Cẩm nang cho người Việt Nam đi Xuất khẩu lao động

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Cẩm nang gồm có 3 phần nội dung chia theo các giai đoạn:
I. Trước khi đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ);
II. Khi làm việc ở nước ngoài;
III. Sau khi về nước.


I. Trước khi đi XKLĐ

1. Bạn cần biết tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty đưa bạn đi làm việc ở nước ngoài (công ty XKLD); và người quản lý bạn trực tiếp.

2. Bạn cần biết thông tin tuyển dụng bạn đi làm việc ở nước ngoài. Đó là thông tin về nước bạn đến làm, công ty nơi làm việc, công việc, thời gian và mức lương. Các thông tin này được ghi trong thông báo tuyển dụng, được gửi về từng địa phương hoặc ghi trên thông báo dán công khai ở trụ sở công ty XKLD.

3. Bạn cần tìm hiểu về công việc bạn sẽ làm ở nước ngoài cũng như công ty nơi làm việc. Bạn có thể tìm hiểu qua việc hỏi công ty XKLĐ, hỏi Phòng lao động, thương binh xã hội địa phương, liên lạc với Cục quản lý lao động ngoài nước, hỏi những người đã từng đi làm ở nước hoặc/và công ty bạn dự định đến làm.

4. Bạn cần cẩn trọng với những lời hứa hẹn của những người môi giới. Khi có công ty XKLĐ về địa phương tuyển dụng, bạn yêu cầu họ cung cấp cho bạn những giấy tờ chứng minh công ty đó hợp pháp và có chức năng XKLĐ.

5. Mọi trao đổi giữa bạn và công ty XKLĐ cần được rõ ràng. Bạn không nên giao tiền hoặc tài sản cho người của công ty XKLĐ hay người giúp bạn đi XKLĐ khi chưa ký hợp đồng dịch vụ với công tay XKLĐ, kể cả đó là tiền đặt cọc.

6. Bạn nên yêu cầu công ty XKLĐ gửi cho bạn một bản hợp đồng cung ứng ký giữa công ty XKLĐ và công ty nơi bạn dự định đến làm. Bạn so sánh các nội dung như công việc, thời gian làm, mức lương giữa hợp đồng này với thông báo tuyển dụng. Nếu không giống nhau thì bạn không nên tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Bạn nên giữ lại 1 bản hợp đồng cung ứng để làm bằng chứng, nó sẽ giúp ích cho bạn sau này xảy ra tranh chấp.

7. Bạn được tham gia các khoá học nghề, học ngoại ngữ, văn hoá, phong tục tập quán nơi bạn sắp đến làm việc. Công ty XKLĐ có trách nhiệm tổ chức các lớp học này cho bạn. Bạn cần yêu cầu được chỉ dẫn nghiêm túc trong các nội dung học nêu trên. Điều đó rất cần thiết giúp bạn làm việc và sinh sống ở nước bạn đến. Mỗi khoá học như vậy thường kéo dài trong khoảng 03 tháng tuỳ công việc và nơi bạn đến.

8. Bạn cần hỏi cụ thể về mức tiền cũng như nội dung mỗi khoản chi bạn phải nộp cho công ty XKLĐ để được ra nước ngoài làm việc.

9. Các khoản đóng bắt buộc là tiền dịch vụ, tiền môi giới, tiền đóng quỹ hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài, tiền vé máy bay. Ngoài ra có các khoản tiền như tiền đặt cọc, tiền học nghề.

10. Tiền dịch vụ là tiền phí bạn trả cho công ty XKLĐ vì họ đã làm mọi thủ tục để bạn ra nước ngoài làm việc cũng như tiền trách nhiệm quản lý của họ đối với bạn trong thời gian bạn làm việc ở nước ngoài.

11. Tiền môi giới là tiền phí tổn mà công ty XKLĐ đã bỏ ra từ trước đó để tìm công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển bạn.

12. Hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định về mức trần tiền dịch vụ và tiền môi giới ở một số nước đưa lao động Việt Nam đến làm việc. Bạn cần tham khảo các quy định này để tránh bị đóng nhiều hơn.

13. Tiền đặt cọc là khoản tiền nhất định bạn đóng cho công ty XKLĐ. Công ty XKLĐ có trách nhiệm gửi ngân hàng số tiền này và trả lại cho bạn cả gốc và phần lãi khi bạn về nước.

