- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Bạn có biết câu hỏi khiến rất nhiều ứng viên sợ hãi, không phải vì khó mà vì chán, là gì không? Đó chính là “Điểm yếu nhất của anh/chị là gì?”
Nếu nhà tuyển dụng hỏi như vậy thì nên trả lời sao? Có thể nói dối một chút không? Ứng viên phải làm sao là tốt nhất đây? Xem bài chia sẻ dưới đây nhé!
CÂU TRẢ LỜI TỆ NHẤT VỀ ĐIỂM YẾU
Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi không hay bởi nó chỉ khiến ứng viên căng thẳng và buộc họ tạo ra một trong ba “tội lỗi” sau đây:
1# Nói dối
Khá nhiều ứng viên sẽ cân nhắc câu trả lời: “Ồ, tôi chưa thể nghĩ ra điểm yếu nào cả!”. Vấn đề ở đây là bạn đã nói dối, tất cả chúng ta đều biết nó không phải sự thật. Tôi có điểm yếu. Bạn có điểm yếu. Mọi người đều có điểm yếu.
Chẳng ai tin hay bị thuyết phục khi bạn nói, tôi không có bất kỳ điểm yếu nào. Vậy nên đây không phải là câu trả lời khả thi, mặc dù chúng ta rất muốn.
2# Thật lòng kể với họ điểm yếu nhất của bạn
Nếu bạn đang cố gắng gây ấn tượng hoặc muốn làm hài lòng công ty có khả năng thuê mình với mức lương rất cao để làm một công việc đầy triển vọng, bằng cách nói “Đây là một số điểm tôi thực sự rất tệ…”, nhiều khả năng nó khiến bạn tự chống lại mình.
Phơi mình ra trước những người lạ, nói điều gì đó làm tổn thương bản thân cho các đối tượng trong tâm trạng nhiệt tình muốn đánh giá và phán xét nghe đôi khi gây tác dụng ngược. Trong quá trình chia sẻ, chẳng may điểm yếu mà bạn chọn lại chính là điều nhà tuyển dụng cực kỳ không thích thì sao? Có phải việc dốc lòng “phơi bày gan ruột” đã trở thành cú đánh mạnh nhất, hất chân bạn ra khỏi cuộc đua giành công việc yêu thích?
3# Một điểm yếu “đẹp đẽ”
Lựa chọn khủng khiếp thứ ba là bạn giả vờ để một trong những điểm mạnh của mình trở thành điểm yếu. Chẳng hạn như: “Tôi là người cuồng công việc”, “Tôi quan tâm, lo lắng cho mọi người quá nhiều”, “Tôi luôn nỗ lực giải quyết vấn đề cho khách hàng, đôi khi bỏ tiền túi của mình”.
Bạn nghe thấy tình huống này quen lắm đúng không? Thậm chí, nhiều khi những chia sẻ này là sự thật, nhưng vì quá quen tai và rập khuôn, nên thật lòng mà nói nó sẽ không giúp bạn thuyết phục được ai cả. Cố gắng xoay chuyển một trong các “tài sản” của mình thành điểm yếu tích cực không giúp bạn giành được công việc.
GỢI Ý CÁCH TRẢ LỜI VỀ ĐIỂM YẾU
Mặc dù đây là câu hỏi không hay lắm, nhưng bạn phải trả lời. (Có một cách khác là từ chối trả lời, nhưng thực tế chứng minh nó không đem lại kết quả tốt) Và tất nhiên, bạn muốn trả lời một cách trung thực nhưng không khiến mình bị loại.
Vì thế, đây là ba điều cần ghi nhớ khi trả lời câu hỏi “Điểm yếu nhất của anh là gì?”:
Hãy trung thực – khi nghĩ về một điểm yếu thực sự. Sẽ rất khó khăn trong quá trình trò chuyện và thảo luận thêm của bạn sau đó nếu câu chuyện đã được “thêm mắm dặm muối” vài phần.
Chọn một điểm yếu không mâu thuẫn trực tiếp với khả năng thực hiện công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Mô tả cách bạn đã nỗ lực xử lý và cải thiện điểm yếu này.
Dưới đây là ví dụ về một câu trả lời tốt, đã thoả 3 điều cần lưu ý bên trên:
“Tôi đã nghĩ về điều này rất nhiều. Tôi thường phải đấu tranh với sự thiếu kiên nhẫn và thái độ hăng hái đến đáng sợ của mình với đồng nghiệp khi muốn thể hiện sự hiểu biết. Nhưng đó cũng là lý do tôi rất thích làm việc với nhóm. Tôi biết tất cả bọn họ đều có kiến thức nhưng lại khá trầm tĩnh mà không cần tự phụ về điều đó, tôi đã học hỏi nhiều điều từ đồng nghiệp trong khi chia sẻ với họ những hiểu biết và kiến thức hữu ích của mình.”
