- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Những bậc phụ huynh yêu thích trường quốc tế và xem đó là lựa chọn lý tưởng cho tương lai của con ngày một nhiều. Nhưng hãy cẩn thận, không phải trường nào gắn mác “quốc tế” cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho con.
Dù con mới chỉ vừa tròn 6 tháng tuổi, nhưng chị T.L đã đăng tải một đường link về thương hiệu giáo dục Vinschool, với thông tin sẽ đồng loạt khai giảng 2 trường mầm non Vinschool đầu tiên tại hai khu đô thị, khởi đầu cho chuỗi trường Việt Nam chất lượng cao này trên toàn quốc và không quên đi kèm bình luận: “Lớn nhanh lên mẹ cho học nhé!”. Những bậc phụ huynh yêu thích trường quốc tế và xem đó là lựa chọn lý tưởng cho tương lai của con ngày một nhiều. Nhưng hãy cẩn thận, không phải trường nào gắn mác “quốc tế” cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho con.
Trường mầm non công lập dù giáo viên có kinh nghiệm nhưng quá đông cộng thêm nỗi lo trái tuyến – đúng tuyến nên nhiều phụ huynh không chọn để con vào học. Ảnh: P.T
Trường “quốc tế” và những sự “hơn”
Chọn trường nào cho con – nhất là lứa tuổi mới chập chững làm quen với con chữ và những kiến thức là việc khiến nhiều bậc làm cha mẹ “đau đầu”. Trên diễn đàn làm cha mẹ, một thành viên đã bày tỏ: Ở đây, tôi chỉ nói đến một số đặc điểm riêng của trường mầm non và tiểu học trong khuôn khổ hiểu biết của tôi ở Hà Nội. Trường công và bán công, có nhược điểm là : Số lượng học sinh thường quá đông, không được chăm sóc cẩn thận bằng trường tư; cha mẹ khó có tiếng nói trong trường ví dụ như về việc chăm sóc trẻ, về một số nhu cầu riêng của từng trẻ..; Nhiều trường vẫn áp dụng các phương pháp dạy cũ, đưa trẻ vào những con đường học tập xáo mòn. Trưòng tư lại có nhược điểm là: Mặt bằng của trường nhiều khi rất hẹp nên thiếu khoảng không gian sống cho trẻ ở trường. Giáo viên thường là các cô giáo mới ra trường, còn ít kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ, tính bất ổn của giáo viên cao…
Từ những phân tích thiệt, hơn đó nhiều phụ huynh đã tính đến phương án chọn trường “quốc tế” hoặc “hợp tác quốc tế” cho con. Vì trường quốc tế được xem là có nhiều ưu điểm hơn cả: Trình độ ngoại ngữ của con tốt hơn, thời gian học thoải mái, môi trường lớp học sạch sẽ, trẻ được học theo kiểu mở, không bị gò bó, thụ động…
Các bậc phụ huynh đều cho rằng: Trẻ em cần được đào tạo để hội tụ đủ các yếu tố trở thành một công dân toàn cầu: Khả năng Anh ngữ, kiến thức đa dạng, sự tự tin nhạy bén, khả năng độc lập và các kỹ năng sống cần thiết. Môi trường giáo dục quốc tế rất chú trọng phát triển các yếu tố trên cho mỗi học sinh.
Chị Thu Phượng, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Tôi không nói chất lượng trường công của chúng ta không tốt, nhưng ở trường công lập, mỗi lớp 40-50 em, làm sao giáo viên quan tâm hết. Nhưng ở trường quốc tế thì khác, mỗi lớp chỉ có 10-15 học sinh. Áp lực học hành cũng không nặng nề như ở trường công lập”.
Cũng có một bà mẹ khác tâm sự trên trang Eva.vn bày tỏ: “Cho con đi học trường quốc tế cũng yên tâm, con vừa giỏi tiếng Anh, giao tiếp tự tin mà chương trình học tại trường quốc tế cũng được Bộ GD&ĐT thông qua”.
Tuy nhiên, cái “hơn” rõ nhất có thể kiểm chứng được ngay là học phí của trường quốc tế rất cao. Tính ra tiền Việt thì một tháng khoảng 7- 8 triệu đồng. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con đi học trường này. Cũng không phải trường quốc tế nào cũng có chất lượng xứng với mức học phí quá “chát” đó.
Không loại trừ nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trẻ
Muốn đạt chuẩn là trường quốc tế phải được kiểm định chất lượng bởi những tổ chức có đủ tư cách pháp nhân quốc tế (Ví dụ tổ chức IBO). Có 3 yếu tố căn bản nhất để các trường đạt chuẩn quốc tế là: Chương trình, giáo viên và cơ sở vật chất. Trong khi đó ở Hà Nội và TP HCM có nhiều cơ sở giáo dục tự nhận là “quốc tế” nhưng chưa đạt được những tiêu chuẩn này.
Và ở Việt Nam, cũng đã có những vụ lừa đảo liên quan đến các trường quốc tế như của Trung tâm ngoại ngữ SITC hay trường ĐH quốc tế Đông Nam Á, nhưng hiện tại nhiều người khi thấy một trường mà tên gọi có chữ “quốc tế” vẫn cả tin rằng đó là trường của nước ngoài, chất lượng phải tốt.
Ở khối giáo dục phổ thông, qua nhiều khảo sát cho thấy: Các trường đích danh 100% quốc tế, dạy chương trình nước ngoài, thầy ngoại chuẩn và được các nước xác nhận bằng cấp rất ít. Còn lại “mượn danh, lắp ghép” mác quốc tế thì nhiều. Nhiều trường tư thục, dân lập được cấp phép dạy chương trình của Bộ GD&ĐT, kèm lồng ghép chương trình tiếng Anh tăng cường hoặc dạy chương trình liên kết với nước ngoài nhưng cũng nhận là trường “quốc tế”.
Đối với việc chọn trường có yếu tố “quốc tế” cho trẻ mầm non và tiểu học, phụ huynh càng phải lưu tâm hơn nữa. Trước đây, đã có trường hợp phụ huynh có con theo học tại Maple Bear, phố Bà Triệu, Hà Nội, phản ánh về việc con bị rối loạn tâm lý, sợ phải đến lớp học tại đây do trường thay đổi giáo viên liên tục.
Tháng 5-2012, mầm non quốc tế có mức học phí cao ở Hà Nội - Canada Mapple Bear bị nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt khi phát hiện cơ sở chế biến và cung cấp đồ ăn hàng ngày cho các cháu không đảm bảo vệ sinh. Theo như cam kết của nhà trường, thực phẩm chế biến cho học sinh mầm non của trương là thực phẩm tươi và sạch, được lựa chọn cung cấp từ những siêu thị có uy tín với mức ăn trung bình 1 cháu là 48.000 đồng/bữa ăn. Qua kiểm tra thực tế, nhiều loại rau củ quả bị héo, thịt bò để chế biến bị ôi chảy nước, đồ ăn bị đổ ra bàn, nhân viên lại lấy tay hớt vào hộp đem cho các cháu ăn…
Tại TP HCM, trường Maple Bear dạy trẻ mầm non ở 2 cơ sở: Tầng 2 Trung tâm Thương mại Lotte Mart, số 469 Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 và tầng 2 tòa nhà Flemington, số 182 Lê Đại Hành, quận 11. Dù học phí cao nhưng cả 2 cơ sở trên đặt ở những trung tâm mua sắm, thiếu mảng xanh, ánh nắng cho trẻ hoạt động. Phía ngoài cổng trường là cảnh mua sắm, người qua lại đông đúc ồn ào, các cửa hàng mở nhiều loại nhạc. Khi bước vào trường, các lớp học kín mít…
Đó là chưa kể đến việc, trẻ học các trường quốc tế có những biểu hiện về thói quen và cách ứng xử làm cha mẹ nhiều khi thấy lo ngại, mà nỗi lo lớn nhất là con trở thành “con Tây”. Chị Hồng Hạnh, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Con tôi được tiếp xúc với chương trình tiếng Anh từ bé, ngoại ngữ của con khá tốt, nhưng cháu thường xuyên sử dụng tiếng Anh nên ngữ pháp tiếng Việt lại học kém, phát âm tiếng Việt sai nhiều chỗ. Con anh trai tôi thì dù mới lớp 6, rất tự tin khi thuyết trình trước tập thể, nhưng lại có gì đó rất lạnh lùng khi nói chuyện với người nhà”.
Nhìn chung chất lượng đào tạo của các trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay rất không đồng đều, nếu không nói là có một số trường còn yếu kém, lợi dụng danh nghĩa quốc tế để kinh doanh thu lợi đối với phụ huynh học sinh thông qua hình thức quảng cáo thiếu thực chất.
Bài toán chọn trường cho con cũng như cuộc chơi “may rủi” của các bậc phụ huynh. Trước hết, phải tìm hiểu thật kỹ về trường, chứng chỉ cấp phép liên quan, chương trình học… Vì thế, chọn trường quốc tế cho con cần phải có những am hiểu sâu sắc chứ không chỉ vì cái mác “quốc tế”.