14. Tiền đóng cho Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước với mức đóng của người lao động là 100.000 đồng. Bạn nên yêu cầu công ty XKLĐ làm thủ tục đóng cho bạn. Khi đóng vào quỹ này, bạn sẽ được nhận một thẻ đã đóng quỹ và sau này sẽ được nhận hỗ trợ từ quỹ nếu gặp rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Ví dụ như bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp…

15. Bạn cần yêu cầu công ty ghi cụ thể các khoản bạn phải đóng bằng biên nhận, có dấu, chữ ký của công ty và bạn. Bạn giữ lại một bản.

16. Nếu bạn phải thế chấp nhà đất để vay ngân hàng số tiền này, bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng các nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp. Đặc biệt là nội dung phát mại tài sản nếu bạn không có tiền trả cho ngân hàng. Bạn cần suy nghĩ có nên làm việc này hay không.

17. Hiện nay có nhiều công ty XKLĐ đứng ra làm thủ tục vay tiền ngân hàng cho bạn. Bạn cần chủ động gặp gỡ cả bên ngân hàng và bên công ty XKLĐ để hỏi cụ thể các điều khoản vay. Bạn nên yêu cầu ngân hàng chuyển tiền vay cho bạn, sau đó bạn sẽ chi trả cho công ty XKLĐ.

18. Nếu trong thời gian bạn tham gia học nghề, công ty XKLĐ yêu cầu bạn đóng tiền thì bạn cần hỏi cụ thể mục đích đóng tiền đó để làm gì, bạn cũng cần yêu cầu công ty ghi biên nhận số tiền bạn đóng, có dấu, chữ ký của người đại diện công ty và bạn. Bạn giữ lại một bản.

19. Bạn cần hỏi công ty XKLĐ về thời gian chờ xuất cảnh sau khi bạn trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

20. Trong thời gian chờ xuất cảnh, bạn có thể rút hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài nhưng phải chịu các chi phí mà công ty XKLĐ đã chi trả cho bạn: chi phí hồ sơ, học nghề, ăn ở, làm visa.

21. Nếu quá thời gian chờ xuất cảnh mà công ty XKLĐ vẫn chưa đưa bạn đi thì bạn cũng có quyền rút hồ sơ và công ty XKLĐ phải chịu các chi phí mà bạn đã chi trả cho công ty, kể cả các chi phí kể trên.

22. Bạn cần biết là hợp đồng dịch vụ bạn ký với công ty XKLĐ chậm nhất là 05 ngày trước ngày xuất cảnh. Vì vậy bạn phải có hợp đồng này trên tay ít nhất là 06 ngày trước ngày xuất cảnh.

23. Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định trong hợp đồng này. Bạn nên so sánh nó với thông báo tuyển dụng của công ty, với hợp đồng cung ứng mà bạn xin từ công ty XKLĐ. Nếu nội dung không giống nhau, như là công việc khác, mức lương thấp hơn, thời gian làm việc dài hơn, chỗ ăn ở bạn phải tự túc… thì bạn cần gặp người quản lý trực tiếp của công ty XKLĐ để thỏa thuận lại.

24. Bạn cần yêu cầu công ty XKLĐ ghi cụ thể và chính xác số tiền mà bạn đã chi trả vào trong hợp đồng này, kể cả trường hợp công ty XKLĐ đã đưa cho bạn một biên nhận riêng có ghi về số tiền đó.

25. Bạn có quyền thắc mắc, thay đổi hoặc thỏa thuận lại với công ty XKLĐ về bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng mà bạn cảm thấy nó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hiện tại và sau này cho bạn.

26. Bạn không nên tin tưởng những lời hứa hẹn bằng miệng của công ty XKLĐ rằng thực tế sẽ tốt hơn quy định trong hợp đồng. Bạn nên yêu cầu mọi sự việc phải tuân thủ theo đúng nội dung hợp đồng và phải được thể hiện trong hợp đồng.

27. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kiến thức pháp luật về các nội dung của hợp đồng.

28. Khi ký hợp đồng, bạn cần để ý đến ngày tháng năm ký kết, các thông tin của các bên hợp đồng, chữ ký và dấu. Những nội dung này cần được ghi rõ ràng trong hợp đồng.

29. Bạn có thể yêu cầu 1 bên thứ 3 làm chứng về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng. Đó nên là một người am hiểu pháp luật.

30. Bạn chỉ nên chi trả tiền dịch vụ, tiền môi giới cho công ty XKLĐ sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết.

31. Bạn yêu cầu hợp đồng phải được lập ít nhất thành 02 bản và bạn giữ 01 bản.

32. Bạn cần hỏi công ty XKLĐ về cách thức liên lạc với công ty XKLĐ khi bạn ở nước ngoài, người trực tiếp trợ giúp bạn khi bạn cần, số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc.

33. Bạn cần hỏi công ty XKLĐ về cách thức liên lạc với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước bạn làm việc, số điện thoại, địa chỉ trụ sở.

34. Bạn cũng cần hỏi về cơ quan phụ trách các quan hệ lao động của nước bạn tới làm việc, số điện thoại, địa chỉ trụ sở.

35. Bạn nên copy các giấy biên nhận, hợp đồng ký với công ty XKLĐ thành ít nhất 02 bản, mang theo 01 bản và nhờ gia đình giữ 01 bản.
 
II. Khi ra nước ngoài làm việc

1. Công ty bạn làm việc (công ty SDLD) có thể yêu cầu bạn trao hộ chiếu, tài sản riêng của bạn cho họ khi bạn xuống sân bay. Bạn cần hỏi rõ lý do họ thu giữ và nên đàm phán để giữ lại hộ chiếu của mình, kể cả nếu họ đã đưa cho bạn thẻ lao động.

2. Bạn sẽ ký với công ty SDLD một bản hợp đồng lao động. Bạn phải yêu cầu bản hợp đồng bằng tiếng Việt hoặc ít nhất có người phiên dịch đáng tin cậy đọc cho bạn các quy định của hợp đồng này.

3. Bạn cần so sánh nội dung của hợp đồng lao động về tiền lương, thời gian, công việc, chế độ ăn ở… với hợp đồng bạn ký với công ty XKLĐ và với hợp đồng cung ứng mà bạn xin được từ công ty XKLĐ khi ở Việt Nam.

4. Trường hợp nội dung giữa hợp đồng lao động và các bản hợp đồng khác không giống nhau, bạn cần thắc mắc ngay với người phụ trách trực tiếp bạn.

5. Nếu người đó không trả lời bạn thì bạn nên liên lạc với công ty XKLĐ để nhờ trợ giúp. Nếu họ nói rằng bạn cứ ký hợp đồng lao động và thực tế sẽ khác thì bạn không nên tin tưởng. Bạn cần yêu cầu công ty XKLĐ có động thái đàm phán với công ty SDLD để giúp bạn. Nếu họ không giúp thì bạn liên lạc với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để nhờ trợ giúp.

6. Bạn cần hỏi công ty SDLD ngoài hợp đồng lao động thì công ty còn có quy định gì khác cho người lao động không. Ví dụ như các quy định trong Nội quy lao động, Thỏa ước tập thể.

7. Nếu công ty có các bản quy định bổ sung nêu trên thì bạn cần yêu cầu công ty trao cho bạn một bản đã được dịch ra tiếng Việt để nghiên cứu.

8. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về các bản quy định bổ sung này, so sánh với nội dung của hợp đồng lao động, hợp đồng ký với công ty XKLĐ và hợp đồng cung ứng.

9. Bạn cần biết thời gian bạn làm trong ngày, trong tuần giờ hành chính là bao nhiêu, khi nào là giờ làm thêm. Giờ làm thêm giờ, làm ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được trả mức lương cao hơn so với giờ làm chính.

10. Đối với các công việc tiếp xúc với nguồn nguy hại như hóa chất độc hại, điện… thì chỉ có lao động nam phải làm. Và khi làm thì được trang bị đồ bảo hộ an toàn.

11. Bạn được quyền tham gia tổ chức công đoàn ở công ty SDLD. Tổ chức công đoàn là tổ chức do người lao động trong công ty bầu ra để lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của chính người lao động.

12. Khi nhận lương hàng tháng, bạn cần yêu cầu công ty trao cho bạn một bảng lương trong đó ghi cụ thể khoản lương, các khoản khấu trừ…

13. Khi số lương bạn nhận được khác với thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc công ty trả chậm lương, khấu trừ các khoản không hợp lý…, bạn nên thắc mắc ngay với người phụ trách bạn trực tiếp.

14. Nếu công ty không trả lời bạn hoặc tiếp tục xảy ra tình trạng nêu trên, bạn nên liên lạc với công ty XKLD để nhờ trợ giúp, yêu cầu công ty XKLD liên hệ với công ty SDLD để đòi hỏi quyền lợi cho bạn.

15. Nếu công ty XKLĐ không có động thái giúp bạn, bạn nên liên hệ với cơ quan chức năng của Việt Nam ở nước sở tại, cơ quan lao động của nước sở tại để nhờ giúp.

16. Trường hợp người của công ty XKLD hoặc công ty SDLD đến gặp bạn trực tiếp để nói chuyện, bạn nên ghi âm kín đáo cuộc nói chuyện này để làm bằng chứng.

17. Bạn nên tìm hiểu và liên hệ với những công nhân khác có hoàn cảnh giống bạn để cùng lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình.

18. Các bạn nên cử ra một người trong nhóm để đại diện gặp gỡ công ty SDLĐ để thỏa thuận và yêu cầu công ty trả các quyền lợi cho cả nhóm.

19. Khi gặp công ty SDLĐ để trao đổi, các bạn nên trình bày cụ thể và chính xác những sai phạm của công ty đối với mình và đề nghị các giải pháp.

20. Bạn nên yêu cầu công ty trả lời bạn bằng văn bản chứ không chỉ là lời nói miệng.

21. Mọi hành động, trả lời của công ty SDLĐ, công ty XKLĐ… bạn nên ghi âm hoặc chụp ảnh, ghi hình để làm bằng chứng nếu có thể.

22. Khi các sai phạm của công ty SDLĐ xảy ra liên tiếp, bạn nên liên hệ với cơ quan lao động địa phương, các tổ chức thiện nguyện và luật sư để nhờ giúp đỡ.

23. Bạn cần biết công ty SDLD chỉ có quyền chuyển công việc bạn đang làm sang 1 công việc khác có điều kiện cao hơn (về mức lương, chế độ); chỉ có quyền chuyển bạn sang làm công ty khác trong trường hợp công ty đó lâm vào tình trạng phá sản. Và công ty mới phải có công việc bạn đang làm ở công ty cũ, mức lương bạn nhận ở công ty mới ít nhất bằng ở công ty cũ.

24. Bạn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội ở nước sở tại. Quyền lợi chủ yếu là chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, chết. Công ty SDLD phải đóng bảo hiểm xã hội cho bạn ở cơ quan bảo hiểm nước sở tại.

25. Khi gặp các rủi ro khách quan, bạn được sự hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

26. Khi gặp các rủi ro khách quan, bạn có thể phải về nước trước hạn hợp đồng. Công ty SDLĐ sẽ phải chi trả các khoản chi phí để bạn về nước.

27. Khi hết thời hạn hợp đồng, bạn có thể gia hạn hợp đồng với công ty SDLĐ. Nếu không gia hạn, công ty SDLĐ sẽ phải chịu chi phí đưa bạn về nước.
 
III. Sau khi về nướ

1. Nếu bạn về nước trước hạn hợp đồng vì lý do khách quan (không do lỗi của bạn), bạn có quyền yêu cầu công ty XKLĐ trả lại cho bạn: một phần tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền đặt cọc; cũng như bồi thường các thiệt hại trực tiếp mà bạn gánh chịu từ sự việc này.

2. Bạn cần biết khi giữa bạn và công ty SDLĐ có tranh chấp từ

3. Bạn không nên thỏa thuận và ký vào biên bản thanh lý hợp đồng với công ty XKLĐ khi bạn nhận thấy quyền lợi của mình chưa được trả xứng đáng.

4. Biên bản thanh lý hợp đồng giữa bạn và công ty XKLĐ cần lập bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do thanh lý, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán. Bạn giữ 01 bản.

5. Trường hợp bạn nhận thấy quyền lợi của mình bị công ty XKLĐ xâm phạm, bạn có quyền khởi kiện công ty XKLĐ ra Tòa án Việt Nam. Các thủ tục khởi kiện và giải quyết tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bạn nên yêu cầu một người am hiểu pháp luật hoặc luật sư, chuyên gia để nhờ tư vấn.

Theo CAMSA
 
×
Quay lại
Top Bottom