Đạt điểm số khá cao 26.5 điểm, Thủ khoa Mùa tuyển sinh 2014 của Đại học Duy Tân - Võ Thị Hoài Trâm đã nhận được học bổng Toàn phần từ Cử nhân đến Tiến sĩ có giá trị 800 triệu đồng để bắt đầu một hành trình học tập mới. 1 năm học với rất nhiều trải nghiệm qua các chuyến đi đến Singapore tham gia Hội nghị Tọa đàm sinh viên khu vực ASEAN 2014, đến các làng nghề tại Quảng Nam giúp người dân cải thiện và phát triển nghề truyền thống trong chương trình Learning Express, gặp gỡ với bạn bè khắp nơi trên thế giới, Hoài Trâm đang dần trưởng thành để hiện thực hoá khát vọng “là người dẫn đường trên những mảnh đất chưa người qua”. Hãy cùng Hoài Trâm lên chuyến tàu trở về quá khứ của 1 năm về trước với những bước chân bỡ ngỡ ngày đầu tới giảng đường đại học Duy Tân và một Hoài Trâm chín chắn cùng những dự định ý nghĩa cho tương lai.
Hoài Trâm (đầu tiên bên trái) tham gia
Hội nghị Tọa đàm sinh viên khu vực ASEAN 2014 tại Singapore
Cô sinh viên năm Nhất với nỗi nhớ nhà chực chờ trên khóe mắt cùng tập slide, giáo trình dày trục trên tay thong thả đôi chân đến trường hằng ngày. Nhưng mấy ai biết đằng sau bước chân nhỏ bé ấy là cả khoảng trời kí ức, những yêu thương và lòng quyết tâm mạnh mẽ không lời nào kể ra được. Bước vào một trường Đại học Tư thục với bao nhiêu lời đồn đại nhỏ to bên ngoài, rằng sẽ bị lừa thê thảm, rằng sẽ không đủ sức để đạt yêu cầu học bổng, rằng sẽ không biết tương lai đi đâu và về đâu, cô gái nhỏ bé còn phải gánh trên vai áp lực của một gia đình nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào gánh hàng bán buôn của mẹ, tương lai của gia đình bây giờ kì vọng vào cô khi cô đón nhận điểm rất cao khi đỗ vào đại học. Đã có những nỗi nhớ nhà ùa về trên từng bờ mi, gò má, đã có lúc không đủ mạnh mẽ để chống chọi với nỗi cô đơn, cuộc sống sinh viên biết bao cám dỗ và những thách thức, nhưng cô bé ấy chưa bao giờ hối hận, chưa bao giờ muốn từ bỏ. Quyết tâm giữ vững bước đi vững chãi bây giờ và sẽ mãi mai sau của cô đã đang mở ra một chân trời mới khi cô đã bắt nhịp được cuộc sống mới, đã gặp gỡ thật nhiều thầy cô, bạn bè cùng chí hướng để “dạo” bước chân mạnh mẽ trên khắp nẻo đường Việt Nam và nước ngoài.
Hoài Trâm phát biểu tại Khai mạc chương trình Learning Express tại Đại học Duy Tân
Có ai đó đã từng nói: “Cuộc đời là những chuyến đi”, cô bé cũng “xách ba lô lên và đi phờ - ri” với hành trình đầu tiên đến Quốc đảo Singapore... Cầu vồng muôn màu nhưng chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Ông trời đối với cô bé cũng vậy, chỉ được cam lai khi khổ tận. Đến theo học tại Đại học Duy Tân, cô bé được ưu tiên rất nhiều trong suốt quá trình trải nghiệm và ra nước ngoài mở rộng kiến thức. Trong chuyến hành trình tham gia Hội nghị Tọa đàm sinh viên khu vực ASEAN 2014, cô đã gặp được những người bạn cách cô hơn 90 phút bay và bạn bè của các quốc gia ASEAN. Lần đầu tiên trong cuộc đời ngồi máy bay, cảm giác ù tai cũng khiến cô nổi gai ốc nhưng đầy sững sờ và hạnh phúc. Với chủ đề “Tiếng nói hôm nay - Vang vọng đến mai sau”, cô đã được đặt mình vào cương vị những nhà lãnh đạo cấp cao đại diện cho các quốc gia trong khối ASEAN cùng thảo luận và thống nhất thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử chung nhằm giải quyết các vấn đề “nóng” thuộc những lĩnh vực văn hóa, kinh tế, an ninh, môi trường, xã hội,… Cũng từ đây, cô đã học được thật nhiều những bài học mới về cách cư xử, về trách nhiệm với cộng đồng và cả bài học hãy tha thứ qua từng hành trình cô đi. Khi tham gia trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam trong chương trình Learning Express, cô cũng đã miệt mài tìm hiểu và nghiên cứu với mong muốn giúp người dân khắc phục hạn chế, đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường sống.
Hoài Trâm chụp ảnh cùng các bạn sinh viên Duy Tân
và sinh viên trường Singapore Polytechnic
Có lẽ trước khi rời vòng tay ba mẹ yêu thương che chở, cô bé chỉ biết cuộc đời qua trang vở, qua ánh mắt trẻ thơ còn ngây dại. Cô bé đâu biết ở góc khuất đâu đó trong thế giới này còn có lừa lọc, bon chen và tranh đua khốc liệt. Cô may mắn biết bao khi gặp được những con người tốt, hướng cho cô một tương lai rộng mở - đó là thầy cô Duy Tân, những con người chưa một lần quen trước đây đã luôn ở bên và giúp đỡ cô nơi đất khách quê người, vắng cha xa mẹ. Những chuyến hành trình du ngoạn học tập đó đây bỗng chốc biến cô trở thành “con nhà người ta” trong mỗi ngôi nhà nơi cô sống và tại quê hương cô, ba mẹ cô ra đường đã không còn mặc cảm, bây giờ là nụ cười tự hào vì có đứa con gái học Đại học Duy Tân, được đi nước này nước nọ, được nhận hết phần thưởng này đến phần thưởng kia. Có thể với ai đó cho rằng, mọi thứ cô bé đang có chỉ là... mơ hão, chỉ là quá lý tưởng với một sự nghi hoặc nhưng đúng là đây, cô bé đang cảm nhận bằng những giác quan chân thực nhất với niềm tự hào. Tự hào lắm chứ khi các cô, các bác, các chú trong dòng họ niềm nở khi gặp cô, họ ngợi ca cô và ba mẹ cô bằng những lời lẽ có cánh: “Con chính là niềm tự hào của cả dòng họ này, là niềm tự hào của đất Quảng này”. Và Đại học Duy Tân - ở nơi cô sống và học tập trở thành niềm mơ ước của trẻ nhỏ, là vấn đề được đề cập ở mỗi phiên chợ chiều, là niềm hãnh diện ngợi ca và mấy ai bây giờ còn nhớ Duy Tân cũng từng là nơi họ đã không ngại ngần tỏ ý băn khoăn, nghi ngại với những lời không vừa ý.
Cuộc sống xa quê thật không dễ dàng gì với một cô gái phải không?. Nào là những cuộc vui quên lối về mà người đời hay kể, những chuyện trai gái nhăng nhít mà đàn ông đàn bà họ chọc trêu nhau, những lời thủ thỉ hư hỏng của mấy đứa bạn quá rành đời, một đứa chân quê ra thành phố như con chim sổ lồng, cứ bay, chứ có biết hướng nào là ít bão táp chông gai. Nhưng cô làm sao quên được những lời căn dặn chân tình của các thầy cô Duy Tân, làm sao cô quên được cái nắm tay “ấm đến tan chảy” của Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân với ánh mắt âu yếm khi trao Giấy khen cùng Học bổng 800 triệu đồng cho cô: “Con là niềm tự hào của thầy cô, gia đình, bạn bè. Hãy phấn đấu và học hỏi hơn nữa để cống hiến cho đời, con nhé". Cô làm sao quên lời hỏi han sức khỏe của cô giáo bộ môn: “Em có sao không? Cô thấy em xanh xao quá”. Những ân tình đầy ắp yêu thương, những ân cần lo lắng ấy của thầy cô đã trở thành vách ngăn vững chắc nhất để mỗi sinh viên có ý thức, có trách nhiệm như cô tránh xa phù phiếm để học tập nghiêm túc cho một tương lai tươi sáng phía trước. Thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai tuy không nuôi ta lớn khôn bằng vật chất nhưng lại nuôi dưỡng tâm hồn, đồng hành cùng ta hướng đến một tương lai tốt đẹp sau này. Sống xa gia đình, thiếu thốn vòng tay chăm sóc của ba mẹ nhưng đến lớp nhận được ánh mắt trìu mến và những lời hỏi han, khác gì liều thần dược giúp mỗi sinh viên biết yêu thêm ngôi trường này, yêu thích việc học hơn và biết lo cho tương lai của mình hơn.
Bất chợt cô bé ấy nghĩ, nếu giờ đây cô không học ở Duy Tân mà chọn học tại trường tư hoặc công khác, có chắc ba mẹ cô ấy không có thêm nếp chân chim nơi khóe mắt? Có phải chăng cô ấy vẫn chỉ là một cô học trò bình thường không có gì nổi bật, chẳng được đi ra thế giới để mãi bảo thủ nghĩ rằng “đất nước ta rừng vàng biển bạc” và chẳng nuôi một ý chí lớn lao tìm cách phát triển đất nước vững mạnh hơn như bây giờ. Cơ hội là thứ cô ấy tìm thấy ở Duy Tân, và cô nghĩ chẳng có nơi nào cho cô có được những cơ hội hiếm hoi đó. Một năm sắp qua đi rồi, một chặng đường thành công rắc hoa trải lụa đang ở phía sau cô. Một chặng đua nữa đang chờ cô phía trước. Lo sợ gì đâu khi quanh cô luôn có Duy Tân, ngại ngùng gì mà không bước tiếp khi Duy Tân nâng bước chân cô mỗi khi vướng bận. Cô muốn bay lên cùng Duy Tân trên bước đường tương lai rộng mở.
Mùa tuyển sinh năm học 2015 - 2016 đang rộn ràng diễn ra trên khắp cả nước, cô lại nhớ về một năm trước, để những cảm xúc ấy sống dậy nguyên vẹn như quá khứ đã từng. Khác với những trăn trở ngày đó, bây giờ lòng cô chỉ trăn trở một điều: “Liệu các em có nắm lấy cơ hội trước mắt không, hay là chạy theo thế thời để mãi là những con người bình thường?”… Có những cơn mưa lòng không bao giờ dứt, như nỗi trăn trở nước mình còn nghèo quá trong cô, tuổi trẻ cần phải có nhiều bản lĩnh hơn để góp trí lực phát triển đất nước. Những cơn mưa khiến cô trăn trở… trăn trở… Nhưng những cơn mưa mang đến cho cô cầu vồng và Duy Tân luôn ánh lên những sắc màu ấm áp để trở thành hơi hội tụ đẹp nhất của tuổi trẻ Việt Nam. Và cô ấy chính là tôi - sinh viên Đại học Duy Tân Võ Thị Hoài Trâm.
(Võ Thị Hoài Trâm - Thủ Khoa Đại học Duy Tân năm 2014)
Hoài Trâm (đầu tiên bên trái) tham gia
Hội nghị Tọa đàm sinh viên khu vực ASEAN 2014 tại Singapore
Cô sinh viên năm Nhất với nỗi nhớ nhà chực chờ trên khóe mắt cùng tập slide, giáo trình dày trục trên tay thong thả đôi chân đến trường hằng ngày. Nhưng mấy ai biết đằng sau bước chân nhỏ bé ấy là cả khoảng trời kí ức, những yêu thương và lòng quyết tâm mạnh mẽ không lời nào kể ra được. Bước vào một trường Đại học Tư thục với bao nhiêu lời đồn đại nhỏ to bên ngoài, rằng sẽ bị lừa thê thảm, rằng sẽ không đủ sức để đạt yêu cầu học bổng, rằng sẽ không biết tương lai đi đâu và về đâu, cô gái nhỏ bé còn phải gánh trên vai áp lực của một gia đình nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào gánh hàng bán buôn của mẹ, tương lai của gia đình bây giờ kì vọng vào cô khi cô đón nhận điểm rất cao khi đỗ vào đại học. Đã có những nỗi nhớ nhà ùa về trên từng bờ mi, gò má, đã có lúc không đủ mạnh mẽ để chống chọi với nỗi cô đơn, cuộc sống sinh viên biết bao cám dỗ và những thách thức, nhưng cô bé ấy chưa bao giờ hối hận, chưa bao giờ muốn từ bỏ. Quyết tâm giữ vững bước đi vững chãi bây giờ và sẽ mãi mai sau của cô đã đang mở ra một chân trời mới khi cô đã bắt nhịp được cuộc sống mới, đã gặp gỡ thật nhiều thầy cô, bạn bè cùng chí hướng để “dạo” bước chân mạnh mẽ trên khắp nẻo đường Việt Nam và nước ngoài.
Hoài Trâm phát biểu tại Khai mạc chương trình Learning Express tại Đại học Duy Tân
Có ai đó đã từng nói: “Cuộc đời là những chuyến đi”, cô bé cũng “xách ba lô lên và đi phờ - ri” với hành trình đầu tiên đến Quốc đảo Singapore... Cầu vồng muôn màu nhưng chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Ông trời đối với cô bé cũng vậy, chỉ được cam lai khi khổ tận. Đến theo học tại Đại học Duy Tân, cô bé được ưu tiên rất nhiều trong suốt quá trình trải nghiệm và ra nước ngoài mở rộng kiến thức. Trong chuyến hành trình tham gia Hội nghị Tọa đàm sinh viên khu vực ASEAN 2014, cô đã gặp được những người bạn cách cô hơn 90 phút bay và bạn bè của các quốc gia ASEAN. Lần đầu tiên trong cuộc đời ngồi máy bay, cảm giác ù tai cũng khiến cô nổi gai ốc nhưng đầy sững sờ và hạnh phúc. Với chủ đề “Tiếng nói hôm nay - Vang vọng đến mai sau”, cô đã được đặt mình vào cương vị những nhà lãnh đạo cấp cao đại diện cho các quốc gia trong khối ASEAN cùng thảo luận và thống nhất thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử chung nhằm giải quyết các vấn đề “nóng” thuộc những lĩnh vực văn hóa, kinh tế, an ninh, môi trường, xã hội,… Cũng từ đây, cô đã học được thật nhiều những bài học mới về cách cư xử, về trách nhiệm với cộng đồng và cả bài học hãy tha thứ qua từng hành trình cô đi. Khi tham gia trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam trong chương trình Learning Express, cô cũng đã miệt mài tìm hiểu và nghiên cứu với mong muốn giúp người dân khắc phục hạn chế, đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường sống.
Hoài Trâm chụp ảnh cùng các bạn sinh viên Duy Tân
và sinh viên trường Singapore Polytechnic
Có lẽ trước khi rời vòng tay ba mẹ yêu thương che chở, cô bé chỉ biết cuộc đời qua trang vở, qua ánh mắt trẻ thơ còn ngây dại. Cô bé đâu biết ở góc khuất đâu đó trong thế giới này còn có lừa lọc, bon chen và tranh đua khốc liệt. Cô may mắn biết bao khi gặp được những con người tốt, hướng cho cô một tương lai rộng mở - đó là thầy cô Duy Tân, những con người chưa một lần quen trước đây đã luôn ở bên và giúp đỡ cô nơi đất khách quê người, vắng cha xa mẹ. Những chuyến hành trình du ngoạn học tập đó đây bỗng chốc biến cô trở thành “con nhà người ta” trong mỗi ngôi nhà nơi cô sống và tại quê hương cô, ba mẹ cô ra đường đã không còn mặc cảm, bây giờ là nụ cười tự hào vì có đứa con gái học Đại học Duy Tân, được đi nước này nước nọ, được nhận hết phần thưởng này đến phần thưởng kia. Có thể với ai đó cho rằng, mọi thứ cô bé đang có chỉ là... mơ hão, chỉ là quá lý tưởng với một sự nghi hoặc nhưng đúng là đây, cô bé đang cảm nhận bằng những giác quan chân thực nhất với niềm tự hào. Tự hào lắm chứ khi các cô, các bác, các chú trong dòng họ niềm nở khi gặp cô, họ ngợi ca cô và ba mẹ cô bằng những lời lẽ có cánh: “Con chính là niềm tự hào của cả dòng họ này, là niềm tự hào của đất Quảng này”. Và Đại học Duy Tân - ở nơi cô sống và học tập trở thành niềm mơ ước của trẻ nhỏ, là vấn đề được đề cập ở mỗi phiên chợ chiều, là niềm hãnh diện ngợi ca và mấy ai bây giờ còn nhớ Duy Tân cũng từng là nơi họ đã không ngại ngần tỏ ý băn khoăn, nghi ngại với những lời không vừa ý.
Cuộc sống xa quê thật không dễ dàng gì với một cô gái phải không?. Nào là những cuộc vui quên lối về mà người đời hay kể, những chuyện trai gái nhăng nhít mà đàn ông đàn bà họ chọc trêu nhau, những lời thủ thỉ hư hỏng của mấy đứa bạn quá rành đời, một đứa chân quê ra thành phố như con chim sổ lồng, cứ bay, chứ có biết hướng nào là ít bão táp chông gai. Nhưng cô làm sao quên được những lời căn dặn chân tình của các thầy cô Duy Tân, làm sao cô quên được cái nắm tay “ấm đến tan chảy” của Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân với ánh mắt âu yếm khi trao Giấy khen cùng Học bổng 800 triệu đồng cho cô: “Con là niềm tự hào của thầy cô, gia đình, bạn bè. Hãy phấn đấu và học hỏi hơn nữa để cống hiến cho đời, con nhé". Cô làm sao quên lời hỏi han sức khỏe của cô giáo bộ môn: “Em có sao không? Cô thấy em xanh xao quá”. Những ân tình đầy ắp yêu thương, những ân cần lo lắng ấy của thầy cô đã trở thành vách ngăn vững chắc nhất để mỗi sinh viên có ý thức, có trách nhiệm như cô tránh xa phù phiếm để học tập nghiêm túc cho một tương lai tươi sáng phía trước. Thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai tuy không nuôi ta lớn khôn bằng vật chất nhưng lại nuôi dưỡng tâm hồn, đồng hành cùng ta hướng đến một tương lai tốt đẹp sau này. Sống xa gia đình, thiếu thốn vòng tay chăm sóc của ba mẹ nhưng đến lớp nhận được ánh mắt trìu mến và những lời hỏi han, khác gì liều thần dược giúp mỗi sinh viên biết yêu thêm ngôi trường này, yêu thích việc học hơn và biết lo cho tương lai của mình hơn.
Bất chợt cô bé ấy nghĩ, nếu giờ đây cô không học ở Duy Tân mà chọn học tại trường tư hoặc công khác, có chắc ba mẹ cô ấy không có thêm nếp chân chim nơi khóe mắt? Có phải chăng cô ấy vẫn chỉ là một cô học trò bình thường không có gì nổi bật, chẳng được đi ra thế giới để mãi bảo thủ nghĩ rằng “đất nước ta rừng vàng biển bạc” và chẳng nuôi một ý chí lớn lao tìm cách phát triển đất nước vững mạnh hơn như bây giờ. Cơ hội là thứ cô ấy tìm thấy ở Duy Tân, và cô nghĩ chẳng có nơi nào cho cô có được những cơ hội hiếm hoi đó. Một năm sắp qua đi rồi, một chặng đường thành công rắc hoa trải lụa đang ở phía sau cô. Một chặng đua nữa đang chờ cô phía trước. Lo sợ gì đâu khi quanh cô luôn có Duy Tân, ngại ngùng gì mà không bước tiếp khi Duy Tân nâng bước chân cô mỗi khi vướng bận. Cô muốn bay lên cùng Duy Tân trên bước đường tương lai rộng mở.
Mùa tuyển sinh năm học 2015 - 2016 đang rộn ràng diễn ra trên khắp cả nước, cô lại nhớ về một năm trước, để những cảm xúc ấy sống dậy nguyên vẹn như quá khứ đã từng. Khác với những trăn trở ngày đó, bây giờ lòng cô chỉ trăn trở một điều: “Liệu các em có nắm lấy cơ hội trước mắt không, hay là chạy theo thế thời để mãi là những con người bình thường?”… Có những cơn mưa lòng không bao giờ dứt, như nỗi trăn trở nước mình còn nghèo quá trong cô, tuổi trẻ cần phải có nhiều bản lĩnh hơn để góp trí lực phát triển đất nước. Những cơn mưa khiến cô trăn trở… trăn trở… Nhưng những cơn mưa mang đến cho cô cầu vồng và Duy Tân luôn ánh lên những sắc màu ấm áp để trở thành hơi hội tụ đẹp nhất của tuổi trẻ Việt Nam. Và cô ấy chính là tôi - sinh viên Đại học Duy Tân Võ Thị Hoài Trâm.
(Võ Thị Hoài Trâm - Thủ Khoa Đại học Duy Tân năm 2014)