- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.256
thanhnien.com.vn
Thảo luận tại Quốc hội: Cán bộ còn vô cảm, khiếu nại còn kéo dài
08/11/2012 3:40
Thảo luận công tác giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai ngày hôm qua 7.11, 37 ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện kéo dài do văn bản pháp luật còn chồng chéo; người dân chưa nhận thức rõ pháp luật đất đai; giá đền bù thấp, thu hồi đất, cưỡng chế đất chưa đúng quy trình, thủ tục…
Đại biểu (ĐB) Hồ Thu Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, nguyên nhân quan trọng dẫn đến khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người là do cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết về khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai vừa yếu vừa thiếu. Có nơi còn có thái độ vô cảm, bàng quan với những bức xúc của nhân dân. “Điều đó thể hiện ở việc nhiều địa phương công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo để xảy ra vi phạm như lấn chiếm đất nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời hoặc cố tình bao che vì lợi ích dòng họ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân”, ĐB Thủy chỉ rõ.
Không thẳng thắn đối thoại với dân
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) băn khoăn, trong nhiều báo cáo khi đề cập đến những tồn tại, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ thường sử dụng cụm từ “một bộ phận không nhỏ”. “Một bộ phận cán bộ được nêu ở đây được xác định như thế nào, nhỏ hay không nhỏ chỉ có ở cơ sở hay ở nhiều cấp, nhiều ngành, quan hệ giữa một bộ phận cán bộ được nêu ở đây với những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý sử dụng đất đai thời gian qua ra sao?”, ĐB đặt câu hỏi và cho rằng, cán bộ là đầy tớ là công bộc của dân, cán bộ phải có trách nhiệm gắn bó mật thiết với dân, nhưng trên thực tế nhiều người dân cần gặp cán bộ có trách nhiệm để được trình bày, được xem xét, giải quyết nhưng nhiều khi ngay cả nguyện vọng đó cũng không được đáp ứng.
ĐB Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) cho rằng, cán bộ trực tiếp thẩm định, áp giá tài sản, tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền trong các dự án thu hồi, đền bù thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu công tâm, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân. “Nhiều cán bộ hiểu lơ mơ về pháp luật, nên lơ mơ trong áp giá đền bù. Tôi cũng nghe người ta nói cán bộ bảo khu này, hộ này đền bù cũng được mà không đền bù cũng được. Không ít tiêu cực cá nhân, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ như vậy và không ít cán bộ vi phạm bị xử lý”, ĐB Bình nói. ĐB cũng thắc mắc vì sao khi thu hồi, giải quyết, chính quyền không thẳng thắn đối thoại với dân là vì ngại, sợ, rắc rối, va chạm hay còn vấn đề gì khác?
“Lợi ích nhóm như phần chìm của tảng băng”
Theo ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), khiếu nại, tố cáo có mầm mống, nguyên nhân từ lợi ích nhóm trong quản lý đất đai. Trong quản lý đất đai, lợi ích nhóm như phần chìm của tảng băng nổi, với tính chất quy mô khác nhau. Nhóm lợi ích khai thác triệt để khe hở của pháp luật, tác động vào quá trình quy hoạch, kế hoạch, đấu thầu sử dụng đất. Một số địa phương ưu ái các nhà đầu tư nên không tuân thủ thực hiện quy hoạch, thu hồi đất, cưỡng chế theo pháp luật gây thiệt hại cho người dân. “Cử tri rất bức xúc về tình trạng nhiều dự án được phê duyệt quy hoạch nhưng vì lợi ích của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh. Tình trạng vội vàng phê duyệt quy hoạch làm lợi cho nhà đầu tư gây thiệt hại lớn cho nhà nước và nhân dân. Nhận diện lợi ích nhóm là vấn đề không dễ, thị trường bất động sản phát triển không ổn định, giao dịch ngầm phổ biến, theo tôi đây là biểu hiện rõ nét nhất của lợi ích nhóm trong quản lý đất đai, cần sớm được giải quyết”, ông Hồng nói.
ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) chỉ rõ, chủ trương thu hồi, đền bù và tái định cư đặt mục tiêu nơi ở mới phải ít nhất bằng và tốt hơn nơi ở cũ, nhưng việc này chưa làm được. Chưa xử lý hài hòa lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp (DN), trong đó phần lớn người dân bị thiệt thòi. “Qua giám sát dự án tái định cư Thủy điện Sơn La chúng tôi thấy người dân có ba cái mất: mất kinh tế khi giá không ngang bằng, nếu giá có ngang bằng thì trả không kịp thời làm đồng tiền mất giá. Mất thứ hai là chỗ ở mới đời sống khó khăn, điện nước không đảm bảo. Mất thứ ba là văn hóa truyền thống, mồ mả tổ tiên di chuyển theo”. ĐB Lợi tiếp tục: “Phải xử lý mối quan hệ lợi ích của ba đối tác này, DN phải có trách nhiệm từ khi triển khai dự án đến khi tái định cư. Thủy điện Sông Tranh 2, người dân khó khăn, động đất nứt nhà, nhưng DN không có động thái đứng ra chia sẻ. Lẽ ra DN không làm thì nhà nước phải làm để đảm bảo ổn định đời sống xã hội cho người dân”.
Xác định rõ trách nhiệm
Kết luận tại phiên họp, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đa phần ĐB tán thành việc ban hành Nghị quyết của QH về kết quả giám sát khiếu nại tố cáo đất đai. Sắp tới Ủy ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo xây dựng dự thảo nghị quyết, trong đó có xác định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương; các quy định và giải pháp trước mắt giải quyết 528 vụ việc tồn đọng kéo dài. Dự thảo sẽ được trình QH thông qua tại kỳ họp này.
Thảo luận tại Quốc hội: Cán bộ còn vô cảm, khiếu nại còn kéo dài
08/11/2012 3:40
Thảo luận công tác giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai ngày hôm qua 7.11, 37 ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện kéo dài do văn bản pháp luật còn chồng chéo; người dân chưa nhận thức rõ pháp luật đất đai; giá đền bù thấp, thu hồi đất, cưỡng chế đất chưa đúng quy trình, thủ tục…
Đại biểu (ĐB) Hồ Thu Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, nguyên nhân quan trọng dẫn đến khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người là do cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết về khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai vừa yếu vừa thiếu. Có nơi còn có thái độ vô cảm, bàng quan với những bức xúc của nhân dân. “Điều đó thể hiện ở việc nhiều địa phương công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo để xảy ra vi phạm như lấn chiếm đất nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời hoặc cố tình bao che vì lợi ích dòng họ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân”, ĐB Thủy chỉ rõ.
ĐB Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) phát biểu tại phiên thảo luận hôm qua - Ảnh: Ngọc Thắng |
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) băn khoăn, trong nhiều báo cáo khi đề cập đến những tồn tại, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ thường sử dụng cụm từ “một bộ phận không nhỏ”. “Một bộ phận cán bộ được nêu ở đây được xác định như thế nào, nhỏ hay không nhỏ chỉ có ở cơ sở hay ở nhiều cấp, nhiều ngành, quan hệ giữa một bộ phận cán bộ được nêu ở đây với những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý sử dụng đất đai thời gian qua ra sao?”, ĐB đặt câu hỏi và cho rằng, cán bộ là đầy tớ là công bộc của dân, cán bộ phải có trách nhiệm gắn bó mật thiết với dân, nhưng trên thực tế nhiều người dân cần gặp cán bộ có trách nhiệm để được trình bày, được xem xét, giải quyết nhưng nhiều khi ngay cả nguyện vọng đó cũng không được đáp ứng.
|
“Lợi ích nhóm như phần chìm của tảng băng”
Theo ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), khiếu nại, tố cáo có mầm mống, nguyên nhân từ lợi ích nhóm trong quản lý đất đai. Trong quản lý đất đai, lợi ích nhóm như phần chìm của tảng băng nổi, với tính chất quy mô khác nhau. Nhóm lợi ích khai thác triệt để khe hở của pháp luật, tác động vào quá trình quy hoạch, kế hoạch, đấu thầu sử dụng đất. Một số địa phương ưu ái các nhà đầu tư nên không tuân thủ thực hiện quy hoạch, thu hồi đất, cưỡng chế theo pháp luật gây thiệt hại cho người dân. “Cử tri rất bức xúc về tình trạng nhiều dự án được phê duyệt quy hoạch nhưng vì lợi ích của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh. Tình trạng vội vàng phê duyệt quy hoạch làm lợi cho nhà đầu tư gây thiệt hại lớn cho nhà nước và nhân dân. Nhận diện lợi ích nhóm là vấn đề không dễ, thị trường bất động sản phát triển không ổn định, giao dịch ngầm phổ biến, theo tôi đây là biểu hiện rõ nét nhất của lợi ích nhóm trong quản lý đất đai, cần sớm được giải quyết”, ông Hồng nói.
ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) chỉ rõ, chủ trương thu hồi, đền bù và tái định cư đặt mục tiêu nơi ở mới phải ít nhất bằng và tốt hơn nơi ở cũ, nhưng việc này chưa làm được. Chưa xử lý hài hòa lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp (DN), trong đó phần lớn người dân bị thiệt thòi. “Qua giám sát dự án tái định cư Thủy điện Sơn La chúng tôi thấy người dân có ba cái mất: mất kinh tế khi giá không ngang bằng, nếu giá có ngang bằng thì trả không kịp thời làm đồng tiền mất giá. Mất thứ hai là chỗ ở mới đời sống khó khăn, điện nước không đảm bảo. Mất thứ ba là văn hóa truyền thống, mồ mả tổ tiên di chuyển theo”. ĐB Lợi tiếp tục: “Phải xử lý mối quan hệ lợi ích của ba đối tác này, DN phải có trách nhiệm từ khi triển khai dự án đến khi tái định cư. Thủy điện Sông Tranh 2, người dân khó khăn, động đất nứt nhà, nhưng DN không có động thái đứng ra chia sẻ. Lẽ ra DN không làm thì nhà nước phải làm để đảm bảo ổn định đời sống xã hội cho người dân”.
Xác định rõ trách nhiệm
Kết luận tại phiên họp, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đa phần ĐB tán thành việc ban hành Nghị quyết của QH về kết quả giám sát khiếu nại tố cáo đất đai. Sắp tới Ủy ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo xây dựng dự thảo nghị quyết, trong đó có xác định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương; các quy định và giải pháp trước mắt giải quyết 528 vụ việc tồn đọng kéo dài. Dự thảo sẽ được trình QH thông qua tại kỳ họp này.
Quyết định hành chính còn nhiều thiếu sót Theo Thanh tra Chính phủ, từ 2003 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó số liên quan đến đất đai chiếm gần 70%. Số vụ khiếu nại đúng chiếm xấp xỉ 20%; có đúng, có sai chiếm 28%; số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%; có đúng có sai chiếm 29,6%. Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế QH cho thấy, con số trên chứng tỏ việc khiếu nại, tố cáo của công dân là có cơ sở, việc ra quyết định hành chính về đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều thiếu sót. |
Anh Vũ - Tuệ Nguyễ