tienmanh0211
Thành viên
- Tham gia
- 17/8/2016
- Bài viết
- 2
Khi tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho các khách hàng là tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp của mình Việt Tín luôn chú trọng mở rộng giới thiệu các nội dung pháp lý liên quan với không chỉ trong thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà còn trong các tranh chấp hay vấn đề pháp lý có khả năng phát sinh sau này với các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật liên quan. Vậy ngày hôm nay Việt Tín xin chia sẻ nội dung về kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền để các bạn đọc và quý khách hàng có thể mở rộng góc quan sát về vấn đề xung đột này và cách giải quyết chúng từ kinh nghiệm của bạn bè quốc tế.
Cách giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền
Trên thế giới hiện tại, tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng trên thế giới (internet cooperation for Assigned Names and Number – ICANN) đã nghiên cứu và ban hành ra “Chính sách thống nhất về giải quyết tranh chấp tên miền” (Uniform Domain-Name Dispute Resolution Policy – UDRP). Đây được xem là quy định chung duy nhất hiện nay về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tên miền. Mặc dù chưa điều chỉnh một cách chi tiết các nội dung liên quan đến tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu đã được công nhận bảo hộ bởi thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế, nhưng UDRP được đánh giá là vẫn chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, vốn được coi là cơ sở để xác định và xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến tên miền.
Xét về cơ sở pháp lý, có thể nói UDRP là một thủ tục bắt buộc hành chính đối với các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên miền quốc tế. UDRP có cơ sở pháp lý dựa hoàn toàn trên sự thỏa thuận đăng ký tên miền giữa cơ quan cấp phát tên miền và chủ thể đăng ký. Ở trường hợp này, thủ tục đăng ký của chủ thể phải được bổ sung cam kết về việc tham gia vào giải quyết quá trình tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của UDRP. Xét về phạm vi áp dụng, UDRP chỉ áp dụng với tranh chấp tên miền quốc tế (bao gồm các đuôi như: .com, .net, .org, .info,…). Ngoài ra, đối với nội dung liên quan tới dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế, UDRP cũng chỉ có hai giới hạn phạm vi áp dụng, đó là trong trường hợp đăng ký tên miền gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tức là sự tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể có nhãn hiệu và chủ thể có tên miền đăng ký trùng với nhãn hiệu của chủ thể còn lại hoặc trường hợp áp dụng với những hành vi cố ý chiếm dụng tên miền, các trường hợp tranh chấp khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Cách giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền
Trên thế giới hiện tại, tổ chức quản lý tên miền và số hiệu mạng trên thế giới (internet cooperation for Assigned Names and Number – ICANN) đã nghiên cứu và ban hành ra “Chính sách thống nhất về giải quyết tranh chấp tên miền” (Uniform Domain-Name Dispute Resolution Policy – UDRP). Đây được xem là quy định chung duy nhất hiện nay về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tên miền. Mặc dù chưa điều chỉnh một cách chi tiết các nội dung liên quan đến tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu đã được công nhận bảo hộ bởi thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế, nhưng UDRP được đánh giá là vẫn chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, vốn được coi là cơ sở để xác định và xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến tên miền.
Xét về cơ sở pháp lý, có thể nói UDRP là một thủ tục bắt buộc hành chính đối với các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên miền quốc tế. UDRP có cơ sở pháp lý dựa hoàn toàn trên sự thỏa thuận đăng ký tên miền giữa cơ quan cấp phát tên miền và chủ thể đăng ký. Ở trường hợp này, thủ tục đăng ký của chủ thể phải được bổ sung cam kết về việc tham gia vào giải quyết quá trình tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của UDRP. Xét về phạm vi áp dụng, UDRP chỉ áp dụng với tranh chấp tên miền quốc tế (bao gồm các đuôi như: .com, .net, .org, .info,…). Ngoài ra, đối với nội dung liên quan tới dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế, UDRP cũng chỉ có hai giới hạn phạm vi áp dụng, đó là trong trường hợp đăng ký tên miền gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tức là sự tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể có nhãn hiệu và chủ thể có tên miền đăng ký trùng với nhãn hiệu của chủ thể còn lại hoặc trường hợp áp dụng với những hành vi cố ý chiếm dụng tên miền, các trường hợp tranh chấp khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.