Cấp bậc hệ thống giáo dục sau bậc phổ thông trên toàn cầu

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-2-.jpg

Tại các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, giáo dục sau bậc trung học phổ thông là một vấn đề được quan tâm bởi đây là một trong những bước đệm quan trọng, quyết định đến con đường sự nghiệp trong tương lai của mình. Vậy giáo dục sau THPT bao gồm cấp bậc nào, khác nhau ra sao, mỗi chương trình học có nội dung gì, kéo dài bao lâu, xin chia sẻ bài viết dưới đây với hi vọng các bạn có thêm thông tin tham khảo để đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho chính bản thân mình.

  1. Đại học dự bị
Đây là chương trình học dành cho các bạn THPT chuẩn bị hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học. Vì có những khác biệt trong các chương trình giảng dạy, phương pháp giáo dục phổ thông giữa các nước, do đó đối tượng THPT cần phải tham gia chương trình Dự bị đại học. Tại đây, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và kỹ năng cần có ở bậc đại học. Có hai chương trình Dự bị đại học quốc tế được nhiều quốc gia chấp nhận là A/AS Level và International Baccalaureate (IB) – Bằng Tú tài quốc tế. Ngoài ra chứng chỉ A/AS Level cũng được xem là yêu cầu đầu vào bắt buộc của hầu hết các trường đại học nổi tiếng của Anh.

Các bạn có thể học chương trình này ở:

  • Ngay tại trường đại học mà bạn muốn học vì hầu hết các trường đều có khóa dự bị đại học dành cho sinh viên muốn học lên đại học ở trường mình;
  • Các trường cao đẳng, phổ thông;
  • Các tập đoàn giáo dục tư thục.
  1. Học nghề và cao đẳng
– Diploma : Đối với những bạn thích các chương trình học thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm hơn là các kiến thức học thuật thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Các chương trình này chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 năm, hầu hết các học sinh sẽ được học các môn ứng dụng, thực tiễn, sau khi hoàn tất sẽ nhận chứng chỉ đảm bảo khả năng làm việc chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó.

– College : Chương trình này còn có tên là Associate Degree (ở Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc…) trong khi ở Anh lại được gọi là Foundation Degree. Điểm khác biệt đó là so với chương trình diploma, học college sẽ tiếp thu với khối lượng kiến thực nhiều hơn nhưng hầy hết là các môn kiến thức tổng hợp chứ không quá chuyên sâu như bậc đại học, ngoài ra sinh viên sẽ phải học thêm các môn ứng dụng thực tiễn. Sinh viên tốt nghiệp có thể đi làm hoặc học tiếp lên bậc đại học nếu muốn tiếp tục con đường học vấnn của mình. Chính vì vậy có thể thất đây là lựa chọn tối ưu cho những ai gặp khó khăn trong vấn đề tài chính hoặc quỹ thời gian hạn hẹp.

2. Đại học
Nếu sinh viên tốt nghiệp các chương trình Diploma hay College là có thể đi làm, tuy nhiên nếu bạn sở hữu bằng Cử nhân sau khi hoàn tất chương trình đại học thì cơ hội có được một công việc có mức lương cao với vị trí tốt hơn là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay. Bởi chương trình Đại học không những cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng hợp chung mà còn đi sâu vào chuyên ngành, rèn luyện cho bạn những kĩ năng mềm khác như tư duy, phát triển một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn và uy tín. Cộng vào đó, với thời gian đào tạo gấp đôi, trong khoảng 4 năm học, sinh viên có nhiều cơ hội nghiên cứu những lĩnh vực chuyên ngành một cách hiệu quả hơn đồng thời các bạn còn được tự mình tham gia vào các chuyên đề nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề liên quan xung quanh các chuyên ngành mà mình đã chọn.

Theo ALT​
 
×
Quay lại
Top