- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Thôn tôi là thôn nghèo nhất xã, bởi dính phải khu đất cằn, đất đá, trồng cây mà vùi không sâu thì rất dễ bị bật gốc, héo lá. Lại thêm cả cái thời tiết khắc nghiệt, nắng gắt, gió rát triền miên, thành ra việc trồng trọt, chăn nuôi, việc mưu sinh, kiếm miếng cơm, manh áo của bà con thôn này khó khăn lắm. Chả thế mà danh sách hộ nghèo của thôn luôn nhiều nhất xã, và bằng với số hộ nghèo của vài thôn khác cộng lại.
Nhưng là trước đây thôi, chứ từ khi tôi lên làm trưởng thôn thì mọi việc đã khác. Mấy cái đời trưởng thôn trước làm ăn vô trách nhiệm, không sâu sát, để dân nghèo, dân khổ mà các lão ấy vẫn có thể nhởn nhơ, chứ tôi thì tôi không chấp nhận như vậy được. Thấy danh sách hộ nghèo của thôn mình cứ dài dằng dặc vài trang giấy, tôi xót xa và xấu hổ lắm! Bởi vậy, ngay khi nhận chức, tôi đã tiến hành họp bàn, đưa ra các giải pháp mạnh tay, nghiêm khắc, kiên quyết giúp bà con trong thôn thoát nghèo, bằng mọi giá không để cho thôn mình dẫn đầu toàn xã về số hộ nghèo như trước nữa.
Chập choạng tối, gà lục tục lên chuồng. Tôi trải chiếu ra giữa sân, vừa là ngồi cho thoáng, vừa là để tính toán, lo nghĩ chuyện làng, chuyện thôn, nhưng lý do chính vẫn là để chờ vợ dọn cơm. Tôi nâng cái điếu cày, châm lửa rít một hơi sòng sọc rồi ngửa cổ lên trời nhả khói thảnh thơi. Bên cạnh là ấm trà thơm pha sẵn, nhưng tôi chưa uống vội, bởi tôi thích uống trà sau bữa ăn, giống như là món tráng miệng, còn hơi thuốc lào tôi vừa rít thì giống như cái món khai vị. Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng quả thật, nếu không được rít một hơi thuốc lào trước khi ăn thì dù bữa cơm hôm ấy có tôm hùm, cá chép, hay ba ba, tôi vẫn thấy nhạt thếch.
Vợ tôi đã lạch bạch bê mâm ra đặt trên chiếu, rồi xới bát cơm đầy, nóng hổi đẩy ra trước mặt tôi. Còn tôi thì vẫn đang nhìn cái đĩa thức ăn chăm chăm:
- Thịt này từ tối qua đây à? Bảo bao nhiêu lần rồi, thịt thì chỉ ăn trong ngày, sang hôm sau là bỏ, ăn vào mang bệnh!
- Nhưng tôi ngửi rồi, còn thơm mà, cho tí mắm với hành vào đảo lên, vẫn ngon lắm! Ông không ăn thì tôi ăn. Có khoanh giò tôi mới mua cho ông kia thôi! – Vợ tôi đáp lời bằng giọng lụng bụng.
Tôi bực quá, định mắng cho mụ ấy một tràng thì bỗng nghe tiếng chó sủa ăng ẳng đầu ngõ. “Giời đánh tránh bữa ăn”, ấy vậy mà lại đang có mấy cái bóng thập thò, rình mò ngoài đó. Tôi quát một tiếng, con chó im re, nhờ vậy, mấy cái bóng ấy mới có can đảm lò dò bước vào sân. Một bóng lớn bế một bóng nhỏ, một bóng nhỏ nữa đứng dưới, bám gấu áo và nép chặt vào bóng lớn, cả ba đều sợ sệt, rụt rè…
- Có chuyện gì? – Tôi hỏi và vằng vọc quăng cái bát cơm đương ăn dở xuống chiếu.
- Dạ! Bác làm ơn xét lại giúp em với, chứ nhà em mà ra khỏi danh sách hộ nghèo thì em chết bác ơi!
- Ô hay! Cái nhà chị này lạ đời nhỉ! Muốn giàu sang, khá giả thì không muốn, lại muốn nghèo?!
- Bác thương tình! Là hộ nghèo thì mỗi tháng còn được mấy đồng trợ cấp, các con em còn có bát cơm, con tép mà ăn, chứ nếu không được làm hộ nghèo, em thật không biết xoay sở ra sao cả!
- Ý cô là tôi hại nhà cô? Đừng nói càn nhé! Mấy lão trưởng thôn trước đây, họ làm láo nên mới để cho cô nghèo, còn tôi, tôi làm theo quy định đàng hoàng! Hỏi cô nhé, mỗi tháng cô đi bóc mía cho nhà lão Nghị, rồi làm cỏ cho nhà bà Quế được bao nhiêu?
- Dạ, làm đủ công thì triệu rưỡi ạ!
- Đấy! Triệu rưỡi, chia đều cho ba mẹ con, tức là thu nhập bình quân hàng tháng của nhà cô là năm trăm nghìn đồng một người. Trong khi muốn làm hộ nghèo thì thu nhập của mỗi người mỗi tháng phải dưới bốn trăm nghìn, nghe chửa?
- Nhưng đứa út nhà cháu đau ốm, quặt quẹo suốt, vài hôm lại đi viện, một triệu rưỡi ấy chả đủ tiền thuốc bác à!
- Cái này tôi cũng chịu, bởi quy định là quy định, ai cũng xin được nghèo như nhà cô thì cái thôn này bao giờ mới thoát nghèo? Mà nhà cô nghèo bao năm nay rồi, giờ phải nhường suất nghèo cho người khác nữa chứ? Định nghèo hết phần của người ta hay sao? Thôi, đưa con về đi!
Thấy người lớn to tiếng, đứa bé trên tay khóc nấc lên, đứa đứng dưới đất cũng không khá hơn, nó liên tục giật áo mẹ, kêu gào:
- Mẹ ơi, con đói!
- Ừ, đi về rồi mẹ cho ăn cơm!
- Không! Con muốn ăn cơm có thịt, có giò như thế kia cơ, cơm nhà mình toàn khoai sắn, chán lắm!
- Thôi, nín đi nào! Mai mẹ sẽ đi chợ mua thịt, mua giò cho con ăn, ngoan, về nào!
- Không! Mẹ toàn nói dối, mẹ chẳng mua bao giờ cả! Con muốn ăn cơm thịt, cơm giò…
Người đàn bà xốc lại đứa em đang nức nở, rồi lôi xềnh xệch đứa chị đang hờn dỗi, ba cái bóng liêu xiêu, giằng díu nhau quay ra ngõ. Con chó thấy người thì lại sủa lên ông ổng. Tôi quát con chó xong, quay ra thấy vợ đã đang nhai nhồm nhoàm mấy miếng thịt để từ hôm qua, tiện mồm, tôi quát luôn cả vợ:
- Đã bảo là đừng ăn nữa, mang bệnh vào người rồi mà! Đem đổ hết cho chó đi!
Chẳng biết vì sợ, hay vì bực, mà vợ tôi lập tức đứng dậy, đổ ụp cái đĩa thịt ấy vào cái âu cơm chó để ở góc sân. Con chó thấy vậy thì mừng húm, chạy đến tớp liên hồi. Tôi cũng chả buồn ăn nữa, buông bát, bỏ bữa, ngồi dỏng tai, chăm chú lắng nghe chương trình phát thanh của xã qua cái loa treo trên cột điện ngoài ngã ba. Tôi đưa chén trà thơm lên mồm, nhấp một ngụm nhỏ, gật gù, khoan khoái. Vẫn là mấy cái bài thu âm sẵn, phát đi phát lại cả tuần nay, nhưng lần nào nghe tôi cũng đều thấy hứng thú và sung sướng, bởi nó có nhắc đến thôn tôi…
“Từ một thôn luôn được coi là nghèo nhất xã thì hiện tại, thôn Đoài đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, số lượng hộ nghèo của thôn đã giảm hơn một nửa. Cứ với đà này, chẳng mấy chốc mà thôn Đoài sẽ vượt qua thôn Đông để trở thành thôn có số hộ nghèo ít nhất của xã. Quả là một thành tích đáng tự hào…”
Giọng cô phát thanh viên trong trẻo vẫn oang oang thoát ra từ cái loa, được gió mang đi thật xa, bay tới mọi nhà, qua cả mấy rặng tre già nua, lan cả tới mấy vườn sắn khoai cọc cằn, khô úa, mất mùa, át cả tiếng con chó ở góc sân đang rú lên mừng rỡ khi được ăn thịt, và nhạt nhòa cả tiếng dỗi hờn của đứa trẻ vẫn đang rỉ rê nơi cuối ngõ:
- Mẹ toàn nói dối, mẹ chẳng mua bao giờ cả! Con muốn ăn cơm thịt, cơm giò…
Nhưng là trước đây thôi, chứ từ khi tôi lên làm trưởng thôn thì mọi việc đã khác. Mấy cái đời trưởng thôn trước làm ăn vô trách nhiệm, không sâu sát, để dân nghèo, dân khổ mà các lão ấy vẫn có thể nhởn nhơ, chứ tôi thì tôi không chấp nhận như vậy được. Thấy danh sách hộ nghèo của thôn mình cứ dài dằng dặc vài trang giấy, tôi xót xa và xấu hổ lắm! Bởi vậy, ngay khi nhận chức, tôi đã tiến hành họp bàn, đưa ra các giải pháp mạnh tay, nghiêm khắc, kiên quyết giúp bà con trong thôn thoát nghèo, bằng mọi giá không để cho thôn mình dẫn đầu toàn xã về số hộ nghèo như trước nữa.
