- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Một trong những đặc điểm của cuộc sống chính là nó thường xuyên thay đổi. Khi bạn cảm thấy như thể bản thân không có mục đích, hoặc chỉ muốn xác định ưu tiên của mình, bạn nên cân nhắc thiết lập kế hoạch cuộc sống
Vẻ đẹp của kế hoạch cuộc sống là bạn có thể xây dựng kết cấu cho cuộc sống của mình, đồng thời thay đổi và phát triển. Tiếp tục tham khảo Bước 1 để thiết lập kế hoạch cuộc sống.
I. Xác định ưu tiên của bản thân
1. Cân nhắc vai trò của bạn trong hiện tại. Mỗi ngày chúng ta đều có vai trò khác nhau, hoặc dán nhãn khác biệt cho bản thân thông qua hành động của mình. Vai trò có thể bao gồm ‘con gái’, ‘họa sĩ’, ‘sinh viên’, ‘bạn gái’, ‘người yêu phó mát’, v.v. Viết ra danh sách trên một mẩu giấy. Bạn nghĩ vai trò nào là nhất quán nhất?
Ví dụ của những vai trò khác bao gồm (nhưng không giới hạn): đầu bếp, người yêu chó, anh/em trai, nhiếp ảnh gia, sếp, người hướng dẫn, khách du lịch, cháu, nhà tư tưởng, v.v.
2. Suy nghĩ về vai trò mà bạn muốn đảm nhiệm trong tương lai. Một số vai trò, nếu không phải là tất cả, trong hiện tại của bạn có thể sẽ là vai trò mà bạn vẫn muốn đảm nhiệm trong tương lai, như ‘mẹ’ hoặc ‘họa sĩ’. Tuy nhiên, chúng là danh hiệu mà bạn muốn người khác sử dụng để mô tả bạn vào cuối đời. Hãy suy nghĩ về bất kỳ một vài trò nào của bạn trong hiện tại khiến bạn căng thẳng hoặc tác động tiêu cực đến cuộc sống có lẽ chúng là yếu tố mà bạn muốn loại trừ khỏi danh sách của mình trong tương lai.
Để giúp bản thân hình thành danh sách, bạn nên suy nghĩ về yếu tố bạn hy vọng thực hiện. Bạn có muốn du lịch đến một đất nước khác vì bạn chưa từng rời khỏi quê nhà? Nếu có, bạn nên thêm ‘khách du lịch’ vào danh sách tương lai.
3. Cân nhắc lý do bạn đảm nhiệm, hoặc muốn đảm nhiệm, những vai trò này. Để thiết lập kế hoạch cuộc sống, bạn cần phải xác định ưu tiên của mình trong hiện tại. Để thực hiện điều này, bạn nên cân nhắc vai trò bạn muốn tiếp tục thực hiện, hoặc vai trò bạn muốn thêm vào cuộc sống trong tương lai. Lý do bạn muốn đảm nhiệm một vai trò cụ thể là gì? Có lẽ trách nhiệm làm ‘cha’ có mặt trong mục tiêu tương lai của bạn vì bạn muốn sinh con với người bạn đời của mình và cung cấp cho chúng một cuộc sống tuyệt vời.
Một biện pháp khá hữu ích để xác định lý do ẩn sau khao khát của bạn là tưởng tượng về tang lễ của chính mình (mặc dù thực hiện điều này khá đáng sợ, nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn!). Người nào sẽ tham dự? Bạn muốn mọi người nói hoặc mô tả về bạn như thế nào? Có lẽ điều quan trọng nhất bạn muốn người khác nói về bạn sẽ là bạn là một người mẹ tuyệt vời và thay đổi cuộc sống của hàng nghìn động vật thông qua tổ chức mà bạn tình nguyện tham gia.
4. Viết ra ưu tiên của mình. Một khi bạn đã thật sự cân nhắc lý do vì sao ẩn sau yếu tố bạn muốn trở thành hoặc thực hiện trong cuộc sống, bạn nên thiết lập danh sách về chúng. Lập danh sách sẽ giúp bạn duy trì trật tự khi hình thành kế hoạch.
Ví dụ, danh sách của bạn có thể gồm có: tôi là một ‘người chị gái’ vì tôi luôn muốn có mặt để ủng hộ em trai của mình; muốn là một ‘nhà văn’ để có thể viết về câu chuyện của ông bà mình, v.v.
5. Suy nghĩ về nhu cầu thể chất và cảm xúc của bạn. Bạn cần gì để trở thành người mà bạn muốn? Nếu một trong những vai trò bạn muốn đảm nhiệm là ‘người leo lên đỉnh Everest’, nhu cầu thể chất của bạn có thể bao gồm giữ gìn vóc dáng và ăn uống lành mạnh. Nếu một trong những vai trò của bạn là một ‘người bạn’, nhu cầu cảm xúc của bạn sẽ được đáp ứng khi bạn vây quanh bản thân với người đáng mến.
II. Thiết lập mục tiêu
1. Cân nhắc mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành trong cuộc sống. Sử dụng vai trò, ưu tiên, và nhu cầu của mình để củng cố một vài yếu tố mà bạn muốn đạt được. Bạn có thể xem danh sách này như là ‘danh sách ước mơ phải thực hiện trước khi nhắm mắt’ bạn muốn làm gì trước khi qua đời? Cần nhớ rằng đây là mục tiêu bạn thật sự mong muốn đạt được, không phải là mục tiêu mà bạn nghĩ rằng người khác muốn bạn sở hữu. Nếu bạn cần giúp đỡ đôi chút để giới hạn lại ý tưởng, bạn nên cân nhắc phân loại mục tiêu của mình. Một vài ví dụ về danh mục để phân loại bao gồm:
Sự nghiệp/Nghề nghiệp; Xã hội (gia đình và bạn bè); Tài chính; Sức khỏe; Du lịch; Kiến thức/Hiểu biết; và Tinh thần.
Mục tiêu ví dụ (theo thứ tự của danh mục trên): Trở thành kiến trúc sư nổi tiếng,; kết hôn và có hai người con; kiếm đủ tiền để có thể cho con cái học đại học một cách thoải mái; duy trì cân nặng ở mức 54 kg; đến thăm mọi lục địa; đạt được Bằng Thạc sỹ Kiến trúc; đến viếng Đền Borobudur.
2. Viết ra một vài mục tiêu kèm theo thời gian cụ thể bạn cần phải đạt được chúng. Một khi bạn đã phác thảo mục tiêu mơ hồ mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống, như lấy được tấm bằng Thạc sỹ, bạn nên đưa ra mục tiêu và thời gian cụ thể mà bạn muốn đạt được chúng. Sau đây là một vài mục tiêu cụ thể ít mơ hồ hơn những điều đã được nêu trong bước trước:
Giảm 5 kg vào tháng Mười năm 2017.
Được nhận vào học chương trình Thạc sỹ kiến trúc vào tháng Hai năm 2018.
Du lịch đến Indonesia để thăm đền Borobudur vào năm 2019.
3. Xác định cách thức để hoàn thành mục tiêu. Điều này có nghĩa là đánh giá vị trí của bạn trong hiện tại. Bạn cần phải thực hiện các bước nào để thật sự đạt được mục tiêu từ vị trí hiện tại của mình. Ví dụ như đối với mục tiêu lấy bằng Thạc sỹ Kiến trúc:
Từ giờ cho đến tháng Hai năm 2018, bạn cần phải: A. Nghiên cứu về chương trình kiến trúc dành cho người đã tốt nghiệp. B. Viết bất kỳ một tài liệu cần thiết nào để nộp đơn xin tham gia vào chương trình. C. Điền vào phần còn lại của lá đơn và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. D. Chờ đợi nhận tin từ phía trường học. E. Lựa chọn chương trình bạn muốn tham dự từ trường nhận bạn vào học. F. Đăng ký học!
III. Viết kế hoạch
1. Viết ra các bước bạn cần phải thực hiện để đạt được từng mục tiêu. Bạn có thể thực hiện điều này dưới bất kỳ định dạng nào bạn thích viết tay, đánh văn bản Word, vẽ về nó trên một mẩu giấy lớn, v.v. Cho dù là bạn lựa chọn định dạng nào, bạn nên viết ra những bước bạn cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu theo thứ tự thời gian. Chúc mừng bạn bạn vừa thiết lập kế hoạch cuộc sống của mình.
Đây là thời điểm khá tốt để xem xét lại chi tiết của từng bước – như tên gọi của chương trình dành cho người đã tốt nghiệp cụ thể mà bạn dự định đăng ký. Hoặc, nếu một trong những mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là trở nên hạnh phúc, hãy viết một cách chi tiết về yếu tố sẽ khiến bạn hạnh phúc nhất trong suốt quá trình.
2. Xem xét lại kế hoạch cuộc sống của bạn. Sự thật là cuộc sống luôn luôn thay đổi –chúng ta cũng vậy. Mục tiêu và ưu tiên mà bạn đã thiết lập vào năm 15 tuổi có thể sẽ không giống như mục tiêu khi bạn 25 hoặc 45 tuổi. Bạn cần phải thường xuyên xem xét kế hoạch cuộc sống của mình để bảo đảm rằng bạn theo sát kế hoạch cung cấp cho bạn cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn.
Khi xem xét kế hoạch cuộc sống, bạn cũng nên đánh giá thành công mà bạn đã đạt được. Theo dõi thành tựu của mình là điều khá tốt.
3. Điều chỉnh kế hoạch sống của bạn. Khi bạn nhận thấy ưu tiên và mục tiêu có liên quan đến chúng đã thay đổi, đã đến lúc bạn cần phải tái thiết lập ít nhất là một phần trong kế hoạch cuộc sống của bạn. Cân nhắc yếu tố khác biệt, yếu tố quan trọng hơn với bạn trong thời điểm hiện tại, và cách để đạt được mục tiêu mới này. Bạn có thể tái thiết lập kế hoạch cuộc sống mỗi khi cần.
Không nên giới hạn bản thân với một vài mục tiêu cụ thể kế hoạch cuộc sống của bạn là nhân tố dễ thay đổi. Bạn nên thêm mục tiêu khi chúng trở thành ưu tiên trong cuộc sống và loại bỏ những yếu tố không còn quan trọng
Vẻ đẹp của kế hoạch cuộc sống là bạn có thể xây dựng kết cấu cho cuộc sống của mình, đồng thời thay đổi và phát triển. Tiếp tục tham khảo Bước 1 để thiết lập kế hoạch cuộc sống.
I. Xác định ưu tiên của bản thân
1. Cân nhắc vai trò của bạn trong hiện tại. Mỗi ngày chúng ta đều có vai trò khác nhau, hoặc dán nhãn khác biệt cho bản thân thông qua hành động của mình. Vai trò có thể bao gồm ‘con gái’, ‘họa sĩ’, ‘sinh viên’, ‘bạn gái’, ‘người yêu phó mát’, v.v. Viết ra danh sách trên một mẩu giấy. Bạn nghĩ vai trò nào là nhất quán nhất?
Ví dụ của những vai trò khác bao gồm (nhưng không giới hạn): đầu bếp, người yêu chó, anh/em trai, nhiếp ảnh gia, sếp, người hướng dẫn, khách du lịch, cháu, nhà tư tưởng, v.v.
2. Suy nghĩ về vai trò mà bạn muốn đảm nhiệm trong tương lai. Một số vai trò, nếu không phải là tất cả, trong hiện tại của bạn có thể sẽ là vai trò mà bạn vẫn muốn đảm nhiệm trong tương lai, như ‘mẹ’ hoặc ‘họa sĩ’. Tuy nhiên, chúng là danh hiệu mà bạn muốn người khác sử dụng để mô tả bạn vào cuối đời. Hãy suy nghĩ về bất kỳ một vài trò nào của bạn trong hiện tại khiến bạn căng thẳng hoặc tác động tiêu cực đến cuộc sống có lẽ chúng là yếu tố mà bạn muốn loại trừ khỏi danh sách của mình trong tương lai.
