Câu chuyện của những teen học lệch

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Có những bạn học thật sự rất giỏi, ai cũng đều ngưỡng mộ thế nhưng họ lại sở hữu một bảng điểm hơi “í ẹ”.

Những học sinh “nổi bật” trong lớp

Có bao giờ trong lớp bạn ngưỡng mộ một người mà người bạn đó học lực vốn ở mức bình thường, nhưng lại sở hữu bảng điểm một môn học đáng ngưỡng mộ không? Những bạn ấy luôn khiến người khác phải nể phục trước những bài toán hóc búa, những bài văn hay kinh điển, hoặc những bài kiểm tra điểm tuyệt đối…

H.Trúc (teen 11 THPT PCT) là một ví dụ điển hình. Trong lớp, cô bạn học hành cũng khá là bình thường, hay nói đúng hơn ở mức trung bình. Thế nhưng Trúc luôn nằm trong đội tuyển Văn của trường, là trưởng nhóm của cả đội tuyển, đồng thời là cây bút kì cựu của một số tờ báo tuổi teen. Nhiều bạn nghe xong cứ tưởng rằng bạn ấy chắc chắn phải học rất giỏi, nhưng sau khi biết được học lực trung bình thì tỏ ra khá là ngạc nhiên.

Thực tế cho thấy có một số bạn rất giỏi, năng lực thể hiện rõ rệt qua những bài kiểm tra, điểm số cao ai cũng phải ngước nhìn. Nhưng tiếc thay những bạn này chỉ giỏi những môn chuyên ngành, môn bạn ấy thật sự thích, đam mê. Chính vì thế mà có những bạn chỉ nổi bật ở vài môn, còn lại thì khá mờ nhạt.

cau-chuyen-cua-nhung-teen-hoc-lech-756011-4858.jpg


T.Mai (teen 12 THPT NT) được bạn bè kể rằng: “Hầu như những bài kiểm tra Toán bạn ấy đều đạt điểm rất cao, lúc nào cũng trên 9 phẩy. Có những bài Toán hóc búa dù khó đến đâu, bạn ấy cũng đều giải được hết. Bạn ấy là con cưng của thầy dạy Toán. Ngoài giỏi môn Toán ra bạn ấy còn đam mê Hóa học, bất kỳ lúc nào cũng thấy bạn ấy kè kè cuốn sách Hóa trên tay. Vì học tốt 2 môn này nên bạn ấy quyết định thi khối A, B.”

Tại sao lại như vậy?

Nhiều bạn cho rằng sau này thi Đại học thì cũng chỉ có 3 môn, thế sao không học tốt những môn ấy ngay từ bây giờ thì đến năm 12 ta sẽ dễ dàng chọn được khối thi. Hoặc một số bạn khác thì nói rằng chỉ thích học những môn mình thích thôi, ngoài ra không hứng thú nhiều với môn khác.

Như trường hợp của bạn H.Trúc thì ngoài học siêu giỏi môn Văn ra thì những môn khác bạn ấy học khá “í ẹ” nhất là môn tự nhiên thì càng “thê thảm” hơn. Bạn ấy hầu như dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu Văn học, nhìn tủ sách nhà Trúc chỉ toàn thấy Văn học nước ngoài. Cứ mỗi lần đến tiết Văn là Trúc rất hào hứng, nhưng ngược lại đến tiết Toán thì lại ỉu xìu. Có vẻ như là được môn này thì mất môn khác chăng. Trúc nói rằng, bạn ấy chỉ thích mỗi việc học Văn, nghiên cứu, bình luận mấy tác phẩm, ngoài ra không có môn nào gây hứng thú nhiều.

cau-chuyen-cua-nhung-teen-hoc-lech-756011-1982.jpg


B.Trâm (teen 12 THPT TP) chia sẻ: “Những trường hợp này xảy ra khá phổ biến ở lớp mình. Mình thấy cũng không có gì quá đặc biệt. Thì năm 12 mà, việc học tốt 3 môn chính là điều rất quan trọng. Song bên cạnh đó thì không nên “thả” hết những môn còn lại, đừng để bao giờ phải rơi vào tình trạng thi lại. Học tốt 3 môn chính và những môn còn lại nên giữ mức trung bình.

Chính vì có những suy nghĩ này mà nhiều bạn làm mất đi sự cân bằng giữa các môn học của mình. Nhìn bảng điểm của một số bạn, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có những môn trên 9 phẩy nhưng lại có những môn dưới 5 phẩy, thậm chí có những bạn xém thi lại.

Tạm kết

Khi học thì phải có một vài môn nổi bật, thế nhưng bạn đừng quá vì đam mê môn ấy mà bỏ quên những môn khác. Nếu có khả năng thì nên duy trì sự cân bằng giữa các môn, vì bất cứ môn nào sau này cũng đều giúp ích cho bản thân chúng ta.
Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top Bottom