Nguồn: Phapluatxahoi.vn
Dù con mới chỉ vừa tròn 6 tháng tuổi, nhưng chị T.L đã đăng tải một đường link về thương hiệu giáo dục Vinschool, với thông tin sẽ đồng loạt khai giảng 2 trường mầm non Vinschool đầu tiên tại hai khu đô thị, khởi đầu cho chuỗi trường Việt Nam chất lượng cao này trên toàn quốc và không quên đi kèm bình luận: “Lớn nhanh lên mẹ cho học nhé!”. Những bậc phụ huynh yêu thích trường quốc tế và xem đó là lựa chọn lý tưởng cho tương lai của con ngày một nhiều. Nhưng hãy cẩn thận, không phải trường nào gắn mác “quốc tế” cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho con.
Trường mầm non công lập dù giáo viên có kinh nghiệm nhưng quá đông cộng thêm nỗi lo trái tuyến – đúng tuyến nên nhiều phụ huynh không chọn để con vào học. Ảnh: P.T
Trường “quốc tế” và những sự “hơn”
Chọn trường nào cho con – nhất là lứa tuổi mới chập chững làm quen với con chữ và những kiến thức là việc khiến nhiều bậc làm cha mẹ “đau đầu”. Trên diễn đàn làm cha mẹ, một thành viên đã bày tỏ: Ở đây, tôi chỉ nói đến một số đặc điểm riêng của trường mầm non và tiểu học trong khuôn khổ hiểu biết của tôi ở Hà Nội. Trường công và bán công, có nhược điểm là : Số lượng học sinh thường quá đông, không được chăm sóc cẩn thận bằng trường tư; cha mẹ khó có tiếng nói trong trường ví dụ như về việc chăm sóc trẻ, về một số nhu cầu riêng của từng trẻ..; Nhiều trường vẫn áp dụng các phương pháp dạy cũ, đưa trẻ vào những con đường học tập xáo mòn. Trưòng tư lại có nhược điểm là: Mặt bằng của trường nhiều khi rất hẹp nên thiếu khoảng không gian sống cho trẻ ở trường. Giáo viên thường là các cô giáo mới ra trường, còn ít kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ, tính bất ổn của giáo viên cao…
Từ những phân tích thiệt, hơn đó nhiều phụ huynh đã tính đến phương án chọn trường “quốc tế” hoặc “hợp tác quốc tế” cho con. Vì trường quốc tế được xem là có nhiều ưu điểm hơn cả: Trình độ ngoại ngữ của con tốt hơn, thời gian học thoải mái, môi trường lớp học sạch sẽ, trẻ được học theo kiểu mở, không bị gò bó, thụ động…
Các bậc phụ huynh đều cho rằng: Trẻ em cần được đào tạo để hội tụ đủ các yếu tố trở thành một công dân toàn cầu: Khả năng Anh ngữ, kiến thức đa dạng, sự tự tin nhạy bén, khả năng độc lập và các kỹ năng sống cần thiết. Môi trường giáo dục quốc tế rất chú trọng phát triển các yếu tố trên cho mỗi học sinh.
Chị Thu Phượng, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Tôi không nói chất lượng trường công của chúng ta không tốt, nhưng ở trường công lập, mỗi lớp 40-50 em, làm sao giáo viên quan tâm hết. Nhưng ở trường quốc tế thì khác, mỗi lớp chỉ có 10-15 học sinh. Áp lực học hành cũng không nặng nề như ở trường công lập”.
Cũng có một bà mẹ khác tâm sự trên trang Eva.vn bày tỏ: “Cho con đi học trường quốc tế cũng yên tâm, con vừa giỏi tiếng Anh, giao tiếp tự tin mà chương trình học tại trường quốc tế cũng được Bộ GD&ĐT thông qua”.
Tuy nhiên, cái “hơn” rõ nhất có thể kiểm chứng được ngay là học phí của trường quốc tế rất cao. Tính ra tiền Việt thì một tháng khoảng 7- 8 triệu đồng. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con đi học trường này. Cũng không phải trường quốc tế nào cũng có chất lượng xứng với mức học phí quá “chát” đó.
Không loại trừ nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trẻ
Muốn đạt chuẩn là trường quốc tế phải được kiểm định chất lượng bởi những tổ chức có đủ tư cách pháp nhân quốc tế (Ví dụ tổ chức IBO). Có 3 yếu tố căn bản nhất để các trường đạt chuẩn quốc tế là: Chương trình, giáo viên và cơ sở vật chất. Trong khi đó ở Hà Nội và TP HCM có nhiều cơ sở giáo dục tự nhận là “quốc tế” nhưng chưa đạt được những tiêu chuẩn này.
