá mới?
Vài ngày nay, tại nhiều chợ cóc ở Hà Nội, các tiểu thương đã vin vào giá xăng tăng, tăng giá các mặt hàng thực phẩm.
Tại chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội), thịt ba chỉ từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 đồng/kg, thịt thăn: 120.000 đồng/kg lên: 130.000 đồng/kg, thịt bò thăn: 180.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg, cá trắm: 80.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg, ngao: 20.000 đồng/kg lên 22.000 đồng/kg...
Riêng rau xanh, do thời tiết Hà Nội đột ngột trở lạnh, giá rau tăng mạnh: su hào: 4.000 đồng/củ (tăng: 2.000 đồng); cải bắp: 7.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng); rau cần: 5.000 đồng/bó (tăng: 1.000 đồng); rau cải xanh, cải thảo, cải chíp giá 15 -20.000 đồng/kg (tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg)...
Một tiểu thương tại chợ nói: “Xăng tăng thì đương nhiên giá thực phẩm tăng, vì vận chuyển tăng, chúng tôi đâu có chạy xe máy bằng nước
lã đâu”.
Ngoài các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng giá thì các mặt hàng ăn uống cũng đồng loạt tăng theo. Phở bò: 20.000 đồng/bát tăng lên 25.000 đồng/bát; miến lươn: 35.000 đồng/bát lên 40.000 đồng/bát; vịt quay sẵn: 150.000 đồng/kg lên 170.000 đồng/kg...
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Vĩnh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: “Hiện nay, do lượng hàng tích trữ trong các siêu thị vẫn còn nên chưa tăng giá, nhưng chắc chắn sẽ tăng trong vòng một tuần nữa.
Còn các chợ truyền thống bao giờ cũng tiên phong tăng giá, bởi không ai quản lý và cũng do tâm lý ăn theo của các tiểu thương. Việc xăng tăng giá ảnh hưởng đến cước vận tải nên các mặt hàng thực phẩm tại siêu thị sẽ tăng từ 3 - 7%, còn tại chợ truyền thống có thể lên đến 10 - 15%”.
Vợ chồng chị Kim Hạnh phải trì hoãn kế hoạch sinh con, vì bão giá.
Vợ chồng già, trẻ đều khốn khó
Vợ chồng anh Minh Tâm (Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội) vừa nhận được thông báo tăng tiền thuê nhà từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng, khiến vợ chồng đứng ngồi không yên.
Anh Tâm chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi thuê căn nhà này giá 1,5 triệu đồng/tháng. Cứ mỗi lần giá cả leo thang, chủ nhà lại đòi tăng vài trăm ngàn. Từ tháng 3 này, bà chủ đã tăng lên 3 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 2 năm, riêng giá thuê nhà đã tăng gấp đôi”.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu cho biết, từ 1-3 đã điều chỉnh giá bán do chi phí đầu vào tăng. Nhóm các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm chế biến có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu tăng giá bán từ 8- 10%. Nhóm hàng thủy sản đông lạnh, phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng tăng khoảng 10%.
Là biên tập viên tại một nhà xuất bản, thu nhập hàng tháng của anh Tâm khoảng 5 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thu nhập hằng tháng cũng tương đương chồng.
“Lúc chưa có con hai vợ chồng chi tiêu còn xông xênh chút, giờ có con rồi thì hai vợ chồng phải tính toán lắm mới đủ tiêu”, anh Tâm nói.
Anh Tâm nhẩm tính, riêng chi tiêu cho con, một tháng tằn tiện cũng gần 4 triệu đồng (tiền gửi con 1,7 triệu đồng, tiền sữa 2,8 triệu đồng); tiền nhà 3 triệu đồng, tiền xăng, điện thoại 2 vợ chồng hết 1 triệu đồng thì chỉ còn 2 triệu tiền ăn cho cả gia đình.
Anh Tâm ngậm ngùi: “Những khoản trên còn chưa tính đến tiền đám cưới, đám ma. Rất lâu rồi tôi không dám ngồi quán bia với bạn bè, còn vợ cũng không có bộ quần áo mới nào. Nếu giá cứ tăng nữa thì không biết vợ chồng và con cái sẽ xoay xở ra sao”.
Anh Tâm bàn với vợ sẽ gửi con gái 2 tuổi về quê ở Thái Bình cho ông bà nội nuôi.
“Bất đắc dĩ lắm mới phải gửi con về quê, đến tuổi đi học vợ chồng tôi lại đón con lên chứ sinh hoạt đắt đỏ như ở Hà Nội thì với đồng lương hai vợ chồng, suốt ngày phải đi vay tiền mà tiêu thôi”, anh Tâm cho hay.
Vợ chồng chị Kim Hạnh (Nhổn, Từ Liêm) cưới nhau được 4 tháng nhưng chưa dám sinh em bé.
Chị Hạnh cho biết: “Vợ chồng tôi phải đi thuê nhà, tôi làm nhân viên quét dọn cho một tòa nhà lương 3 triệu đồng/tháng, chồng làm thợ xây được 4 triệu đồng/tháng thì phải chi cho tiền nhà: 1,7 triệu đồng/tháng; tiền ăn: 2 triệu đồng/tháng, tiền xăng, điện thoại, dầu gội đầu, xà phòng tắm, bột giặt...
Hầu như tháng nào vợ chồng cũng tiêu hết lương, nếu tháng nào có đám cưới và đám giỗ nhiều thì vợ chồng lại đi vay hàng xóm rồi tháng sau bù vào. Giá cả sinh hoạt hoạt đắt đỏ như hiện nay mà sinh con, tôi sợ không lo được”.
Vợ chồng trẻ còn có sức khỏe, lao động kiếm tiền, còn những vợ chồng già về hưu như ông Trần Khánh (chung cư Nam Trung Yên, Hà Nội), sống chủ yếu dựa vào lương hưu thì chật vật lắm. Về hưu được 5 năm, lương hưu hai vợ chồng được 4,8 triệu đồng/tháng.
Ông Khánh cho biết: “Già rồi ăn uống cũng đạm bạc, nếu cách đây một năm, mỗi tháng chỉ chi tầm 1 triệu tiền ăn thì nay tăng lên 2 triệu đồng/tháng, vì tiền điện, tiền nước, gas đều tăng. Mỗi tháng phải chi 500.000 đồng, tiền đồ dùng sinh hoạt: kem đánh răng, bột giặt, gas... Với khoản lương hưu đó nếu trong nhà ai ốm đau lại phải chạy vạy nhờ con cháu”.
Giá cả đang leo thang theo giá xăng đè nặng vai người nội trợ.
Mặt bằng giá mới?
Vài ngày nay, tại nhiều chợ cóc ở Hà Nội, các tiểu thương đã vin vào giá xăng tăng, tăng giá các mặt hàng thực phẩm.
Tại chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội), thịt ba chỉ từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 đồng/kg, thịt thăn: 120.000 đồng/kg lên: 130.000 đồng/kg, thịt bò thăn: 180.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg, cá trắm: 80.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg, ngao: 20.000 đồng/kg lên 22.000 đồng/kg...
Riêng rau xanh, do thời tiết Hà Nội đột ngột trở lạnh, giá rau tăng mạnh: su hào: 4.000 đồng/củ (tăng: 2.000 đồng); cải bắp: 7.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng); rau cần: 5.000 đồng/bó (tăng: 1.000 đồng); rau cải xanh, cải thảo, cải chíp giá 15 -20.000 đồng/kg (tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg)...
Một tiểu thương tại chợ nói: “Xăng tăng thì đương nhiên giá thực phẩm tăng, vì vận chuyển tăng, chúng tôi đâu có chạy xe máy bằng nước
lã đâu”.
Ngoài các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng giá thì các mặt hàng ăn uống cũng đồng loạt tăng theo. Phở bò: 20.000 đồng/bát tăng lên 25.000 đồng/bát; miến lươn: 35.000 đồng/bát lên 40.000 đồng/bát; vịt quay sẵn: 150.000 đồng/kg lên 170.000 đồng/kg...
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Vĩnh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: “Hiện nay, do lượng hàng tích trữ trong các siêu thị vẫn còn nên chưa tăng giá, nhưng chắc chắn sẽ tăng trong vòng một tuần nữa.
Còn các chợ truyền thống bao giờ cũng tiên phong tăng giá, bởi không ai quản lý và cũng do tâm lý ăn theo của các tiểu thương. Việc xăng tăng giá ảnh hưởng đến cước vận tải nên các mặt hàng thực phẩm tại siêu thị sẽ tăng từ 3 - 7%, còn tại chợ truyền thống có thể lên đến 10 - 15%”.
Theo Tienphong