Những án mạng thương tâm do người “ngáo đá” gây ra gần đây khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng. Liệu có cách nào để khống chế hay tránh bị người “ngáo đá” tấn công? Câu trả có đầy đủ trong nội dung dưới đây.
Ma túy đá là chất cấm vì gây nghiện, kích thích, tác động nhanh tới hệ thần kinh và nguy hại hơn, nếu sử dụng với liều lượng, cường độ cao hoặc sử dụng kèm với ma túy heroin, ma túy “đá” khiến hệ thần kinh người sử dụng bị tê liệt, bị loạn thần – kích thích các hành động bạo lực.
Các dấu hiệu cơ bản của người bị ngáo đá là: đồng tử mắt nở rộng, đảo qua đảo lại liên tục; đi vệ sinh, rửa tay liên tục; liên tục uống nước; mồ hôi có mùi khai; quầng thâm trên mắt rất rõ; da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá, lở loét trên cơ thể; men răng mỏng, miệng hôi, hơi thở có mùi nặng; hay bị chảy máu cam…
Đặc biệt, khi bị “ngáo đá” đối tượng có những hành vi mất kiểm soát như: nói lảm nhảm; la hét; đập phá; leo trèo; hung hãn; tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước… Những người này cũng có thể sử dụng hung khí để khống chế người khác hay sát hại người xung quanh, kể cả người thân trong gia đình.
Để khống chế, 2 người nên nắm hai đầu dây thừng chạy ngược chiều quanh đối tượng ngáo đá để quấn dây nhiều vòng và trói lại (Ảnh minh họa: Youtube)
Cách khống chế “thông minh”
Khi phát hiện người ngáo đá, nếu sử dụng vũ lực để khống chế đa phần không hiệu quả vì đối tượng vô cùng hung hãn, cơ thể bị kích thích mạnh, thể trạng rất khỏe và dù bị đánh cũng không có cảm giác đau.
Theo võ sư Lê Hoàng Mai – Trưởng bộ môn Aikio Nhà thiếu nhi Tân Bình (TPHCM) thì cách xử lý tốt nhất trong trường hợp gặp đối tượng “ngáo đá” trên đường là dùng dây thừng dài, mỗi người cầm một đầu, chạy ngược hướng để quấn dây quanh đối tượng. Khi đó, sẽ giảm được sức chống cự của người ngáo đá, người dân dễ dàng để khống chế và giao đối tượng cho công an.
Ngoài ra, người dân cũng có thể sử dụng bao bố lớn, trùm lên người bị ngáo đá từ phía sau để khống chế. Với các trường hợp này, việc dùng tay không lao vào bắt, vật người ngáo đá vô cùng nguy hiểm, nếu không muốn nói là… vô phương.
Xem video hướng dẫn tại
Phòng và tránh bị người ngáo đá tấn công
Phải khẳng định trước rằng việc đề phòng người đá là vô cùng khó nếu chính người thân, các bậc phụ huynh không làm điều này. Bằng cách luôn chú ý đến sinh hoạt thường ngày của con em, phụ huynh có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu “người nhà” sử dụng chất kích thích. Nếu nghi là sử ma túy, phụ huynh nên chủ động báo cáo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, điều trị theo phác đồ để hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây hại cho xã hội.
Trong trường hợp người thân trong nhà bị “ngáo đá”, nếu không dám khống chế thì tốt nhất là nên né đi chỗ khác và khóa trái cửa lại để tránh những người này gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Trong trường hợp gặp người “ngáo đá” trên đường, tốt nhất nên tránh xa, không nên hiếu kì, xúm lại đông người để xem vì như vậy dễ làm đối tượng kích động mạnh hơn và có thể gây nguy hiểm. Nếu đối tượng có hung khí và đe dọa những người xung quanh thì cần sử dụng “mưu trí” để khống chế (như đã nói ở trên) và gọi điện thoại ngay cho các cơ quan chức năng.
Trong trường hợp bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, đe dọa tính mạng, cần bình tĩnh, tránh la hét, cào cấu khiến đối tượng kích động thêm và mất kiểm soát – để chờ công an đến giải cứu. Nếu bị khống chế để cướp tài sản, tốt nhất nên thực hiện đúng yêu cầu: đưa tiền, điện thoại cho đối tượng để giải thoát bản thân.
Nguồn VOH Online
Ma túy đá là chất cấm vì gây nghiện, kích thích, tác động nhanh tới hệ thần kinh và nguy hại hơn, nếu sử dụng với liều lượng, cường độ cao hoặc sử dụng kèm với ma túy heroin, ma túy “đá” khiến hệ thần kinh người sử dụng bị tê liệt, bị loạn thần – kích thích các hành động bạo lực.
Các dấu hiệu cơ bản của người bị ngáo đá là: đồng tử mắt nở rộng, đảo qua đảo lại liên tục; đi vệ sinh, rửa tay liên tục; liên tục uống nước; mồ hôi có mùi khai; quầng thâm trên mắt rất rõ; da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá, lở loét trên cơ thể; men răng mỏng, miệng hôi, hơi thở có mùi nặng; hay bị chảy máu cam…
Đặc biệt, khi bị “ngáo đá” đối tượng có những hành vi mất kiểm soát như: nói lảm nhảm; la hét; đập phá; leo trèo; hung hãn; tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước… Những người này cũng có thể sử dụng hung khí để khống chế người khác hay sát hại người xung quanh, kể cả người thân trong gia đình.
Để khống chế, 2 người nên nắm hai đầu dây thừng chạy ngược chiều quanh đối tượng ngáo đá để quấn dây nhiều vòng và trói lại (Ảnh minh họa: Youtube)
Cách khống chế “thông minh”
Khi phát hiện người ngáo đá, nếu sử dụng vũ lực để khống chế đa phần không hiệu quả vì đối tượng vô cùng hung hãn, cơ thể bị kích thích mạnh, thể trạng rất khỏe và dù bị đánh cũng không có cảm giác đau.
Theo võ sư Lê Hoàng Mai – Trưởng bộ môn Aikio Nhà thiếu nhi Tân Bình (TPHCM) thì cách xử lý tốt nhất trong trường hợp gặp đối tượng “ngáo đá” trên đường là dùng dây thừng dài, mỗi người cầm một đầu, chạy ngược hướng để quấn dây quanh đối tượng. Khi đó, sẽ giảm được sức chống cự của người ngáo đá, người dân dễ dàng để khống chế và giao đối tượng cho công an.
Ngoài ra, người dân cũng có thể sử dụng bao bố lớn, trùm lên người bị ngáo đá từ phía sau để khống chế. Với các trường hợp này, việc dùng tay không lao vào bắt, vật người ngáo đá vô cùng nguy hiểm, nếu không muốn nói là… vô phương.
Xem video hướng dẫn tại
Phòng và tránh bị người ngáo đá tấn công
Phải khẳng định trước rằng việc đề phòng người đá là vô cùng khó nếu chính người thân, các bậc phụ huynh không làm điều này. Bằng cách luôn chú ý đến sinh hoạt thường ngày của con em, phụ huynh có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu “người nhà” sử dụng chất kích thích. Nếu nghi là sử ma túy, phụ huynh nên chủ động báo cáo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, điều trị theo phác đồ để hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây hại cho xã hội.
Trong trường hợp người thân trong nhà bị “ngáo đá”, nếu không dám khống chế thì tốt nhất là nên né đi chỗ khác và khóa trái cửa lại để tránh những người này gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Trong trường hợp gặp người “ngáo đá” trên đường, tốt nhất nên tránh xa, không nên hiếu kì, xúm lại đông người để xem vì như vậy dễ làm đối tượng kích động mạnh hơn và có thể gây nguy hiểm. Nếu đối tượng có hung khí và đe dọa những người xung quanh thì cần sử dụng “mưu trí” để khống chế (như đã nói ở trên) và gọi điện thoại ngay cho các cơ quan chức năng.
Trong trường hợp bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, đe dọa tính mạng, cần bình tĩnh, tránh la hét, cào cấu khiến đối tượng kích động thêm và mất kiểm soát – để chờ công an đến giải cứu. Nếu bị khống chế để cướp tài sản, tốt nhất nên thực hiện đúng yêu cầu: đưa tiền, điện thoại cho đối tượng để giải thoát bản thân.
Nguồn VOH Online