Và ở Việt Nam, cũng đã có những vụ lừa đảo liên quan đến các trường quốc tế như của Trung tâm ngoại ngữ SITC hay trường ĐH quốc tế Đông Nam Á, nhưng hiện tại nhiều người khi thấy một trường mà tên gọi có chữ “quốc tế” vẫn cả tin rằng đó là trường của nước ngoài, chất lượng phải tốt.
Ở khối giáo dục phổ thông, qua nhiều khảo sát cho thấy: Các trường đích danh 100% quốc tế, dạy chương trình nước ngoài, thầy ngoại chuẩn và được các nước xác nhận bằng cấp rất ít. Còn lại “mượn danh, lắp ghép” mác quốc tế thì nhiều. Nhiều trường tư thục, dân lập được cấp phép dạy chương trình của Bộ GD&ĐT, kèm lồng ghép chương trình tiếng Anh tăng cường hoặc dạy chương trình liên kết với nước ngoài nhưng cũng nhận là trường “quốc tế”.
Đối với việc chọn trường có yếu tố “quốc tế” cho trẻ mầm non và tiểu học, phụ huynh càng phải lưu tâm hơn nữa. Trước đây, đã có trường hợp phụ huynh có con theo học tại Maple Bear, phố Bà Triệu, Hà Nội, phản ánh về việc con bị rối loạn tâm lý, sợ phải đến lớp học tại đây do trường thay đổi giáo viên liên tục.
Tháng 5-2012, mầm non quốc tế có mức học phí cao ở Hà Nội - Canada Mapple Bear bị nhiều phụ huynh phản ứng gay gắt khi phát hiện cơ sở chế biến và cung cấp đồ ăn hàng ngày cho các cháu không đảm bảo vệ sinh. Theo như cam kết của nhà trường, thực phẩm chế biến cho học sinh mầm non của trương là thực phẩm tươi và sạch, được lựa chọn cung cấp từ những siêu thị có uy tín với mức ăn trung bình 1 cháu là 48.000 đồng/bữa ăn. Qua kiểm tra thực tế, nhiều loại rau củ quả bị héo, thịt bò để chế biến bị ôi chảy nước, đồ ăn bị đổ ra bàn, nhân viên lại lấy tay hớt vào hộp đem cho các cháu ăn…
Tại TP HCM, trường Maple Bear dạy trẻ mầm non ở 2 cơ sở: Tầng 2 Trung tâm Thương mại Lotte Mart, số 469 Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 và tầng 2 tòa nhà Flemington, số 182 Lê Đại Hành, quận 11. Dù học phí cao nhưng cả 2 cơ sở trên đặt ở những trung tâm mua sắm, thiếu mảng xanh, ánh nắng cho trẻ hoạt động. Phía ngoài cổng trường là cảnh mua sắm, người qua lại đông đúc ồn ào, các cửa hàng mở nhiều loại nhạc. Khi bước vào trường, các lớp học kín mít…
Đó là chưa kể đến việc, trẻ học các trường quốc tế có những biểu hiện về thói quen và cách ứng xử làm cha mẹ nhiều khi thấy lo ngại, mà nỗi lo lớn nhất là con trở thành “con Tây”. Chị Hồng Hạnh, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Con tôi được tiếp xúc với chương trình tiếng Anh từ bé, ngoại ngữ của con khá tốt, nhưng cháu thường xuyên sử dụng tiếng Anh nên ngữ pháp tiếng Việt lại học kém, phát âm tiếng Việt sai nhiều chỗ. Con anh trai tôi thì dù mới lớp 6, rất tự tin khi thuyết trình trước tập thể, nhưng lại có gì đó rất lạnh lùng khi nói chuyện với người nhà”.
Nhìn chung chất lượng đào tạo của các trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay rất không đồng đều, nếu không nói là có một số trường còn yếu kém, lợi dụng danh nghĩa quốc tế để kinh doanh thu lợi đối với phụ huynh học sinh thông qua hình thức quảng cáo thiếu thực chất.
Bài toán chọn trường cho con cũng như cuộc chơi “may rủi” của các bậc phụ huynh. Trước hết, phải tìm hiểu thật kỹ về trường, chứng chỉ cấp phép liên quan, chương trình học… Vì thế, chọn trường quốc tế cho con cần phải có những am hiểu sâu sắc chứ không chỉ vì cái mác “quốc tế”.
Nguồn: Phapluatxahoi.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: