Hỏi Câu hỏi về con đường cách mạng giải phóng dân tộc

lepkute93

Thành viên
Tham gia
17/11/2012
Bài viết
2
1. Dựa vào cơ sở nào của Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc?
2. Hãy nêu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc?

Tks ạ!
 
1. Dựa vào cơ sở nào của Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc?

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Từ thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của những người đi trước, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các vị ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mớị
Người nghiên cứu 3 cuộc CM điển hình: CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp 1789 và CM tháng 10 Nga, Người rút ra kết luận:

CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là CM tư sản, CM không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, chúng ta đã hi sinh làm CM thì làm đến nơi, làm sao khi CM rồi thì quyền giao lại cho dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi sinh nhiều lần, dân chúng mới hạnh phúc
Người ví CN đế quốc như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa. CM giải phóng thuộc địa và CM chính quốc là 2 cánh của CM vô sản, muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM vô sản.

2. Các mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

-Từ thắng lợi của CM Tháng 10 Nga do Đảng CS lãnh đạo, người khẳng định: CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có Đảng chân chính lãnh đạo CM không thể thắng lợi. Đảng có vững CM mới thành công, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có CN làm cốt. Không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, không có kim chỉ nam. Đảng phải xác định rõ mục tiêu, lý tưởng CNCS, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo học thuyết Đảng kiểu mới của Lê Nin.

3. CM giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông:
- Cách mạng giải phóng dân tộc như Nguyễn ái Quốc xác định đó là "việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân.
- Bên cạnh đó Người cũng nhấn mạnh sự đoàn kết toàn dân phải dựa trên đoàn kết là liên minh công-nông. Bởi theo người : "Công nông là người chủ cách mệnh ... Công nông là gốc cách mệnh".
- Trên cơ sở đó, Người đã chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự dọ

Người chủ trương đưa CM Việt Nam theo con đường CM vô sản, nhưng chưa làm ngay CM vô sản, mà thực hiện CM giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. Mục tiêu là giành độc lập dân tộc. Vì vậy CM là đoàn kết dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản bản xứ,... ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu gom toàn lực đem tất cả ra giành độc lập tự do, đánh tan giặc Pháp Nhật xâm lược nước ta.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trứơc cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: " Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tiên tiến".
- Vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện các nước thuộc địa, Nguyễn ái Quốc đã kết luận : "sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân".
- Do đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã dự báo : Cách mạng thuộc địa không cần thụ động chờ đợi mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, đồng thời tác động trở lại cách mạng chính quốc.
- Đây là một luận điểm sáng tạo và có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng vào kho tàng lí luận của CN Mác -Lênin. Luận điểm này đã được lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực
Theo CN Mác Lê Nin, có nhiều phương pháp giành chính quyền từ tay giai cấp thống trị. Những kẻ thù không bao giờ tự nguyện giao chính quyền cho nhân dân. Vì vậy CM muốn thắng lợi phải dùng bạo lực của quần chúng nhân dân để giành chính quyền.
- Hồ Chí Minh khẳng định: Ở các nước thuộc địa, CN thực dân dùng bạo lực phản CM đàn áp các phong trào yêu nước. CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi thì phải dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM.
- Tư tưởng về CM bạo lực gắn liền với tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang được Hồ Chí Minh suy nghĩ từ sớm và khi trở thành chủ trương của Đảng tại hội nghị trung ương 8 (5/1941), Người kết luận: cuộc CM Đông Dương được kết liễu bằng khởi nghĩa vũ trang. Căn cứ vào tương quan so sánh lực lượng vào thiên thời, địa lợi. Hồ Chí Minh bàn tới khởi nghĩa từng phần, mở rộng cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trứơc cách mạng vô sản ở chính quốc là nội dung mang tính sáng tạo nhất
 
2. Hãy nêu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc?

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Hồ Chí Minh vượt lên trên những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước, đến với học thuyết cách mạng vô sản. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:
- Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí.
- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng trong thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt với cách mạng vô sản chính quốc.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”... “Cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.
3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong lực lượng đó “công - nông là chủ cách mạng” ... “công - nông là gốc của cách mạng”, “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.
- Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công- nông và của dân tộc. - - Trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phe vô sản giai cấp; đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”.
- Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1942, Người chủ trương già, trẻ, gái, trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc. Năm 1944, Người viết: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”…Kháng chiến chống Mỹ: “cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước”. “31 triệu đồng bào ta…là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược về tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
- Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh nhân dân. “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng được”. Quân sự là chính, kết hợp đấu tranh ngoại giao, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù. Đấu tranh kinh tế chống lại sự phá hoại của địch. Đấu tranh văn hoá, tư tưởng cũng quan trọng. Song Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh: “Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công- nông mà đi vào thảo hiệp”.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng sản (1928): “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...”. Luận điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.
- Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa…”.
Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm - - Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng Việt Nam đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực:
a) Bạo lực cách mạng
“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương 8 khoá I nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương... mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn.
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị, vũ trang, phải “tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp…giành thắng lợi cho cách mạng”. Người cũng chủ trương giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, thương lượng, chấp nhận nhượng bộ có nguyên tắc. Tư tưởng bạo lực cách mạng với tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng.
Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh chỉ đạo:
Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày.
b) Chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc
“…Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”….”Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…song nhân dân Việt nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Tự lực cánh sinh là phương châm của bạo lực cách mạng …“kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình…cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác”. Phương châm đúng đắn ta đã giành thắng lợi to lớn.
 
×
Quay lại
Top Bottom