- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Câu hỏi đạo đức về phá thai
Tác giả: Dennis Prager, The most important question about abortion?, Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
[Đây là một đề tài gây tranh cãi và cảm xúc. Các trang báo mạng và diễn đàn ít khi nào đề cập đến. Khi đề cập đến chỉ nói về hậu quả của hành động đó. Nhưng ít khi nào vấn đề đạo đức được hỏi.]
Giới thiệu
”Phá thai đúng hay là sai?” Đây là một câu hỏi lớn đang bị lạc trong một cuộc tranh luận xã hội mà chủ yếu tập trung vào cơ sở pháp lý. Nhưng, thật sự mà nói, việc hành động đó đúng hay sai mới là câu hỏi quan trọng nhất về phá thai.
Đề tài nhạy cảm
Chúng ta hãy nói về một trong những đề tài gây cảm xúc nhiều nhất có thể — phá thai — nhưng trong một cách không cảm xúc. Hơn nữa, cũng đừng nên đụng vào câu hỏi đã chiếm đa phần thời gian của các cuộc thảo luận về đề tài này, đó là – phá thai có nên được hợp pháp hay bất hợp pháp.
Ở đây, trong bài viết này, chỉ có duy nhất một câu hỏi đạo đức: “Việc kết thúc mạng sống của một bào thai có đạo đức không?”
Hãy bắt đầu với câu hỏi này: bào thai (thai nhi) con người có bất kỳ giá trị và quyền lợi gì hay không?
Hiện tại, việc bào thai là một mạng người là một thực tế khoa học. Những ai cho rằng bào thai không có quyền lợi cũng như đang rằng bào thai không phải là một con người. Những nếu bạn tin vào điều này, thì cũng không có nghĩa rằng bào thai không có giá trị hoặc quyền lợi.
Mạng sống và đạo đức
Có rất nhiều sinh vật sống không phải là con người nhưng có cả giá trị lẫn quyền lợi: chó và các con vật khác, để ví dụ. Và đó là Lập Luận Đạo Đức Thứ Nhất: một sinh vật còn sống không cần phải là một con người để có giá trị đạo đức và quyền lợi.
Khi bị thách thức với lập luận này, mọi người thường thay đổi đề tài và nói về những quyền lợi của người mẹ — nghĩa là quyền của người mẹ để kết thúc mạng sống bào thai của cô ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì bất cứ lý do nào, vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai của cô ta.
Điều đó có đạo đức không? Nếu chúng ta tin rằng bào thai không có giá trị thì không có gì để nói nữa. Nhưng trong đa số trường hợp, hầu hết tất cả mọi người đều tin rằng bào thai có giá trị vô hạn và có quyền lợi tuyệt đối để sống.
Người mẹ, bào thai và quyền lợi
Khi nào? Khi một phụ nữ mang thai muốn sinh con. Khi đó, xã hội — và luật pháp của xã hội đó — cho rằng bào thai có giá trị đến độ nếu một người nào đó đã giết bào thai đó, người đó có thể sẽ bị truy tố vì tội giết người. Chỉ trong trường hợp một người phụ nữ mang thai không muốn sinh con, thì lúc đó nhiều người mới coi bào thai đó không có giá trị. Hãy suy nghĩ, điều đó có hợp lý không?
Dường như là không. Bào thai có giá trị hoặc không có giá trị, chỉ thế thôi. Và đây là Lập Luận Đạo Đức Thứ Hai : dựa trên cơ sở gì chỉ người mẹ có quyền tự quyết định giá trị của bào thai?
Chúng ta chắc chắn không áp dụng lập luận đó đối với một em bé mới sinh. Xã hội, chứ không phải người mẹ hoặc người cha, mới quyết định việc một đứa trẻ mới sinh đó có giá trị và quyền để sống hay không.
Vì lẽ đó, câu hỏi ở đây là: vì sao lập luận đó lại khác trước khi một con người được sinh ra? Tại sao một con người, một người mẹ, có thể quyết định việc đứa trẻ (bào thai) đó có quyền để sống hay không?
Cơ thể người phụ nữ và bào thai
Người ta phản bác rằng người phụ nữ có quyền để “kiểm soát cơ thể của cô ta.” Đúng, điều đó rất đúng. Nhưng vấn đề ở đây là, bào thai đó không phải là ”cơ thể của cô ta”, mà nằm trong người cô ta. Đó là một cơ thể riêng biệt. Và đó là Lập Luận Thứ Ba. Không có ai hỏi một người phụ nữ mang thai, ”Cơ thể của cô thế nào?” khi họ hỏi về bào thai. Người ta chỉ hỏi, ”Em bé thế nào?”
