Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Vệ sinh vết cắn
Bước 1: Tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn.

Dùng kéo cắt bỏ phần vải quần/áo xung quanh vết cắn. Thao tác này giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Bước 2: Rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch, chảy mạnh

Khuyến nghị nên dùng nước ấm, xà bông, nước muối sinh lý hoặc dung dịch khử sát trùng vết thương.

Không chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.


Kiểm tra vết cắn
Kiểm tra vết thương nông/sâu; nhiều/ít.

Nếu chỉ là vết xước ngoài da có thể tự xử lý tại nhà.
Đối với vết thương sâu, sau khi làm sacgj vết thương thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Các trường hợp cần phải đến cơ sở y tế xử lý nhanh chóng:

Vết cắn sâu trên 2cm.
Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.
Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.
Có quá nhiều vết cắn.


Băng bó vết thương

Dùng băng gạc sạch để băng bó vết thương hoặc cầm máu kịp thời để tránh nhiễm trùng.

Lưu ý:

Không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Nếu vết thương sâu, cháy máu không ngừng, sau khi sơ cứu phải chuyển đến cơ sơ y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Theo dõi con chó

Xác minh con chó cắn bạn đến từ đâu, chủ là ai. Nếu là chó có chủ thì yêu cầu chủ nhốt lại, kiểm tra lịch sử tiêm chủng phòng bệnh và the dõi tình trạng của con chó.

Nếu là chó hoang hoặc chó lạ, hoặc sau 15 ngày theo dõi, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.



Những trường hợp nguy cấp cần đi tiêm phòng ngay



Con chó cắn bạn đang bị bệnh. Chó phát bệnh có biểu hiện như sau: mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, bọt mép liên tục, hung dữ,

Con chó cắn bạn sống trong khu vực đang có dịch bệnh chó, mèo.

Con chó cắn bạn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được.

Vết cắn quá sâu, quá nhiều, chảy máu không ngừng.

Bạn đang mắc một trong những bệnh sau: Tiểu đường, bênh về gan, ung thư, HIV.

Nguồn: Wikicabinet
 
×
Quay lại
Top