- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Năm 2013, Bộ GD-ĐT quy định các trường phải thành lập ban chấm kiểm tra chấm 5% bài thi để việc chấm thi không chấm nới, chấm sót hay quá gắt đối với bài làm của thí sinh. Về vấn đề này, TS Hà Hữu Phúc, Phó Giám đốc Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, Trưởng đoàn thanh tra tuyển sinh ĐH-CĐ tại TPHCM đã có cuộc trao đổi ngắn với PV Báo SGGP xung quanh quy định này.
* PV: Thưa ông, năm nay Bộ GD-ĐT lần đầu tiên áp dụng quy định các trường phải thành lập ban chấm kiểm tra chấm 5% bài thi của toàn trường. Xin ông nói rõ hơn về quy định này?
* TS HÀ HỮU PHÚC: Bộ đưa ra quy định chấm kiểm 5% bài thi nhằm mục đích giúp công tác chấm thi chấm đúng, công bằng và hạn chế những sai sót trong công tác chấm bài thi. Việc chấm kiểm tra 5% bài thi sẽ được tiến hành song song với cán bộ chấm thi và kết quả chấm thi này không phải là kết quả cuối cùng của thí sinh. Nếu ban chấm kiểm tra chấm ra kết quả có chênh lệch (theo quy định) so với kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi thì có thể trao đổi với trưởng ban chấm thi, chủ tịch hội đồng chấm thi để đối thoại hoặc tiến hành chấm lại.
* Vậy ban chấm kiểm tra do ai thành lập và chấm như thế nào?
* Ban chấm kiểm tra do chủ tịch hội đồng tuyển sinh thành lập và chấm hoàn toàn độc lập so với cán bộ chấm thi chính thức. Các cán bộ chấm thi kiểm tra chấm lại bài thi đã chấm và tiến hành song song. Kết quả chấm kiểm tra không phải là kết quả cuối cùng của thí sinh mà kết quả chấm kiểm tra sẽ giúp ban chấm thi kiểm tra, đối chiếu kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi chính thức, chấm điểm công tâm, công bằng và chính xác hay không.
* Việc chấm kiểm tra với 5% số lượng bài thi toàn trường chắc chắn sẽ thêm gánh nặng cho các trường nhưng liệu có mang lại hiệu quả gì không?
* Việc thêm ban chấm thi chắc chắn sẽ thêm người, thêm việc và tốn thêm chi phí tuyển sinh của các trường. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến quyền lợi của thí sinh bởi chấm kiểm tra sẽ ngăn chặn những vấn đề bất thường trong chấm thi như chấm sót ý, chấm nâng điểm, chấm quá gắt…
* Việc chấm kiểm tra có ảnh hưởng gì đến kết quả bài làm của thí sinh cũng như việc phúc khảo của thí sinh?
* Xin nhắc lại một lần nữa, kết quả chấm kiểm tra không phải là kết quả cuối cùng mà chỉ mang tính kiểm tra, giúp ban chấm thi, chủ tịch hội đồng tuyển sinh giám sát quá trình chấm thi sao cho chấm đúng, chấm đủ và đảm bảo kết quả công bằng cho thí sinh. Do đó, việc chấm kiểm tra không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của thí sinh mà ngược lại nó đảm bảo tính công bằng. Sau khi các trường công bố điểm, nếu không đồng ý với kết quả điểm thi đã công bố, thí sinh được quyền làm đơn yêu cầu trường chấm phúc khảo lại bài thi.
Theo sggp.org
* PV: Thưa ông, năm nay Bộ GD-ĐT lần đầu tiên áp dụng quy định các trường phải thành lập ban chấm kiểm tra chấm 5% bài thi của toàn trường. Xin ông nói rõ hơn về quy định này?
* TS HÀ HỮU PHÚC: Bộ đưa ra quy định chấm kiểm 5% bài thi nhằm mục đích giúp công tác chấm thi chấm đúng, công bằng và hạn chế những sai sót trong công tác chấm bài thi. Việc chấm kiểm tra 5% bài thi sẽ được tiến hành song song với cán bộ chấm thi và kết quả chấm thi này không phải là kết quả cuối cùng của thí sinh. Nếu ban chấm kiểm tra chấm ra kết quả có chênh lệch (theo quy định) so với kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi thì có thể trao đổi với trưởng ban chấm thi, chủ tịch hội đồng chấm thi để đối thoại hoặc tiến hành chấm lại.
Thí sinh dự thi ĐH-CĐ đợt 1 tại TPHCM.
* Vậy ban chấm kiểm tra do ai thành lập và chấm như thế nào?
* Ban chấm kiểm tra do chủ tịch hội đồng tuyển sinh thành lập và chấm hoàn toàn độc lập so với cán bộ chấm thi chính thức. Các cán bộ chấm thi kiểm tra chấm lại bài thi đã chấm và tiến hành song song. Kết quả chấm kiểm tra không phải là kết quả cuối cùng của thí sinh mà kết quả chấm kiểm tra sẽ giúp ban chấm thi kiểm tra, đối chiếu kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi chính thức, chấm điểm công tâm, công bằng và chính xác hay không.
* Việc chấm kiểm tra với 5% số lượng bài thi toàn trường chắc chắn sẽ thêm gánh nặng cho các trường nhưng liệu có mang lại hiệu quả gì không?
* Việc thêm ban chấm thi chắc chắn sẽ thêm người, thêm việc và tốn thêm chi phí tuyển sinh của các trường. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến quyền lợi của thí sinh bởi chấm kiểm tra sẽ ngăn chặn những vấn đề bất thường trong chấm thi như chấm sót ý, chấm nâng điểm, chấm quá gắt…
* Việc chấm kiểm tra có ảnh hưởng gì đến kết quả bài làm của thí sinh cũng như việc phúc khảo của thí sinh?
* Xin nhắc lại một lần nữa, kết quả chấm kiểm tra không phải là kết quả cuối cùng mà chỉ mang tính kiểm tra, giúp ban chấm thi, chủ tịch hội đồng tuyển sinh giám sát quá trình chấm thi sao cho chấm đúng, chấm đủ và đảm bảo kết quả công bằng cho thí sinh. Do đó, việc chấm kiểm tra không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của thí sinh mà ngược lại nó đảm bảo tính công bằng. Sau khi các trường công bố điểm, nếu không đồng ý với kết quả điểm thi đã công bố, thí sinh được quyền làm đơn yêu cầu trường chấm phúc khảo lại bài thi.
Theo sggp.org