Phá thai và giết người
Lập Luận Đạo Đức Thứ Tư: hầu hết tất cả mọi người đồng ý rằng khi em bé đó được sinh ra từ bụng mẹ, việc giết chết nó là ám sát, là một hành động giết người. Nhưng việc cố tình giết chết nó vài tháng trước khi nó được sinh ra thì được coi rằng không có vấn đề gì về mặt đạo đức hơn việc một chiếc răng được nhổ ra. Điều đó làm sao có lý được?
Phá thai và đạo đức
Và cuối cùng, Lập Luận Đạo Đức Thứ Năm: Có vài trường hợp mà hầu hết mọi người — kể cả những người ủng hộ quyền quyết định của người mẹ — sẽ thừa nhận rằng việc phá thai có thể vô đạo đức?
Để ví dụ: việc hủy một bào thai nữ chỉ vì người mẹ ưa con trai hơn con gái – như đã xảy ra hàng triệu lần ở Trung Quốc và những nơi khác.
Và một ví dụ nữa: Cứ cho rằng khoa học phát triển một phương pháp xác định việc một đứa trẻ trong bụng mẹ lưỡng tính hoặc đồng tính. Thì liệu việc giết chết một bào thai đồng tính bởi vì người mẹ không muốn một đứa con đồng tính, điều đó có đạo đức hay không?
Người ta có thể đưa ra những lý do thiết thực để kết tội tất cả trường hợp phá thai. Người ta có thể có những quan điểm khác biệt về việc sự sống bắt đầu từ lúc nào; và về mặt đạo đức của việc phá thai trong trường hợp h.ãm hiếp hoặc loạn luân. Nhưng đối với đại đa số trường hợp phá thai – nghĩa là các người phụ nữ khỏe mạnh phá hủy một bào thai khỏe mạnh — hãy nhìn rõ ràng. Đa số các trường hợp phá thai đó vô đạo đức.
Một xã hội tốt có thể tồn tại với việc con người làm những việc vô đạo đức. Nhưng một xã hội tốt không thể tồn tại nếu nó gọi những việc vô đạo đức là những việc đạo đức.
Tôi là Dennis Prager, cho Prager University.
Nguồn: Câu hỏi đạo đức về phá thai
Facebook: Cafe Ku Búa
Tác giả: Dennis Prager, The most important question about abortion?, Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
[Đây là một đề tài gây tranh cãi và cảm xúc. Các trang báo mạng và diễn đàn ít khi nào đề cập đến. Khi đề cập đến chỉ nói về hậu quả của hành động đó. Nhưng ít khi nào vấn đề đạo đức được hỏi.]
Giới thiệu
”Phá thai đúng hay là sai?” Đây là một câu hỏi lớn đang bị lạc trong một cuộc tranh luận xã hội mà chủ yếu tập trung vào cơ sở pháp lý. Nhưng, thật sự mà nói, việc hành động đó đúng hay sai mới là câu hỏi quan trọng nhất về phá thai.
Đề tài nhạy cảm
Chúng ta hãy nói về một trong những đề tài gây cảm xúc nhiều nhất có thể — phá thai — nhưng trong một cách không cảm xúc. Hơn nữa, cũng đừng nên đụng vào câu hỏi đã chiếm đa phần thời gian của các cuộc thảo luận về đề tài này, đó là – phá thai có nên được hợp pháp hay bất hợp pháp.
Ở đây, trong bài viết này, chỉ có duy nhất một câu hỏi đạo đức: “Việc kết thúc mạng sống của một bào thai có đạo đức không?”
Hãy bắt đầu với câu hỏi này: bào thai (thai nhi) con người có bất kỳ giá trị và quyền lợi gì hay không?
Hiện tại, việc bào thai là một mạng người là một thực tế khoa học. Những ai cho rằng bào thai không có quyền lợi cũng như đang rằng bào thai không phải là một con người. Những nếu bạn tin vào điều này, thì cũng không có nghĩa rằng bào thai không có giá trị hoặc quyền lợi.
Mạng sống và đạo đức
Có rất nhiều sinh vật sống không phải là con người nhưng có cả giá trị lẫn quyền lợi: chó và các con vật khác, để ví dụ. Và đó là Lập Luận Đạo Đức Thứ Nhất: một sinh vật còn sống không cần phải là một con người để có giá trị đạo đức và quyền lợi.
Khi bị thách thức với lập luận này, mọi người thường thay đổi đề tài và nói về những quyền lợi của người mẹ — nghĩa là quyền của người mẹ để kết thúc mạng sống bào thai của cô ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì bất cứ lý do nào, vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai của cô ta.
Điều đó có đạo đức không? Nếu chúng ta tin rằng bào thai không có giá trị thì không có gì để nói nữa. Nhưng trong đa số trường hợp, hầu hết tất cả mọi người đều tin rằng bào thai có giá trị vô hạn và có quyền lợi tuyệt đối để sống.
Người mẹ, bào thai và quyền lợi
Khi nào? Khi một phụ nữ mang thai muốn sinh con. Khi đó, xã hội — và luật pháp của xã hội đó — cho rằng bào thai có giá trị đến độ nếu một người nào đó đã giết bào thai đó, người đó có thể sẽ bị truy tố vì tội giết người. Chỉ trong trường hợp một người phụ nữ mang thai không muốn sinh con, thì lúc đó nhiều người mới coi bào thai đó không có giá trị. Hãy suy nghĩ, điều đó có hợp lý không?
Dường như là không. Bào thai có giá trị hoặc không có giá trị, chỉ thế thôi. Và đây là Lập Luận Đạo Đức Thứ Hai : dựa trên cơ sở gì chỉ người mẹ có quyền tự quyết định giá trị của bào thai?
Chúng ta chắc chắn không áp dụng lập luận đó đối với một em bé mới sinh. Xã hội, chứ không phải người mẹ hoặc người cha, mới quyết định việc một đứa trẻ mới sinh đó có giá trị và quyền để sống hay không.
Vì lẽ đó, câu hỏi ở đây là: vì sao lập luận đó lại khác trước khi một con người được sinh ra? Tại sao một con người, một người mẹ, có thể quyết định việc đứa trẻ (bào thai) đó có quyền để sống hay không?
Cơ thể người phụ nữ và bào thai
Người ta phản bác rằng người phụ nữ có quyền để “kiểm soát cơ thể của cô ta.” Đúng, điều đó rất đúng. Nhưng vấn đề ở đây là, bào thai đó không phải là ”cơ thể của cô ta”, mà nằm trong người cô ta. Đó là một cơ thể riêng biệt. Và đó là Lập Luận Thứ Ba. Không có ai hỏi một người phụ nữ mang thai, ”Cơ thể của cô thế nào?” khi họ hỏi về bào thai. Người ta chỉ hỏi, ”Em bé thế nào?”
Phá thai và giết người
Lập Luận Đạo Đức Thứ Tư: hầu hết tất cả mọi người đồng ý rằng khi em bé đó được sinh ra từ bụng mẹ, việc giết chết nó là ám sát, là một hành động giết người. Nhưng việc cố tình giết chết nó vài tháng trước khi nó được sinh ra thì được coi rằng không có vấn đề gì về mặt đạo đức hơn việc một chiếc răng được nhổ ra. Điều đó làm sao có lý được?
Phá thai và đạo đức
Và cuối cùng, Lập Luận Đạo Đức Thứ Năm: Có vài trường hợp mà hầu hết mọi người — kể cả những người ủng hộ quyền quyết định của người mẹ — sẽ thừa nhận rằng việc phá thai có thể vô đạo đức?
Để ví dụ: việc hủy một bào thai nữ chỉ vì người mẹ ưa con trai hơn con gái – như đã xảy ra hàng triệu lần ở Trung Quốc và những nơi khác.
Và một ví dụ nữa: Cứ cho rằng khoa học phát triển một phương pháp xác định việc một đứa trẻ trong bụng mẹ lưỡng tính hoặc đồng tính. Thì liệu việc giết chết một bào thai đồng tính bởi vì người mẹ không muốn một đứa con đồng tính, điều đó có đạo đức hay không?
Người ta có thể đưa ra những lý do thiết thực để kết tội tất cả trường hợp phá thai. Người ta có thể có những quan điểm khác biệt về việc sự sống bắt đầu từ lúc nào; và về mặt đạo đức của việc phá thai trong trường hợp h.ãm hiếp hoặc loạn luân. Nhưng đối với đại đa số trường hợp phá thai – nghĩa là các người phụ nữ khỏe mạnh phá hủy một bào thai khỏe mạnh — hãy nhìn rõ ràng. Đa số các trường hợp phá thai đó vô đạo đức.
Một xã hội tốt có thể tồn tại với việc con người làm những việc vô đạo đức. Nhưng một xã hội tốt không thể tồn tại nếu nó gọi những việc vô đạo đức là những việc đạo đức.
Tôi là Dennis Prager, cho Prager University.
Nguồn: Câu hỏi đạo đức về phá thai
Facebook: Cafe Ku Búa