Đây là cách khá hợp lý để thừa nhận điểm yếu. Nó cho thấy bạn biết tự nhận thức và có lương tâm – những phẩm chất cần có ở mọi nhân viên.
NHẬN DIỆN MỘT CÂU HỎI PHÙ HỢP VỀ ĐIỂM YẾU
Nhà tuyển dụng thời hiện đại đã hiểu rằng họ không nên dùng câu hỏi kém tinh tế này nữa. Ngưng đặt ra những thắc mắc làm khó ứng viên mà không mang lại hiệu quả thực sự cho công tác tuyển dụng, các phỏng vấn viên ngày nay đã dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về công việc và điều công ty tìm kiếm. Nếu công ty đang trong tình trạng bội chi ngân sách hay thị trường đóng băng, phỏng vấn viên có thể thử đặt tình huống nhằm khuyến khích ứng viên đưa ra sáng kiến giúp công ty vượt qua khó khăn hoặc giải pháp chứng tỏ họ sở hữu năng lực phù hợp.
Nếu phải nói về điểm yếu, đôi bên nên đề cập đến những vấn đề cụ thể, thực sự giúp ích cho việc tìm hiểu và xem xét mức độ phù hợp của ứng viên so với vị trí tuyển dụng. “Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn từng mắc lỗi trong công việc trước đây. Mô tả những gì bạn đã làm để giải quyết nó?” Đây thực sự là câu hỏi gần với câu “Điểm yếu nhất của bạn là gì?”, nhưng thực tiễn và tinh tế hơn nhiều.
Trong quá trình dự phỏng vấn việc làm, có thể bạn sẽ may mắn gặp được những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tuyệt vời. Và dĩ nhiên không ít lần trong số đó, bạn cũng trải nghiệm cảm giác không thực sự thoải mái vì những câu hỏi lỗi thời kinh điển. Nhưng đừng đẩy hết trách nhiệm cho phỏng vấn viên! Nếu họ chưa kịp thời thay đổi, bạn có thể là người khéo léo xoay chuyển tình thế. Nếu họ còn hỏi “Điểm yếu nhất của anh là gì?”, hãy chủ động xác định phạm vi vấn đề hay lĩnh vực cụ thể, rồi trung thực chia sẻ những điều bản thân vẫn còn chưa tốt nhưng đồng thời chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn nhận thức được khuyết điểm, biết học hỏi và đang từng bước hoàn thiện mình hơn.
Nguồn: CareerBuilder VietNam
Nếu nhà tuyển dụng hỏi như vậy thì nên trả lời sao? Có thể nói dối một chút không? Ứng viên phải làm sao là tốt nhất đây? Xem bài chia sẻ dưới đây nhé!
CÂU TRẢ LỜI TỆ NHẤT VỀ ĐIỂM YẾU
Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi không hay bởi nó chỉ khiến ứng viên căng thẳng và buộc họ tạo ra một trong ba “tội lỗi” sau đây:
1# Nói dối
Khá nhiều ứng viên sẽ cân nhắc câu trả lời: “Ồ, tôi chưa thể nghĩ ra điểm yếu nào cả!”. Vấn đề ở đây là bạn đã nói dối, tất cả chúng ta đều biết nó không phải sự thật. Tôi có điểm yếu. Bạn có điểm yếu. Mọi người đều có điểm yếu.
Chẳng ai tin hay bị thuyết phục khi bạn nói, tôi không có bất kỳ điểm yếu nào. Vậy nên đây không phải là câu trả lời khả thi, mặc dù chúng ta rất muốn.
Nếu bạn đang cố gắng gây ấn tượng hoặc muốn làm hài lòng công ty có khả năng thuê mình với mức lương rất cao để làm một công việc đầy triển vọng, bằng cách nói “Đây là một số điểm tôi thực sự rất tệ…”, nhiều khả năng nó khiến bạn tự chống lại mình.
Phơi mình ra trước những người lạ, nói điều gì đó làm tổn thương bản thân cho các đối tượng trong tâm trạng nhiệt tình muốn đánh giá và phán xét nghe đôi khi gây tác dụng ngược. Trong quá trình chia sẻ, chẳng may điểm yếu mà bạn chọn lại chính là điều nhà tuyển dụng cực kỳ không thích thì sao? Có phải việc dốc lòng “phơi bày gan ruột” đã trở thành cú đánh mạnh nhất, hất chân bạn ra khỏi cuộc đua giành công việc yêu thích?
3# Một điểm yếu “đẹp đẽ”
Lựa chọn khủng khiếp thứ ba là bạn giả vờ để một trong những điểm mạnh của mình trở thành điểm yếu. Chẳng hạn như: “Tôi là người cuồng công việc”, “Tôi quan tâm, lo lắng cho mọi người quá nhiều”, “Tôi luôn nỗ lực giải quyết vấn đề cho khách hàng, đôi khi bỏ tiền túi của mình”.
Bạn nghe thấy tình huống này quen lắm đúng không? Thậm chí, nhiều khi những chia sẻ này là sự thật, nhưng vì quá quen tai và rập khuôn, nên thật lòng mà nói nó sẽ không giúp bạn thuyết phục được ai cả. Cố gắng xoay chuyển một trong các “tài sản” của mình thành điểm yếu tích cực không giúp bạn giành được công việc.
GỢI Ý CÁCH TRẢ LỜI VỀ ĐIỂM YẾU
Mặc dù đây là câu hỏi không hay lắm, nhưng bạn phải trả lời. (Có một cách khác là từ chối trả lời, nhưng thực tế chứng minh nó không đem lại kết quả tốt) Và tất nhiên, bạn muốn trả lời một cách trung thực nhưng không khiến mình bị loại.
Vì thế, đây là ba điều cần ghi nhớ khi trả lời câu hỏi “Điểm yếu nhất của anh là gì?”:
Hãy trung thực – khi nghĩ về một điểm yếu thực sự. Sẽ rất khó khăn trong quá trình trò chuyện và thảo luận thêm của bạn sau đó nếu câu chuyện đã được “thêm mắm dặm muối” vài phần.
Chọn một điểm yếu không mâu thuẫn trực tiếp với khả năng thực hiện công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Mô tả cách bạn đã nỗ lực xử lý và cải thiện điểm yếu này.
Dưới đây là ví dụ về một câu trả lời tốt, đã thoả 3 điều cần lưu ý bên trên:
“Tôi đã nghĩ về điều này rất nhiều. Tôi thường phải đấu tranh với sự thiếu kiên nhẫn và thái độ hăng hái đến đáng sợ của mình với đồng nghiệp khi muốn thể hiện sự hiểu biết. Nhưng đó cũng là lý do tôi rất thích làm việc với nhóm. Tôi biết tất cả bọn họ đều có kiến thức nhưng lại khá trầm tĩnh mà không cần tự phụ về điều đó, tôi đã học hỏi nhiều điều từ đồng nghiệp trong khi chia sẻ với họ những hiểu biết và kiến thức hữu ích của mình.”
Đây là cách khá hợp lý để thừa nhận điểm yếu. Nó cho thấy bạn biết tự nhận thức và có lương tâm – những phẩm chất cần có ở mọi nhân viên.
Nhà tuyển dụng thời hiện đại đã hiểu rằng họ không nên dùng câu hỏi kém tinh tế này nữa. Ngưng đặt ra những thắc mắc làm khó ứng viên mà không mang lại hiệu quả thực sự cho công tác tuyển dụng, các phỏng vấn viên ngày nay đã dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về công việc và điều công ty tìm kiếm. Nếu công ty đang trong tình trạng bội chi ngân sách hay thị trường đóng băng, phỏng vấn viên có thể thử đặt tình huống nhằm khuyến khích ứng viên đưa ra sáng kiến giúp công ty vượt qua khó khăn hoặc giải pháp chứng tỏ họ sở hữu năng lực phù hợp.
Nếu phải nói về điểm yếu, đôi bên nên đề cập đến những vấn đề cụ thể, thực sự giúp ích cho việc tìm hiểu và xem xét mức độ phù hợp của ứng viên so với vị trí tuyển dụng. “Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn từng mắc lỗi trong công việc trước đây. Mô tả những gì bạn đã làm để giải quyết nó?” Đây thực sự là câu hỏi gần với câu “Điểm yếu nhất của bạn là gì?”, nhưng thực tiễn và tinh tế hơn nhiều.
Trong quá trình dự phỏng vấn việc làm, có thể bạn sẽ may mắn gặp được những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tuyệt vời. Và dĩ nhiên không ít lần trong số đó, bạn cũng trải nghiệm cảm giác không thực sự thoải mái vì những câu hỏi lỗi thời kinh điển. Nhưng đừng đẩy hết trách nhiệm cho phỏng vấn viên! Nếu họ chưa kịp thời thay đổi, bạn có thể là người khéo léo xoay chuyển tình thế. Nếu họ còn hỏi “Điểm yếu nhất của anh là gì?”, hãy chủ động xác định phạm vi vấn đề hay lĩnh vực cụ thể, rồi trung thực chia sẻ những điều bản thân vẫn còn chưa tốt nhưng đồng thời chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn nhận thức được khuyết điểm, biết học hỏi và đang từng bước hoàn thiện mình hơn.
Nguồn: CareerBuilder VietNam