Văn Cảm nhận về khổ 1 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Yoshida

Variety is spice of life
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/5/2020
Bài viết
1.461
Mùa xuân, được xem là mùa đẹp nhất trong năm, khép lại những câu chuyện cũ, mở ra những trang sách mới, những khát khao, hy vọng mới. Đây cũng là đề tài mà các nhà thơ vẫn thường lấy để cho ra đời những tác phẩm tưởng chừng như là bất hữu. Và, "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có lẽ cũng không ngoại lệ, được ra đời vào năm 1980, khi tác giả nằm trên gi.ường bệnh. "Mùa xuân nho nhỏ" hiện lên với một bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người tươi đẹp, và giương cao lẽ sống, khát vọng cống hiến của nhà thơ. Trong đó, khổ đầu bài thơ đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."


Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ mùa xuân thật nhẹ nhàng và đáng yêu, qua hai câu thơ:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc"

Có rất nhiều dấu hiệu từ thiên nhiên cho chúng ta nhận biết mùa xuân đã đến. Song, trong vô vàn những chi tiết hoa lệ ấy, nhà thơ đã chọn lọc, chắt chiu hai hình ảnh giản đơn và quen thuộc với con người xứ Huế: dòng sông xanh, bông hoa tím. Sông Hương được xem như là một biểu tượng của Huế, là niềm tự hào, cũng là linh hồn của con người Huế. Song song đó, nhà thơ đã khơi dậy một mầm sống đang vươn lên từ dưới lòng sông xiết chảy: một bông hoa. Tác giả đã kết hợp tinh tế giữa dòng sông mênh mông với một bông hoa nhỏ bé. Mùa xuân đến, rất nhiều loài hoa cỏ, cây lá đua nhau khoe sắc, đua nhau điểm tô cho đời, nhưng tác giả lại chú tâm đến một bông hoa lục bình nhỏ nhoi, rướn mình góp chút sắc đẹp đơn sơ, mộc mạc cho mùa xuân càng thêm lộng lẫy. Không phải là một khóm hoa, một cụm hoa, hay cả một "sông hoa", nhưng là một bông hoa. Nhà thơ dường như muốn nhấn mạnh đến sự ít ỏi, bé nhỏ của bông hoa, dù thấp bé, đơn độc, chẳng ai quan tâm đến, vẫn vươn lên, vẫn sống, vẫn muốn dâng lên cho đời chút hương sắc hèn mọn của mình. Phải chăng, một cánh hoa nhỏ cũng làm nên mùa xuân? Nhà thơ đã khéo léo phối sắc xanh của dòng sông, và tím của bông hoa. Đây là hai gam màu lạnh, rất hài hoà, rất dịu nhẹ và cũng rất thơ mộng, gợi sắc xuân tươi tắn, rực rỡ. Với nghệ thuật đảo ngữ "mọc" lên đầu câu, nhà thơ đã tô đậm sức sống mạnh mẽ của bông hoa, khiến cảnh xuân bừng dậy, một niềm tin, một sức sống mãnh liệt, một bức tranh mùa xuân tươi sáng.

Nhưng, bấy nhiêu đó thôi, có vẻ là chưa đủ để lột tả hết những vẻ đẹp của mùa xuân. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn điểm xuyết cho bức tranh thêm phần sinh động với sự trải nghiệm qua thính giác: tiếng chim chiền chiện.
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"

Chim chiền chiện, cái tên gọi thân thương của người dân xứ Huế, nghe xa lạ, nhưng chúng ta vẫn hay quen gọi nó là chim sơn ca. Tiếng hót của chim chiền chiện vang lên trong trẻo, cao vút, làm xáo động cả khoảnh trời trong xanh, tĩnh mịch. Tác giả đã gọi chú chim bằng từ "Ơi", và trìu mến hỏi chú "hót chi mà" làm xao xuyến cả lòng người. Nhà thơ yên lặng, lắng nghe, cảm nhận từng tiếng chim lảnh lót trên khung trời cao kia, bất chợt ngỡ ngàng, thích thú vui đùa, níu kéo tiếng hót gần lại, gần mình hơn bằng những lời gọi dịu dàng, ngọt ngào, tha thiết và gần gũi, để mình chìm đắm trong bức tranh hoàn mỹ ấy.

Như thể nhận được lời mời gọi, chú chim nhỏ đang xa bay đã đáp lời qua món quà diệu kì:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."

Tiếng chim hót trong trẻo, cao vút trong không gian đã đọng lại, kết thành những "giọt long lanh" rơi xuống cõi lòng rộng mở của nhà thơ. Bằng tất cả những giác quan của mình, tác giả đã cảm nhận sâu sắc, dùng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác cách tài tình. Tiếng hót ấy không hề tan biến, hoà vào trong không gian, trong vùng trời xanh thẳm, mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, lóng lánh rơi xuống. Và, nhà thơ đã "đưa tay hứng" lấy món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Hành động "đưa tay hứng" cho thấy sự nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân, với cả tâm hồn, với cả tấm lòng trìu mến thiết tha.

Tất cả những điều đó, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, tất cả, hình thành trong lòng người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa xuân của xứ Huế đơn sơ, bình dị nhưng lại thơ mộng và tràn đầy sức sống. Qua đó, ta có thể cảm nhận được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời trong những ngày xuân cuối cùng của đời mình.

Lướt qua những lời thì thầm của Thanh Hải, ta chợt nhớ đến trích đoạn "Cảnh ngày xuân" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, bốn câu thơ đầu:
"Ngày xuân con em đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."

Chỉ bốn câu thơ ngắn ngủi, gần gũi, đã gợi lên trong lòng người một khung cảnh thiên nhiên ngày xuân rực rỡ, trong sáng, và sinh động. Giữa khoảnh trời xanh thoáng đãng, "thiều quang" ngoài sáu mươi, xuất hiện những cánh én chao liệng như "đưa thoi". Không chỉ có những cánh én "đưa thoi", mà thời gian cũng đan dệt nhau mà trôi nhanh, khiến cho bao tâm hồn cứ lâng lâng, man mác những xao xuyến, tiếc nuối khó tả. Màu thảm cỏ xanh trải dài vô tận, màu hoa lê trắng đơn điệu điểm tô. Cũng chỉ với hai sắc trắng xanh giản dị, Nguyễn Du đã tôn lên được vẻ đẹp mộc mạc, nhưng tươi đẹp, trong sáng, tinh khôi, và dâng tràn sức sống.

Tuy hai nhờ thơ cảm nhận mùa xuân khác nhau, ở thời điểm khác nhau, ở hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều bộc lộ cảm xúc của mình qua hình thức thơ. Cả hai bức tranh đều được nhà tho phác hoạ bằng những chấm, những nét là những hình ảnh, màu sắc giản dị, hài hoà, tái hiện khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, chứa đựng tình yêu thiên nhiên da diết, truyền tải đến người đọc một tình yêu, một lời ca ngợi, một sự biết ơn đến thiên nhiên, đến cuộc sống.

Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, ngôn ngữ, hình ảnh thân thương, gần gũi, giàu sức gợi những tình cảm chân thành, tha thiết, nhà thơ đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời mơ màng, trong trẻo, bừng lên một sức sống mãnh liệt, lại trữ tình và dịu nhẹ. Mùa xuân, đối với mỗi chúng ta, nó rất ư là quen thuộc, đến đỗi, chúng ta đã xem đó là điều tất nhiên, mà dần đánh rơi những trải nghiệm lí thú ta sẽ chẳng bao giờ có nếu cứ tất bật với cuộc sống đầy lo toan bộn bề, nếu cứ phớt lờ lời mời gọi từ thiên nhiên. Và, đến một ngày, khi ta bỗng nhận ra, thì chỉ còn là sự hối tiếc. Cảm ơn nhà thơ, cảm ơn tấm lòng rộng mở của nhà thơ, cảm ơn sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ, cảm ơn niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ, cảm ơn những lí tưởng sống, tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, đã đưa chúng ta trở về với những vẻ đẹp tưởng chừng như quá đỗi thường tình, lại ẩn chứa những bí mật thầm kín kì diệu đến thế!
-Yoshida + Một nguồn tài liệu "cơ mật"-​
**********​
Cảm ơn các bạn nếu đánh giá cao bài này. Nhưng các bạn vui lòng đừng copy cả bài/ một vài ý chính trong bài nha. Quả đất này tròn lắm, nếu đi thi mà "tư tưởng lớn gặp nhau" kiểu này, thì ko bt tương lai sẽ ra sao. Mong các bạn thông cảm! Thank you very much <3
 
M.n thấy bài viết này thế nào? Nếu hay, cho xin 1 like nhen :) Yo sắp kiểm tra rồi, cần chút khích lệ tinh thần của m.n <3
 
Chia sẻ thêm với bạn về bài viết này. Cũng rất hay.
hocnguvan.vn/van-ban-mua-xuan-nho-nho-thanh-hai.html
Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
 
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."

Tiếng chim hót trong trẻo, cao vút trong không gian đã đọng lại, kết thành những "giọt long lanh" rơi xuống cõi lòng rộng mở của nhà thơ. Bằng tất cả những giác quan của mình, tác giả đã cảm nhận sâu sắc, dùng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác cách tài tình. Tiếng hót ấy không hề tan biến, hoà vào trong không gian, trong vùng trời xanh thẳm, mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, lóng lánh rơi xuống.
Mình bổ sung 1 xíu thôi :D hình ảnh "giọt long lanh" có 2 lớp nghĩa:
- Giọt sương của mùa xuân đọng lại trên chồi non (hình ảnh thực)
- Tiếng chim chiền chiện kết thành giọt (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) (ý này thì bạn viết đúng và đủ rồi :D)

Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, ngôn ngữ, hình ảnh thân thương, gần gũi, giàu sức gợi những tình cảm chân thành, tha thiết, nhà thơ đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời mơ màng, trong trẻo, bừng lên một sức sống mãnh liệt, lại trữ tình và dịu nhẹ. Mùa xuân, đối với mỗi chúng ta, nó rất ư là quen thuộc, đến đỗi, chúng ta đã xem đó là điều tất nhiên, mà dần đánh rơi những trải nghiệm lí thú ta sẽ chẳng bao giờ có nếu cứ tất bật với cuộc sống đầy lo toan bộn bề, nếu cứ phớt lờ lời mời gọi từ thiên nhiên. Và, đến một ngày, khi ta bỗng nhận ra, thì chỉ còn là sự hối tiếc. Cảm ơn nhà thơ, cảm ơn tấm lòng rộng mở của nhà thơ, cảm ơn sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ, cảm ơn niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ, cảm ơn những lí tưởng sống, tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, đã đưa chúng ta trở về với những vẻ đẹp tưởng chừng như quá đỗi thường tình, lại ẩn chứa những bí mật thầm kín kì diệu đến thế!
Đoạn kết bạn viết ngắn thôi nhé :D và hơi lạc đề một chút đấy bạn :D trọng tâm của đoạn chốt là nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thì bạn đã nêu khá đầy đủ, nhưng đồng thời bạn cần chỉ ra tình yêu thiên nhiên và tình yêu mùa xuân quê hương của nhà thơ nhé :D ý này rất quan trọng mà bạn bị thiếu á ^^

Mình góp ý chút thôi ^^ dù sao bài của bạn diễn đạt thế là cũng hay hơn mình chán =))
 
@EmyeuDC Cảm ơn bạn đã góp ý ^.^
Phần "Từng giợt long lanh rơi....", là do cô Văn của mình phân tích, rằng đó ko phải là giọt sương, hay gì cả (tớ còn liên tưởng đến... nước bọt của con chim cơ, haha =)) =)) ) Nên tớ phải nương theo phần diễn giải đó :P Dù sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn :)

Còn phần kết, mình thừa nhận là mình viết quá dài, và quá... nhạt so với cái đề. :)) Muốn rút lại mà ko bt rút thế nào, cũng chả có thời gian :D

Thanks bạn nha ;)
 
@Yoshida Cái phần "giọt long lanh" cô của mình lại dạy là có 2 lớp nghĩa :)) mà thôi không sao, tùy cơ ứng biến là số 1 =))
Cái đoạn kết thì chỉ cần rút bớt những cái không liên quan lắm lại là đc rồi, và nếu muốn cho nó chắc ăn thì bạn nên khẳng định giá trị của khổ thơ trong bài thơ và trong nền văn học VN :D cũng là 1 cách kết bài khá "hịn" =))
 
@EmyeuDC Cảm ơn góp ý của bạn nhìu <3
Có thể hôm nay (hoặc ngày mai/ một ngày nào đó không xa) tớ sẽ đăng tiếp cảm nhận về khổ 3,4 và 5,6.:P
Có gì bạn cứ góp ý nha (đây là 2 trong 3 đề ôn thi của mik đó :) );)
 
Ể? Bạn thi sớm thế? :O
Vậy hôm nay mình sẽ cố đăng vậy :) Với tốc độ hiện tại (giờ mình mới làm nè ;)) ), chắc chỉ đăng đc 1 bài thôi :3
Mình đang phân tích khổ 2,3 (Cho mình xin lỗi, ở trên ghi nhầm :P).
Hay là, bạn muốn mình phân tích phần nào trc?
Chỉ đủ thời gian 1 bài thôi, bạn thông cảm nha :D
 
Tôi tự hỏi, liệu bài văn ấy có thật sự là do tôi viết nên không... :)) Mới đó đã bốn năm rồi ấy nhỉ, công nhận ngày xưa viết có hồn hơn bây giờ nhiều =((
Mùa xuân, được xem là mùa đẹp nhất trong năm, khép lại những câu chuyện cũ, mở ra những trang sách mới, những khát khao, hy vọng mới. Đây cũng là đề tài mà các nhà thơ vẫn thường lấy để cho ra đời những tác phẩm tưởng chừng như là bất hữu. Và, "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có lẽ cũng không ngoại lệ, được ra đời vào năm 1980, khi tác giả nằm trên gi.ường bệnh. "Mùa xuân nho nhỏ" hiện lên với một bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người tươi đẹp, và giương cao lẽ sống, khát vọng cống hiến của nhà thơ. Trong đó, khổ đầu bài thơ đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."


Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ mùa xuân thật nhẹ nhàng và đáng yêu, qua hai câu thơ:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc"

Có rất nhiều dấu hiệu từ thiên nhiên cho chúng ta nhận biết mùa xuân đã đến. Song, trong vô vàn những chi tiết hoa lệ ấy, nhà thơ đã chọn lọc, chắt chiu hai hình ảnh giản đơn và quen thuộc với con người xứ Huế: dòng sông xanh, bông hoa tím. Sông Hương được xem như là một biểu tượng của Huế, là niềm tự hào, cũng là linh hồn của con người Huế. Song song đó, nhà thơ đã khơi dậy một mầm sống đang vươn lên từ dưới lòng sông xiết chảy: một bông hoa. Tác giả đã kết hợp tinh tế giữa dòng sông mênh mông với một bông hoa nhỏ bé. Mùa xuân đến, rất nhiều loài hoa cỏ, cây lá đua nhau khoe sắc, đua nhau điểm tô cho đời, nhưng tác giả lại chú tâm đến một bông hoa lục bình nhỏ nhoi, rướn mình góp chút sắc đẹp đơn sơ, mộc mạc cho mùa xuân càng thêm lộng lẫy. Không phải là một khóm hoa, một cụm hoa, hay cả một "sông hoa", nhưng là một bông hoa. Nhà thơ dường như muốn nhấn mạnh đến sự ít ỏi, bé nhỏ của bông hoa, dù thấp bé, đơn độc, chẳng ai quan tâm đến, vẫn vươn lên, vẫn sống, vẫn muốn dâng lên cho đời chút hương sắc hèn mọn của mình. Phải chăng, một cánh hoa nhỏ cũng làm nên mùa xuân? Nhà thơ đã khéo léo phối sắc xanh của dòng sông, và tím của bông hoa. Đây là hai gam màu lạnh, rất hài hoà, rất dịu nhẹ và cũng rất thơ mộng, gợi sắc xuân tươi tắn, rực rỡ. Với nghệ thuật đảo ngữ "mọc" lên đầu câu, nhà thơ đã tô đậm sức sống mạnh mẽ của bông hoa, khiến cảnh xuân bừng dậy, một niềm tin, một sức sống mãnh liệt, một bức tranh mùa xuân tươi sáng.

Nhưng, bấy nhiêu đó thôi, có vẻ là chưa đủ để lột tả hết những vẻ đẹp của mùa xuân. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn điểm xuyết cho bức tranh thêm phần sinh động với sự trải nghiệm qua thính giác: tiếng chim chiền chiện.
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"

Chim chiền chiện, cái tên gọi thân thương của người dân xứ Huế, nghe xa lạ, nhưng chúng ta vẫn hay quen gọi nó là chim sơn ca. Tiếng hót của chim chiền chiện vang lên trong trẻo, cao vút, làm xáo động cả khoảnh trời trong xanh, tĩnh mịch. Tác giả đã gọi chú chim bằng từ "Ơi", và trìu mến hỏi chú "hót chi mà" làm xao xuyến cả lòng người. Nhà thơ yên lặng, lắng nghe, cảm nhận từng tiếng chim lảnh lót trên khung trời cao kia, bất chợt ngỡ ngàng, thích thú vui đùa, níu kéo tiếng hót gần lại, gần mình hơn bằng những lời gọi dịu dàng, ngọt ngào, tha thiết và gần gũi, để mình chìm đắm trong bức tranh hoàn mỹ ấy.

Như thể nhận được lời mời gọi, chú chim nhỏ đang xa bay đã đáp lời qua món quà diệu kì:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."

Tiếng chim hót trong trẻo, cao vút trong không gian đã đọng lại, kết thành những "giọt long lanh" rơi xuống cõi lòng rộng mở của nhà thơ. Bằng tất cả những giác quan của mình, tác giả đã cảm nhận sâu sắc, dùng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác cách tài tình. Tiếng hót ấy không hề tan biến, hoà vào trong không gian, trong vùng trời xanh thẳm, mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, lóng lánh rơi xuống. Và, nhà thơ đã "đưa tay hứng" lấy món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Hành động "đưa tay hứng" cho thấy sự nâng niu, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân, với cả tâm hồn, với cả tấm lòng trìu mến thiết tha.

Tất cả những điều đó, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, tất cả, hình thành trong lòng người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa xuân của xứ Huế đơn sơ, bình dị nhưng lại thơ mộng và tràn đầy sức sống. Qua đó, ta có thể cảm nhận được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời trong những ngày xuân cuối cùng của đời mình.

Lướt qua những lời thì thầm của Thanh Hải, ta chợt nhớ đến trích đoạn "Cảnh ngày xuân" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, bốn câu thơ đầu:
"Ngày xuân con em đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."

Chỉ bốn câu thơ ngắn ngủi, gần gũi, đã gợi lên trong lòng người một khung cảnh thiên nhiên ngày xuân rực rỡ, trong sáng, và sinh động. Giữa khoảnh trời xanh thoáng đãng, "thiều quang" ngoài sáu mươi, xuất hiện những cánh én chao liệng như "đưa thoi". Không chỉ có những cánh én "đưa thoi", mà thời gian cũng đan dệt nhau mà trôi nhanh, khiến cho bao tâm hồn cứ lâng lâng, man mác những xao xuyến, tiếc nuối khó tả. Màu thảm cỏ xanh trải dài vô tận, màu hoa lê trắng đơn điệu điểm tô. Cũng chỉ với hai sắc trắng xanh giản dị, Nguyễn Du đã tôn lên được vẻ đẹp mộc mạc, nhưng tươi đẹp, trong sáng, tinh khôi, và dâng tràn sức sống.

Tuy hai nhờ thơ cảm nhận mùa xuân khác nhau, ở thời điểm khác nhau, ở hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều bộc lộ cảm xúc của mình qua hình thức thơ. Cả hai bức tranh đều được nhà tho phác hoạ bằng những chấm, những nét là những hình ảnh, màu sắc giản dị, hài hoà, tái hiện khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, chứa đựng tình yêu thiên nhiên da diết, truyền tải đến người đọc một tình yêu, một lời ca ngợi, một sự biết ơn đến thiên nhiên, đến cuộc sống.

Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, ngôn ngữ, hình ảnh thân thương, gần gũi, giàu sức gợi những tình cảm chân thành, tha thiết, nhà thơ đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời mơ màng, trong trẻo, bừng lên một sức sống mãnh liệt, lại trữ tình và dịu nhẹ. Mùa xuân, đối với mỗi chúng ta, nó rất ư là quen thuộc, đến đỗi, chúng ta đã xem đó là điều tất nhiên, mà dần đánh rơi những trải nghiệm lí thú ta sẽ chẳng bao giờ có nếu cứ tất bật với cuộc sống đầy lo toan bộn bề, nếu cứ phớt lờ lời mời gọi từ thiên nhiên. Và, đến một ngày, khi ta bỗng nhận ra, thì chỉ còn là sự hối tiếc. Cảm ơn nhà thơ, cảm ơn tấm lòng rộng mở của nhà thơ, cảm ơn sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ, cảm ơn niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ, cảm ơn những lí tưởng sống, tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, đã đưa chúng ta trở về với những vẻ đẹp tưởng chừng như quá đỗi thường tình, lại ẩn chứa những bí mật thầm kín kì diệu đến thế!
-Yoshida + Một nguồn tài liệu "cơ mật"-​
**********​
Cảm ơn các bạn nếu đánh giá cao bài này. Nhưng các bạn vui lòng đừng copy cả bài/ một vài ý chính trong bài nha. Quả đất này tròn lắm, nếu đi thi mà "tư tưởng lớn gặp nhau" kiểu này, thì ko bt tương lai sẽ ra sao. Mong các bạn thông cảm! Thank you very much <3
 
×
Quay lại
Top Bottom