Chập choạng tối, gà lục tục lên chuồng. Tôi trải chiếu ra giữa sân, vừa là ngồi cho thoáng, vừa là để tính toán, lo nghĩ chuyện làng, chuyện thôn, nhưng lý do chính vẫn là để chờ vợ dọn cơm. Tôi nâng cái điếu cày, châm lửa rít một hơi sòng sọc rồi ngửa cổ lên trời nhả khói thảnh thơi. Bên cạnh là ấm trà thơm pha sẵn, nhưng tôi chưa uống vội, bởi tôi thích uống trà sau bữa ăn, giống như là món tráng miệng, còn hơi thuốc lào tôi vừa rít thì giống như cái món khai vị. Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng quả thật, nếu không được rít một hơi thuốc lào trước khi ăn thì dù bữa cơm hôm ấy có tôm hùm, cá chép, hay ba ba, tôi vẫn thấy nhạt thếch.
Vợ tôi đã lạch bạch bê mâm ra đặt trên chiếu, rồi xới bát cơm đầy, nóng hổi đẩy ra trước mặt tôi. Còn tôi thì vẫn đang nhìn cái đĩa thức ăn chăm chăm:
- Thịt này từ tối qua đây à? Bảo bao nhiêu lần rồi, thịt thì chỉ ăn trong ngày, sang hôm sau là bỏ, ăn vào mang bệnh!
- Nhưng tôi ngửi rồi, còn thơm mà, cho tí mắm với hành vào đảo lên, vẫn ngon lắm! Ông không ăn thì tôi ăn. Có khoanh giò tôi mới mua cho ông kia thôi! – Vợ tôi đáp lời bằng giọng lụng bụng.
Tôi bực quá, định mắng cho mụ ấy một tràng thì bỗng nghe tiếng chó sủa ăng ẳng đầu ngõ. “Giời đánh tránh bữa ăn”, ấy vậy mà lại đang có mấy cái bóng thập thò, rình mò ngoài đó. Tôi quát một tiếng, con chó im re, nhờ vậy, mấy cái bóng ấy mới có can đảm lò dò bước vào sân. Một bóng lớn bế một bóng nhỏ, một bóng nhỏ nữa đứng dưới, bám gấu áo và nép chặt vào bóng lớn, cả ba đều sợ sệt, rụt rè…
- Có chuyện gì? – Tôi hỏi và vằng vọc quăng cái bát cơm đương ăn dở xuống chiếu.
- Dạ! Bác làm ơn xét lại giúp em với, chứ nhà em mà ra khỏi danh sách hộ nghèo thì em chết bác ơi!
- Ô hay! Cái nhà chị này lạ đời nhỉ! Muốn giàu sang, khá giả thì không muốn, lại muốn nghèo?!
- Bác thương tình! Là hộ nghèo thì mỗi tháng còn được mấy đồng trợ cấp, các con em còn có bát cơm, con tép mà ăn, chứ nếu không được làm hộ nghèo, em thật không biết xoay sở ra sao cả!
- Ý cô là tôi hại nhà cô? Đừng nói càn nhé! Mấy lão trưởng thôn trước đây, họ làm láo nên mới để cho cô nghèo, còn tôi, tôi làm theo quy định đàng hoàng! Hỏi cô nhé, mỗi tháng cô đi bóc mía cho nhà lão Nghị, rồi làm cỏ cho nhà bà Quế được bao nhiêu?
