CareerBuilder Vietnam - Những quyền lợi bạn chưa từng nghĩ đến khi đàm phán lương

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Hầu hết ai cũng mong muốn thoả thuận được mức lương tốt nhất trong các buổi phỏng vấn. Vì vậy, những kỹ thuật đàm phán lương và các chủ đề xoay quanh lương thưởng đều được nhiều người quan tâm tìm hiểu và tham khảo thực hiện.

Trong nhiều báo cáo khảo sát những năm gần đây về các yếu tố hấp dẫn của một nhà tuyển dụng, ngày càng có xu hướng cho thấy mức lương đã không còn là yếu tố quan trọng nhất khi cân nhắc về việc lựa chọn nghề nghiệp của người đi làm. Tuy nhiên, không vì thế mà việc đàm phán lương trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn với nhà tuyển dụng và ứng viên, ngược lại những cuộc thoả thuận sẽ bao gồm nhiều yếu tố cần trao đổi hơn bên cạnh một con số về mức lương cụ thể. CareerBuilder.vn mời bạn tham khảo những quyền lợi mà bạn có thể chưa từng nghĩ đến trong quá trình đàm phán lương nhé!
09062020_9.jpg

1. NHIỀU THỜI GIAN NGHỈ PHÉP HƠN

Khi bạn nhận thấy những tín hiệu về việc quỹ lương của nhà tuyển dụng không cho phép nới rộng hơn nữa, hãy hỏi về quyền lợi nghỉ phép. Nhiều công ty sẵn sàng đề nghị thêm một tuần nghỉ phép để thuyết phục ứng viên và ở một mặt nào đó, quyền lợi này cũng tạo điều kiện để bạn có thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giải toả bên gia đình, người thân và giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý về các điều kiện khi sử dụng quyền lợi này bởi có nhiều tình huống do công việc quá bận rộn hoặc do chính sách của công ty mà nhân viên rất khó có thể tận dụng hết được số ngày có được này trong năm.

2. CƠ HỘI NÂNG CẤP KỸ NĂNG

Mặc dù một ứng viên khi nhận được lời mời làm việc chắc chắn phải sở hữu nhiều tố chất và kinh nghiệm tương xứng với vị trí đăng tuyển, nhiều công ty vẫn có thêm các yêu cầu đặc biệt khác mà không dễ dàng để ứng viên đáp ứng được hoàn toàn. Vì vậy, công ty thường sẽ đề nghịviệc trao cho ứng viên cơ hội tham gia các khóa học chuyên sâu hoặc chi trả lại một khoản thưởng nhất định nếu ứng viên hoàn thành được thêm một số chứng chỉ khác. Đây là một trong những quyền lợi rất hữu ích cho bạn về sau và hoàn toàn có thể được xem xét để bù đắp lại nếu mức lương khởi điểm chưa thật sự như mong đợi.

3. BỚT LÃNG PHÍ THỜI GIAN DI CHUYỂN

Khoảng thời gian di chuyển giữa nhà và nơi làm việc nếu kéo dài vì kẹt xe hay quá xa xôi, hãy cân nhắc xem nếu quy ra tiền thì đó sẽ là một khoản tiêu tốn không hề nhỏ.Chưa kể bạn còn cần phải gộp cả các khoản như ăn uống và chi tiêu lặt vặt khác nếu khu vực làm việc ở nơi khá đắt đỏ. Vì vậy, nếu công ty có chế độ làm việc linh hoạt tại nhà từ một đến hai tuần trong một số thời điểm nhất định của năm thì đây cũng là một quyền lợi tốt dành cho nhân viên.

4. NHIỀU TRANG PHỤC ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP

Ở những công ty không đòi hỏi phải có các quy định ăn mặc khắt khe, bạn có thể sẽ không cần đến quyền lợi về trang phục. Tuy nhiên, nếu vị trí của bạn hoặc yêu cầu của công ty đòi hỏi bạn phải có những trang phục công sở đẹp mắt, chuyên nghiệp, hãy thảo luận thêm về quyền lợi chi trả cho những khoản chi tiêu này. Thông thường những vị trí cần thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như nhân viên bán hàng hay chuyên gia tư vấn là những vị trí mà bạn có thể hỏi về quyền lợi trang phục trong quá trình đàm phán lương.
09062020_11.jpg

5. NGÂN SÁCH CHO CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC

Giống như các chế độ thể thao và chăm sóc sức khoẻ, nhiều công ty đưa ra chính sách về việc cung cấp hỗ trợ cho việc nhân viên liên lạc hàng tháng như thẻ điện thoại, các gói đăng ký dữ liệu di động, thậm chí là thiết bị như điện thoại di động cầm tay hay máy tính bảng. Đừng ngại ngần kiểm tra với phỏng vấn viên xem quyền lợi này có được nhà tuyển dụng bao gồm không nhé.

6. QUYỀN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM HOẶC DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY

Với những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng, ví dụ như thời trang bán lẻ, cáp quang điện tử, bạn hoàn toàn có thể hỏi xem nhân viên có được quyền sử dụng hay mua sắm với giá gốc hay không, thậm chí là có thể được miễn phí một số lần nhất định trong năm. Đôi khi phỏng vấn viên không đề cập đến vấn đề này nhưng bạn hãy cứ mạnh dạn thảo luận để chốt được gói quyền lợi nhân viên ở mức tốt nhất có thể.

Nguồn hình: Freepik
CareerBuilder Vietnam​
 
×
Quay lại
Top Bottom