- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.440
Cáp quang AAG lại đứt, khó truy cập Google, Gmail, Facebook.... Thời điểm xảy ra sự cố là 8h04 phút sáng 5/1/2015. Đơn vị điều hành chưa xác định được thời gian khắc phục sự cố.
Cập nhật ngày 6/1: Theo thông tin từ một đơn vị cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam khai thác trên tuyến cáp quang biển AAG, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên thời gian sửa chữa sẽ có thể kéo dài từ 3 tuần đến một tháng. Chỉ có khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG do nhà mạng này đã bổ sung kết nối dự phòng trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA), cáp quang đất đất liền đi ChinaTelecom và ChinaUnicom để đảm bảo duy trì kết nối bình thường cho khách hàng từ những lần đứt cáp trước.
Cập nhật ngày 8/1: Đơn vị điều hành tuyến cáp dự kiến hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 23/1. Khoảng 1h sáng ngày 15/1, tàu sửa chữa sẽ đến vị trí cáp lỗi và bắt đầu hàn nối từ 19h giờ ngày 17/1. Đến 18h ngày 19/1, mối nối cuối cùng sẽ được thực hiện. Công tác sửa chữa dự kiến hoàn tất vào khoảng 14h ngày 23/1 giúp khôi phục 100% kênh truyền dữ liệu.
Sáng 5/1, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã nhận được thông báo từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang Internet từ châu Á đi Mỹ (AAG) về vụ đứt cáp xảy ra lúc 8h04 phút. Đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, tức là đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu (VTU). Hiện trạm VTU đang tiến hành các thao tác để xác định vị trí cụ thể.
Chưa thể cho biết thời gian cụ thể để khắc phục, song đơn vị điều hành cho biết việc này sẽ ảnh hưởng tới dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam.
Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG
Tuyến cáp quang AAG có chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Đây cũng là tuyến cáp quang trọng yếu kết nối Đông Nam Á với Mỹ, Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi. Các ISP Việt Nam cũng đều sử dụng tuyến cáp AAG này để kết nối quốc tế.
Trong năm 2014, tuyến cáp quang này cũng đã vài lần gặp sự cố và phải mất vài tuần mới khắc phục xong.
AAG là một trong 4 tuyến cáp quang biển của Việt Nam hiện nay và là tuyến lớn nhất. Nguyên nhân đứt cáp khá đa dạng, tàu bè qua lại, chấn động hay thậm chí có người còn cho rằng bị... cá mập cắn.
Cập nhật ngày 6/1: Theo thông tin từ một đơn vị cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam khai thác trên tuyến cáp quang biển AAG, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên thời gian sửa chữa sẽ có thể kéo dài từ 3 tuần đến một tháng. Chỉ có khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG do nhà mạng này đã bổ sung kết nối dự phòng trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA), cáp quang đất đất liền đi ChinaTelecom và ChinaUnicom để đảm bảo duy trì kết nối bình thường cho khách hàng từ những lần đứt cáp trước.
Cập nhật ngày 8/1: Đơn vị điều hành tuyến cáp dự kiến hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 23/1. Khoảng 1h sáng ngày 15/1, tàu sửa chữa sẽ đến vị trí cáp lỗi và bắt đầu hàn nối từ 19h giờ ngày 17/1. Đến 18h ngày 19/1, mối nối cuối cùng sẽ được thực hiện. Công tác sửa chữa dự kiến hoàn tất vào khoảng 14h ngày 23/1 giúp khôi phục 100% kênh truyền dữ liệu.
Sáng 5/1, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã nhận được thông báo từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang Internet từ châu Á đi Mỹ (AAG) về vụ đứt cáp xảy ra lúc 8h04 phút. Đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, tức là đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu (VTU). Hiện trạm VTU đang tiến hành các thao tác để xác định vị trí cụ thể.
Chưa thể cho biết thời gian cụ thể để khắc phục, song đơn vị điều hành cho biết việc này sẽ ảnh hưởng tới dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG
Trong năm 2014, tuyến cáp quang này cũng đã vài lần gặp sự cố và phải mất vài tuần mới khắc phục xong.
AAG là một trong 4 tuyến cáp quang biển của Việt Nam hiện nay và là tuyến lớn nhất. Nguyên nhân đứt cáp khá đa dạng, tàu bè qua lại, chấn động hay thậm chí có người còn cho rằng bị... cá mập cắn.

VnExpress, Vietnamnet
Hiệu chỉnh: