Cách sơ cứu khi bị mèo cào, cắn

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Đánh giá độ nghiêm trọng của vết cắn

Kiểm tra vết cắn và xem có vùng da nào bị rách hay không.

Trẻ con có thể sợ hãi và khóc kể cả khi vết cắn không sâu.

Làm sạch vết cắn


Vết cắn nhẹ là vết cắn không làm rách da hoặc tạo vết thương hở.

Vết căn sâu là vết căn tạo ra thương tổn hở, có thể chảy máu hoặc không.

Đối với hai loại vết cắn này đều được làm sạch như sau:

Bước 1: Rửa sạch vết cắn với xà phòng dưới vòi nước sạch chảy mạnh.

Bước 2: Bóp nhẹ vết cắn để giúp máu lưu thông, giúp làm sạch và loại bỏ 1 phần máu nhiễm trùng.

Sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương giúp ngăn ngừa vi khuẩn hoặc mầm bệnh.

Dùng bông y tế thấm chất sát trùng, chà nhẹ lên bề mặt vết thương.

Các chất sát trùng phổ biến

  • Cồn y tế
  • Dung dịch tẩy rửa có I-ốt
  • Oxy già
  • Betadine
Bôi thuốc kháng sinh

Lấy một lượng thuốc kháng sinh bôi lên vùng da bị tổn thương. Theo dõi vết thương. Nếu sau 5 – 7 ngày, vết thương không se mặt, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Kem kháng sinh 3 trong 1 được bày bán rộng rãi và cũng rất hiệu quả. Hãy đọc và tuân theo hướng dẫn được in trên bao bì.


Theo dõi con mèo đã cắn bạn

Xác minh con mèo cắn bạn đến từ đâu, chủ là ai. Nếu là mèo có chủ thì yêu cầu chủ nhốt lại, kiểm tra lịch sử tiêm chủng phòng bệnh và theo dõi tình trạng của con mèo.

Nếu là mèo hoang hoặc mèo lạ, hoặc sau 15 ngày theo dõi, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.

Những trường hợp nguy cấp cần đi tiêm phòng ngay

Con mèo cắn bạn đang bị bệnh. Mèo phát bệnh có biểu hiện như sau: mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, bọt mép liên tục, hung dữ, …

Con mèo cắn bạn sống trong khu vực đang có dịch bệnh mèo, mèo.

Con mèo cắn bạn là mèo hoang, mèo lạ không thể theo dõi được.

Vết cắn quá sâu, quá nhiều, chảy máu không ngừng.

Bạn đang mắc một trong những bệnh sau: Tiểu đường, bệnh về gan, ung thư, HIV.

Nguồn: Wikicabinet
 
Quay lại
Top Bottom