Cảnh báo “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ!” của TS Hoàng Đình Chân, Giám đốc Bệnh viện ung bướu Hưng Việt trong bài phát biểu tại Diễn đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra ngày 23/8 tại Hà Nội đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn.
Chúng ta còn nhớ câu ví von “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và trở nên dễ dàng đến vậy!” của Đại biểu Quốc hội Trần ngọc Vinh.
Thật là xót xa với thông tin tỷ lệ tử vong do ung thư của người Việt Nam cao nhất thế giới. Theo số liệu năm 2012 từ Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có thêm 150.000 ca ung thư mới, tốc độ tăng 5,4%/năm, với 75.000 người chết vì ung thư mỗi năm, bình quân 250 người chết vì ung thư mỗi ngày. Con số này gần gấp 10 lần số lượng chết vì tai nạn giao thông, lớn hơn cả số ca tử vong do thuốc lá gây ra.
TS Chân đã đưa ra những số liệu về tỷ lệ người mắc ung thư hiện nay, trong đó tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, tiếp theo là 30% do hút thuốc, yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10%. Như vậy, chỉ 30% là do kém may mắn, còn lại 70% là có thể phòng được ung thư.
Đến các bệnh viện chuyên điều trị ung thư như bệnh viện K, bệnh viện U bướu, bệnh viện Huyết học… sẽ thấy thực sự đáng lo ngại. Tốc độ xây bệnh viện tăng chóng mặt nhưng vẫn luôn bị quá tải, không đủ gi.ường nằm, nhiều bệnh nhân chung một gi.ường. Bệnh nhân ung thư ở đủ các lứa tuổi, kể cả những cháu bé vài tháng tuổi thơ ngây tội nghiệp. Nếu như tình trạng thực phẩm bẩn còn tràn lan như hiện nay, con số kinh hoàng này sẽ còn gia tăng hơn nữa.
Những con số ấy dường như đã nói rằng thực tế thực phẩm bẩn đã không giảm như mong muốn, nghĩa là người Việt đang phải đối mặt, đón nhận và sống chung với thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn đang tràn lan, bủa vây người chúng ta. Bẩn, không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong tất cả các loại thực phẩm từ thịt, cá, rau, củ và các loại hoa quả, trái cây..; từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; từ nông thôn đến thành phố, từ chợ bình dân cho đến các siêu thị cao cấp.
Thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trên các phương tiện truyền thông, từ rau phun thuốc trừ sâu sát ngày thu hoạch, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kích phọt, trồng rau bằng nguồn nước bẩn; thông tin về dư lượng kháng sinh trong thịt lợn, cá của Việt Nam, về bơm thêm hóa chất vào tôm để tăng trọng lượng, về bơm nước bẩn vào bò, lợn để tăng cân khi mổ bán; thông tin về sử dụng hóa chất để nhúng các loại trái cây cho nhanh chín và không bị thối; thông tin về làm gà nướng bằng đèn khò hàn; thông tin về sử dụng mỳ chính hết hạn để chế biến món ăn; thông tin về thịt thối đưa vào cho các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cung cấp cho các trường học…
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đều đưa tin về ngộ độc thực phẩm, đôi khi xảy ra với hàng trăm người, đau xót hơn là ngộ đọc xảy ra với trẻ nhỏ, với học sinh khi ăn các suất ăn công nghiệp và ăn quà vặt ở cổng trường.
Hậu quả sâu xa là, năm 2014 trẻ em Việt nam bị suy dinh dưỡng đến gần 40%, trong đó nhẹ cân chiếm 14,5%, thấp còi chiếm 25%. Sau mấy chục năm, người Việt nam đã thấp còi đi rất nhiều so với người Nhật (trước đây gọi là Nhật lùn), người Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhìn sinh viên đại học năm thứ nhất của Việt Nam quá là thấp bé.
Hậu quả làm mất lòng tin, suy thoái đạo đức, chỉ vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chính người Việt tự giết mình, giết chết lẫn nhau. Không biết những người sản xuất, người bán hàng họ thờ ơ hay vì thiếu hiểu biết? Rõ ràng là họ đang tự giết mình, giết xã hội, làm thui chột nòi giống người Việt.
Sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn là tội ác - promopays
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho rằng “những người trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh sử dụng những hóa chất mang tính độc hại không chỉ hủy hoại sức khỏe con người hiện tại mà còn gây ảnh hưởng đến cả nòi giống. Chính vì thế, đây không chỉ vi phạm mà là một tội ác cần phải có những chế tài để nghiêm trị”.
Cũng tại Diễn đàn ngày 23/8, một chuyên gia đầu ngành về bệnh ung thư còn cảnh báo “Chúng ta hãy mạnh tay hơn nữa trong những vụ việc mất an toàn thực phẩm, hãy coi đó là vụ án giết người, mà là giết người thật, thực phẩm bẩn đang giết từ từ con người. Không chỉ có thế vấn nạn này còn đang đầu độc cả dân tộc, làm suy giảm giống nòi và cứ như thế một ngày không xa dân tộc ta sẽ “chết yểu” vì những thứ độc hại do chính chúng ta tạo ra”.
Vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chính người Việt tự giết mình, giết chết lẫn nhau. Không biết những người sản xuất, người bán hàng họ thờ ơ hay vì thiếu hiểu biết? Rõ ràng là họ đang tự giết mình, giết xã hội, làm thui chột nòi giống mình.
Chúng ta cần chung tay ngăn chặn việc nuôi trồng, chế biến, sản xuất và buôn bán thực phẩm bẩn này. Chúng ta có nên hỏi vì sao một đất nước nông nghiệp, có truyền thống văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, với đạo đức thuần phong mỹ tục đáng tự hào mà người đân lại phải khổ sở với việc rất nhỏ là rau sạch, thực phẩm sạch, đặc biệt là người dân nghèo, có cái ăn đã là khó, còn để được ăn sạch thì là quá khó.
Chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc sống của mình, vì tương lai của con cái chúng ta và vì giống nòi dân tộc, hãy đừng thờ ơ hoặc vô tình chấp nhận cho người gây ra tội ác, hành vi vô đạo đức, chỉ hám lợi, chạy theo đồng tiền của những người sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn.
Chúng ta còn nhớ câu ví von “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và trở nên dễ dàng đến vậy!” của Đại biểu Quốc hội Trần ngọc Vinh.
Thật là xót xa với thông tin tỷ lệ tử vong do ung thư của người Việt Nam cao nhất thế giới. Theo số liệu năm 2012 từ Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có thêm 150.000 ca ung thư mới, tốc độ tăng 5,4%/năm, với 75.000 người chết vì ung thư mỗi năm, bình quân 250 người chết vì ung thư mỗi ngày. Con số này gần gấp 10 lần số lượng chết vì tai nạn giao thông, lớn hơn cả số ca tử vong do thuốc lá gây ra.
TS Chân đã đưa ra những số liệu về tỷ lệ người mắc ung thư hiện nay, trong đó tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, tiếp theo là 30% do hút thuốc, yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10%. Như vậy, chỉ 30% là do kém may mắn, còn lại 70% là có thể phòng được ung thư.
Đến các bệnh viện chuyên điều trị ung thư như bệnh viện K, bệnh viện U bướu, bệnh viện Huyết học… sẽ thấy thực sự đáng lo ngại. Tốc độ xây bệnh viện tăng chóng mặt nhưng vẫn luôn bị quá tải, không đủ gi.ường nằm, nhiều bệnh nhân chung một gi.ường. Bệnh nhân ung thư ở đủ các lứa tuổi, kể cả những cháu bé vài tháng tuổi thơ ngây tội nghiệp. Nếu như tình trạng thực phẩm bẩn còn tràn lan như hiện nay, con số kinh hoàng này sẽ còn gia tăng hơn nữa.
Những con số ấy dường như đã nói rằng thực tế thực phẩm bẩn đã không giảm như mong muốn, nghĩa là người Việt đang phải đối mặt, đón nhận và sống chung với thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn đang tràn lan, bủa vây người chúng ta. Bẩn, không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong tất cả các loại thực phẩm từ thịt, cá, rau, củ và các loại hoa quả, trái cây..; từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; từ nông thôn đến thành phố, từ chợ bình dân cho đến các siêu thị cao cấp.
Thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trên các phương tiện truyền thông, từ rau phun thuốc trừ sâu sát ngày thu hoạch, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kích phọt, trồng rau bằng nguồn nước bẩn; thông tin về dư lượng kháng sinh trong thịt lợn, cá của Việt Nam, về bơm thêm hóa chất vào tôm để tăng trọng lượng, về bơm nước bẩn vào bò, lợn để tăng cân khi mổ bán; thông tin về sử dụng hóa chất để nhúng các loại trái cây cho nhanh chín và không bị thối; thông tin về làm gà nướng bằng đèn khò hàn; thông tin về sử dụng mỳ chính hết hạn để chế biến món ăn; thông tin về thịt thối đưa vào cho các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cung cấp cho các trường học…
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đều đưa tin về ngộ độc thực phẩm, đôi khi xảy ra với hàng trăm người, đau xót hơn là ngộ đọc xảy ra với trẻ nhỏ, với học sinh khi ăn các suất ăn công nghiệp và ăn quà vặt ở cổng trường.
Hậu quả sâu xa là, năm 2014 trẻ em Việt nam bị suy dinh dưỡng đến gần 40%, trong đó nhẹ cân chiếm 14,5%, thấp còi chiếm 25%. Sau mấy chục năm, người Việt nam đã thấp còi đi rất nhiều so với người Nhật (trước đây gọi là Nhật lùn), người Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhìn sinh viên đại học năm thứ nhất của Việt Nam quá là thấp bé.
Hậu quả làm mất lòng tin, suy thoái đạo đức, chỉ vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chính người Việt tự giết mình, giết chết lẫn nhau. Không biết những người sản xuất, người bán hàng họ thờ ơ hay vì thiếu hiểu biết? Rõ ràng là họ đang tự giết mình, giết xã hội, làm thui chột nòi giống người Việt.
Sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn là tội ác - promopays
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho rằng “những người trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh sử dụng những hóa chất mang tính độc hại không chỉ hủy hoại sức khỏe con người hiện tại mà còn gây ảnh hưởng đến cả nòi giống. Chính vì thế, đây không chỉ vi phạm mà là một tội ác cần phải có những chế tài để nghiêm trị”.
Cũng tại Diễn đàn ngày 23/8, một chuyên gia đầu ngành về bệnh ung thư còn cảnh báo “Chúng ta hãy mạnh tay hơn nữa trong những vụ việc mất an toàn thực phẩm, hãy coi đó là vụ án giết người, mà là giết người thật, thực phẩm bẩn đang giết từ từ con người. Không chỉ có thế vấn nạn này còn đang đầu độc cả dân tộc, làm suy giảm giống nòi và cứ như thế một ngày không xa dân tộc ta sẽ “chết yểu” vì những thứ độc hại do chính chúng ta tạo ra”.
Vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân mà chính người Việt tự giết mình, giết chết lẫn nhau. Không biết những người sản xuất, người bán hàng họ thờ ơ hay vì thiếu hiểu biết? Rõ ràng là họ đang tự giết mình, giết xã hội, làm thui chột nòi giống mình.
Chúng ta cần chung tay ngăn chặn việc nuôi trồng, chế biến, sản xuất và buôn bán thực phẩm bẩn này. Chúng ta có nên hỏi vì sao một đất nước nông nghiệp, có truyền thống văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, với đạo đức thuần phong mỹ tục đáng tự hào mà người đân lại phải khổ sở với việc rất nhỏ là rau sạch, thực phẩm sạch, đặc biệt là người dân nghèo, có cái ăn đã là khó, còn để được ăn sạch thì là quá khó.
Chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc sống của mình, vì tương lai của con cái chúng ta và vì giống nòi dân tộc, hãy đừng thờ ơ hoặc vô tình chấp nhận cho người gây ra tội ác, hành vi vô đạo đức, chỉ hám lợi, chạy theo đồng tiền của những người sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn.