Cách trả lời nhà tuyển dụng về điểm yếu của bạn

cleverlearn_franchise

Thành viên
Tham gia
23/10/2012
Bài viết
13
Khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều ứng viên tỏ ra lo lắng bởi nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên nói về điểm yếu của mình. Bạn sợ rằng, nhược điểm sẽ khiến nhà tuyển dụng mất đi thiện cảm và có cái nhìn không tốt về bạn.


Không có ai là hoàn hảo cả, điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân người đó. Trên thực tế, nói về điểm yếu là một câu hỏi phỏng vấn xin việc khá "dễ thương" và có nhiều cách để bạn đưa ra những câu trả lời cũng dễ thương không kém.

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu kể về điểm yếu của bản thân, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc này là đưa ra một dẫn chứng cụ thể và cả hướng để bạn khắc phục nhược điểm đó. Hãy nói về nhược điểm của mình một cách thật tự nhiên, chân thực, bởi bạn nên nhớ rằng, nhà tuyển dụng ngồi đối diện bạn cũng là một con người bình thường, cũng có những điểm hạn chế riêng, họ không phải đến từ một hành tinh xa lạ nào để mà hoàn hảo một cách tuyệt đối.

Tuy nhiên, với câu hỏi phỏng vấn xin việc về nhược điểm, nhà tuyển dụng không mong muốn ứng viên sẽ kể lể một vài nhược điểm lặt vặt mang tính cá nhân. Ví dụ như việc bạn thường ngủ dậy khá muộn, vì thế bạn thích giờ làm việc bắt đầu từ 9h chứ không phải là 8h như đa số các công ty vẫn quy định hiện nay. Bạn lười đánh răng buổi tối, lười giặt quần áo... tất cả những điểm yếu đó không phải là điều nên nói với nhà tuyển dụng. Khi nêu câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng chờ đợi để nghe ở bạn điểm yếu đối với công việc.
ky%20nang%20giao%20tiep%20tra%20loi%20phong%20van%20xin%20viec%20tuyen%20dung%201.jpg
Đừng luống cuống vì sợ mình “mất điểm” khi nói về điểm yếu của bản thân


Vì thế, tốt nhất bạn hãy đề cập đến điểm yếu của mình ví dụ như khi có quá nhiều việc phải làm. Bạn là người tham công tiếc việc nhưng một khi có nhiều việc phải làm, bạn thường bị công việc cuốn theo. Lẽ ra, khi nhiều việc như thế, “tôi nên lập một danh sách những việc cần làm và tập trung thực hiện theo thứ tự ưu tiên, thế nhưng, tôi thường không dành thời gian để phân chia thời lượng cụ thể. Công việc cứ cuốn đi và nhiều lúc khiến tôi cuống cả lên”. Đó là câu trả lời khá hay, vượt ra ngoài phạm vi câu hỏi phỏng vấn xin việc của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, câu trả lời này không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ vấn đề và giải pháp. Nếu bạn kết thúc buổi phỏng vấn ở câu trả lời này cũng là tốt, nhưng nếu có thể, hãy đưa thêm một vài chi tiết nữa để người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phong làm việc của bạn.

“Khi 2 hoặc 3 dự án đến dồn dập, tôi cảm thấy tim mình như đập nhanh hơn và tôi bắt đầu hủy bỏ bất cứ kế hoạch nào của buổi tối. Tôi lao vào làm việc như một con thiêu thân và lo sợ mình không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Tôi hỏi mọi người xung quanh về những việc cần làm, thứ tự ưu tiên công việc, điều mà lẽ ra, tự tôi phải ngồi tính toán và phân chia ngân sách thời gian cho hợp lý”.

Với câu trả lời như thế, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự đam mê công việc, toàn tâm toàn ý cho công việc của bạn. Lúc đó, điểm yếu "không biết phân bổ thời gian" kia cũng chẳng nghĩa lý gì.

Vì vậy, khi nghe nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi phỏng vấn xin việc về điểm yếu, đừng luống cuống vì sợ mình “mất điểm”. Sự thành thật và tự nhiên ngay cả khi nói về hạn chế của bản thân nhiều khi lại có tác dụng lớn hơn nhiều. Luôn nhớ rằng không ai hoàn hảo, điểm yếu có thể khắc phục, chuyên môn chưa tốt có thể đào tạo nhưng đạo đức và nhân cách con người nếu không làm hài lòng các nhà tuyển dụng thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức dù bạn có tài giỏi đến đâu. Bởi vậy hãy thể hiện con người bạn một cách chân thành và trung thực.

Cuối cùng mời bạn xem ví dụ một buổi phỏng vấn xin việc thú vị ở cuối bài viết này (các bạn nhấn nút CC góc dưới clip để xem phụ đề Việt nhé)

Nguồn: NhuongQuyen.Org
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom