Cái giá của những người chỉ thích… làm sếp

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
(DNOL) - Tự tin vào khả năng của mình, nhiều tân sinh viên chỉ khăng khăng làm sếp, đến khi thất bại “toàn tập” thì mới vỡ ra rằng không phải ai cũng dễ dàng nắm giữ dù đã có quyền lực trong tay.
infor2045.jpg

Không màng “chức quèn”

Sinh năm 1984, ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Mạnh đã ôm mộng trở thành doanh nhân. Vì thế nên cùng với một vài người bạn, năm 2007, anh chàng lập công ty về phần mềm, với 5 sếp và 3 nhân viên.

Thời gian đầu, các ông chủ khá cần mẫn làm việc, nhưng chỉ nửa năm sau công ty mở rộng thêm một chút, nhân sự lên 10 người thì mọi việc được giao hết cho cấp dưới. Hằng ngày, các sếp đi muộn, chiều ở lại đến đêm để đấu game với nhau, đến khi công việc kinh doanh khó khăn, nhân viên nghỉ việc, các sếp trẻ đã lao vào “nhịp lười” nên không gì cứu vãn được.

Cuối năm 2007, công ty phải đóng cửa do làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất. Mạnh đành cùng bạn bè phải mỗi người một nơi. Dù được bố sắp xếp vào làm cho một công ty nhà nước nhưng Mạnh nhất định không chịu, vì “vào đó thì phải bắt đầu với chức nhân viên mà thôi”.

Sau hai tháng không làm gì, anh thi đỗ vào vị trí giám đốc marketing của một siêu thị điện máy mới mở khoảng hai năm tại Hà Nội. Làm việc được 4 tháng Mạnh đã phải chủ động xin nghỉ việc vì không đủ sức gánh vác chức trách quá lớn, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Tiếp đến, anh nhảy việc sang công ty kinh doanh điện thoại di động, tại đó lại một lần nữa Mạnh ra đi vì thường xuyên bị nhân viên “bật” đến độ căng thẳng và đánh nhau.

Đọc quá nhiều sách của thánh hiền, doanh nhân, Thịnh (sinh năm 1984) đâm ra “ngộ chữ”, lúc nào cũng cổ nhân thế này, thánh hiền chỉ thế kia. Chính vì tin mình là người học rộng uyên thâm, không thể làm những việc thứ yếu nên Thịnh khi tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội Thịnh chỉ nhất nhất thực hiện mục tiêu “đàn ông phải làm việc lớn”.

Ngày mới ra trường, Thịnh được thầy giáo giới thiệu cho vào làm một công ty xây dựng lớn với công việc mới là quản đốc cho công trình ở Lai Châu. Hăm hở ra đi, sau một tuần làm việc thì Thịnh thất thểu trở về vì sốc: “Đi công trình xa như thế sếp có khác gì với nhân viên đâu, ở lán, dầm mưa dãi nắng, không tivi, tủ lạnh… khổ lắm”.

Về làm văn phòng chán, Thịnh nghỉ việc xin sang làm một công ty khác và được giao quản lý một hạng mục lớn ở khu công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Tại đây, do thiếu kinh nghiệm nên công trình bị thất thoát nhiều, sau khi phải chạy vạy để đền bù thiệt hại thì Thịnh bị cho nghỉ việc. Sang công ty thứ ba, chỉ vì mải đi du lịch với bạn bè, Thịnh bị hủy một hợp đồng quan trọng. Thế là, một lần nữa anh cay đắng chấp nhận nghỉ việc.

Vỡ mộng làm quan

Một cựu sinh viên trường ĐH Giao thông vận tải cho biết: “Ai chẳng muốn làm sếp, nhưng ngoài kiến thức đã được học thì khi đi làm, kinh nghiệm quan trọng hơn. Mà muốn có kinh nghiệm thì phải bắt đầu làm từ những công việc bình dị nhất.

Thế nhưng, không nhận ra điều đó, sau khi liên tục bị sa thải, Thịnh vẫn khẳng định rằng mọi người vẫn chưa nhìn nhận đúng tài năng của mình, vì thế anh quyết định về nhà ở Vinh (Nghệ An) sống với bố mẹ một thời gian.

Sau một năm, thấy bạn bè của con đã ổn định công việc, bố mẹ tự động tìm một số việc mới cho con trai, khổ nỗi, khi mang về nhà nói khéo với con trai thì Thịnh vẫn gạt phăng: “Làm mấy cái chân viên chức quèn thì được bao nhiêu đồng, thà ở nhà mà chơi còn hơn”.

Hằng ngày, Thịnh ngủ đến trưa trật mới dậy, được bố mẹ phục vụ cơm xong thì sang nhà hàng xóm chơi cờ tướng với các cụ bô lão, chiều tối thì ra quán nhậu lai rai với đám bạn.

Giờ, chẳng ai nhận ra chàng sinh viên thư sinh, nhanh nhẹn ngày nào, thay vào đó là một kẻ hận đời và thỉnh thoảng lại lên cơn điên cuồng đập phá đồ đạc, đòi đánh đập bố mẹ nếu không cho tiền đi nhậu.

Không bê tha như Thịnh, sau khi 3 năm bỏ ngang việc học, Mạnh chấp nhận về ôm sách vở đi học tiếng Anh để du học. Thấy con biết nhìn nhận lại chính bản thân mình và đề ra mục tiêu phù hợp, bố mẹ Mạnh cũng ủng hộ hết lòng, sẵn sàng chi tiền cho cậu con trai qua Singapore học marketing.

Mạnh chia sẻ: “Bỏ học năm cuối là một sai lầm lớn của tôi, không chỉ về bằng cấp mà quan trọng hơn là thời điểm đó rất quan trọng. Đáng lẽ tôi sẽ được đi thực tập, được nhiều bậc đàn anh thực lòng giúp đỡ và thầy cô giáo góp ý, như thế tôi sẽ biết được điểm mạnh và yếu của mình, tránh bị vỡ mộng khi đi làm”.

(Theo Zing)
 
×
Quay lại
Top Bottom