Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp khéo léo

hoangads29

Thành viên
Tham gia
25/5/2024
Bài viết
10
Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp khéo léo

Lắng nghe khi giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động giữa 2 người trở lên, do đó để rèn luyện được nhóm kỹ năng này hiệu quả bạn cần phải học cách lắng nghe nhiều hơn. Vậy bản chất của việc lắng nghe ở đây là gì? Sau khi lắng nghe bạn phải thấu hiểu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối phương chia sẻ được hết những khó khăn và vướng bận chưa diễn giải ra được.

Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ phản chiếu
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.

Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

Tạo sự thân thiện trong giao tiếp
Cách hình thành sự thân thiện trong giao tiếp là điều cần thiết trong bất kỳ cuộc hội thoại nào, bởi điều này sẽ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người xung quanh hơn. Khi bạn đã học được cách trò chuyện thân thiện với mọi người rồi thì chính bản thân bạn cũng đã học được một phần nhỏ trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp khéo léo.


Tự tin khi nói chuyện
Ở bất kì hoàn cảnh nào thì sự tự tin khi giao tiếp đều giúp bạn vượt qua được những vấn đề khó khăn. Để tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình thì bạn phải hiểu và nắm rõ được bản chất, mục đích của cuộc trò chuyện. Do đó bạn cần phải rèn luyện, học hỏi và trau dồi nhiều hơn để tạo sự tự tin trong cuộc trò chuyện.


Tạo sự đồng cảm
Sự đồng cảm trong cuộc trò chuyện là bạn phải biết đặt bản thân vào suy nghĩ của người khác, lúc này bạn phải cảm nhận và thấu hiểu rõ được lý do và hành động của đối phương. Khi bản thân bạn nhận thấy sự đồng cảm với câu chuyện của đối phương thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã học được cách lắng nghe và thấu hiểu người khác rồi đó.

Sự tôn trọng
Trong giao tiếp, bạn cần học cách chủ động lắng nghe quan điểm của đối phương và không áp đặt họ phải có suy nghĩ giống mình. Khi học được cách tôn trọng thì bạn cũng đã tránh khỏi những cuộc chiến tranh lạnh, cãi vã không đáng có.

Tư duy cởi mở
Việc cởi mở tư duy trong giao tiếp cũng giống như việc bạn thấu hiểu, tôn trọng và tin tưởng đối phương. Bạn chủ động chia sẻ kiến thức, khó khăn và câu chuyện để từ đó kỹ năng giao tiếp cũng được hình thành. Nếu như bạn cố gắng giao tiếp với nhiều người ở nhiều đối tượng và hoàn cảnh khác nhau thì kỹ năng của bạn cũng được cải thiện lên đáng kể đó.

Hiểu thấu và tìm ra điểm chung của nhau

Một cuộc đối thoại được diễn ra thường có mục tiêu chung là sẽ đạt được mục đích mong muốn trước đó. Do đó để thấu hiểu và chia sẻ được với nhau thì bạn cần phải tìm ra được điểm chung ở trong cuộc trò chuyện đó. Chính điều này cũng là một minh chứng rõ ràng cho việc lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu và cùng đưa ra giải pháp quan trọng khi giao tiếp

Nói với giọng nhiệt tình quyết đoán
Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

Chú ý âm lượng khi giao tiếp và trả lời ngắn gọn
Có rất nhiều người không chú ý tời âm lượng và ngữ điệu khi tham gia trò chuyện nhưng chính điều này lại ảnh hưởng rất lớn

Trình bày lưu loát, trôi chảy
Cách trình bày vòng vo, nói lắp và không đúng trọng tâm sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy chán chường không thoải mái khi nói chuyện với đối phương. Chính điều này cũng thể hiện bạn là người đang thiếu tự tin trong giao tiếp. Do đó để trình bày được lưu loát, trôi chảy hơn bạn cần phải luyện thêm bằng cách trau dồi thêm nhiều kiến thức về kỹ năng cuộc sống cũng như luyện giao tiếp nhiều hơn.

Không nói vòng vo
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

Tránh nói ậm ừ
Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi những điều chưa rõ
Để cuộc trò chuyện không vào bế tắc, thì việc đặt câu hỏi cũng là một cách tạo ra được nhiều chủ đề trò chuyện hơn. Việc đặt được một câu hỏi trong cuộc giao tiếp khiến người khác sẵn sàng chia sẻ được những câu chuyện cá nhân mà bạn muốn biết là điều không đơn giản chút nào.


Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Một số công việc như Content Marketing hay phiên dịch tiếng hàn, phiên dịch tiếng nhật,.. thì kỹ năng viết là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… hay thông qua chính công việc của mình. Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

Điều chỉnh phong cách nói chuyện
Khi bạn có cơ hội tiếp xúc được nhiều nhóm đối tượng khác nhau thì cần phải linh hoạt với nhiều nhóm đối tượng về cách nói chuyện sao cho phù hợp với từng nhóm khác nhau. Bên cạnh đó khi bạn giao tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau thì cần phải chọn cách thức nói chuyện phù hợp với từng thời điểm và đối tượng.
 
×
Quay lại
Top Bottom