- Dạ, làm đủ công thì triệu rưỡi ạ!
- Đấy! Triệu rưỡi, chia đều cho ba mẹ con, tức là thu nhập bình quân hàng tháng của nhà cô là năm trăm nghìn đồng một người. Trong khi muốn làm hộ nghèo thì thu nhập của mỗi người mỗi tháng phải dưới bốn trăm nghìn, nghe chửa?
- Nhưng đứa út nhà cháu đau ốm, quặt quẹo suốt, vài hôm lại đi viện, một triệu rưỡi ấy chả đủ tiền thuốc bác à!
- Cái này tôi cũng chịu, bởi quy định là quy định, ai cũng xin được nghèo như nhà cô thì cái thôn này bao giờ mới thoát nghèo? Mà nhà cô nghèo bao năm nay rồi, giờ phải nhường suất nghèo cho người khác nữa chứ? Định nghèo hết phần của người ta hay sao? Thôi, đưa con về đi!
Thấy người lớn to tiếng, đứa bé trên tay khóc nấc lên, đứa đứng dưới đất cũng không khá hơn, nó liên tục giật áo mẹ, kêu gào:
- Mẹ ơi, con đói!
- Ừ, đi về rồi mẹ cho ăn cơm!
- Không! Con muốn ăn cơm có thịt, có giò như thế kia cơ, cơm nhà mình toàn khoai sắn, chán lắm!
- Thôi, nín đi nào! Mai mẹ sẽ đi chợ mua thịt, mua giò cho con ăn, ngoan, về nào!
- Không! Mẹ toàn nói dối, mẹ chẳng mua bao giờ cả! Con muốn ăn cơm thịt, cơm giò…
Người đàn bà xốc lại đứa em đang nức nở, rồi lôi xềnh xệch đứa chị đang hờn dỗi, ba cái bóng liêu xiêu, giằng díu nhau quay ra ngõ. Con chó thấy người thì lại sủa lên ông ổng. Tôi quát con chó xong, quay ra thấy vợ đã đang nhai nhồm nhoàm mấy miếng thịt để từ hôm qua, tiện mồm, tôi quát luôn cả vợ:
- Đã bảo là đừng ăn nữa, mang bệnh vào người rồi mà! Đem đổ hết cho chó đi!
Chẳng biết vì sợ, hay vì bực, mà vợ tôi lập tức đứng dậy, đổ ụp cái đĩa thịt ấy vào cái âu cơm chó để ở góc sân. Con chó thấy vậy thì mừng húm, chạy đến tớp liên hồi. Tôi cũng chả buồn ăn nữa, buông bát, bỏ bữa, ngồi dỏng tai, chăm chú lắng nghe chương trình phát thanh của xã qua cái loa treo trên cột điện ngoài ngã ba. Tôi đưa chén trà thơm lên mồm, nhấp một ngụm nhỏ, gật gù, khoan khoái. Vẫn là mấy cái bài thu âm sẵn, phát đi phát lại cả tuần nay, nhưng lần nào nghe tôi cũng đều thấy hứng thú và sung sướng, bởi nó có nhắc đến thôn tôi…
“Từ một thôn luôn được coi là nghèo nhất xã thì hiện tại, thôn Đoài đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, số lượng hộ nghèo của thôn đã giảm hơn một nửa. Cứ với đà này, chẳng mấy chốc mà thôn Đoài sẽ vượt qua thôn Đông để trở thành thôn có số hộ nghèo ít nhất của xã. Quả là một thành tích đáng tự hào…”
Giọng cô phát thanh viên trong trẻo vẫn oang oang thoát ra từ cái loa, được gió mang đi thật xa, bay tới mọi nhà, qua cả mấy rặng tre già nua, lan cả tới mấy vườn sắn khoai cọc cằn, khô úa, mất mùa, át cả tiếng con chó ở góc sân đang rú lên mừng rỡ khi được ăn thịt, và nhạt nhòa cả tiếng dỗi hờn của đứa trẻ vẫn đang rỉ rê nơi cuối ngõ:
- Mẹ toàn nói dối, mẹ chẳng mua bao giờ cả! Con muốn ăn cơm thịt, cơm giò…
Tác giả: Vo_tonq_danh_meo