Để giúp bản thân hình thành danh sách, bạn nên suy nghĩ về yếu tố bạn hy vọng thực hiện. Bạn có muốn du lịch đến một đất nước khác vì bạn chưa từng rời khỏi quê nhà? Nếu có, bạn nên thêm ‘khách du lịch’ vào danh sách tương lai.
3. Cân nhắc lý do bạn đảm nhiệm, hoặc muốn đảm nhiệm, những vai trò này. Để thiết lập kế hoạch cuộc sống, bạn cần phải xác định ưu tiên của mình trong hiện tại. Để thực hiện điều này, bạn nên cân nhắc vai trò bạn muốn tiếp tục thực hiện, hoặc vai trò bạn muốn thêm vào cuộc sống trong tương lai. Lý do bạn muốn đảm nhiệm một vai trò cụ thể là gì? Có lẽ trách nhiệm làm ‘cha’ có mặt trong mục tiêu tương lai của bạn vì bạn muốn sinh con với người bạn đời của mình và cung cấp cho chúng một cuộc sống tuyệt vời.
Một biện pháp khá hữu ích để xác định lý do ẩn sau khao khát của bạn là tưởng tượng về tang lễ của chính mình (mặc dù thực hiện điều này khá đáng sợ, nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn!). Người nào sẽ tham dự? Bạn muốn mọi người nói hoặc mô tả về bạn như thế nào? Có lẽ điều quan trọng nhất bạn muốn người khác nói về bạn sẽ là bạn là một người mẹ tuyệt vời và thay đổi cuộc sống của hàng nghìn động vật thông qua tổ chức mà bạn tình nguyện tham gia.
4. Viết ra ưu tiên của mình. Một khi bạn đã thật sự cân nhắc lý do vì sao ẩn sau yếu tố bạn muốn trở thành hoặc thực hiện trong cuộc sống, bạn nên thiết lập danh sách về chúng. Lập danh sách sẽ giúp bạn duy trì trật tự khi hình thành kế hoạch.
Ví dụ, danh sách của bạn có thể gồm có: tôi là một ‘người chị gái’ vì tôi luôn muốn có mặt để ủng hộ em trai của mình; muốn là một ‘nhà văn’ để có thể viết về câu chuyện của ông bà mình, v.v.
5. Suy nghĩ về nhu cầu thể chất và cảm xúc của bạn. Bạn cần gì để trở thành người mà bạn muốn? Nếu một trong những vai trò bạn muốn đảm nhiệm là ‘người leo lên đỉnh Everest’, nhu cầu thể chất của bạn có thể bao gồm giữ gìn vóc dáng và ăn uống lành mạnh. Nếu một trong những vai trò của bạn là một ‘người bạn’, nhu cầu cảm xúc của bạn sẽ được đáp ứng khi bạn vây quanh bản thân với người đáng mến.
II. Thiết lập mục tiêu
1. Cân nhắc mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành trong cuộc sống. Sử dụng vai trò, ưu tiên, và nhu cầu của mình để củng cố một vài yếu tố mà bạn muốn đạt được. Bạn có thể xem danh sách này như là ‘danh sách ước mơ phải thực hiện trước khi nhắm mắt’ bạn muốn làm gì trước khi qua đời? Cần nhớ rằng đây là mục tiêu bạn thật sự mong muốn đạt được, không phải là mục tiêu mà bạn nghĩ rằng người khác muốn bạn sở hữu. Nếu bạn cần giúp đỡ đôi chút để giới hạn lại ý tưởng, bạn nên cân nhắc phân loại mục tiêu của mình. Một vài ví dụ về danh mục để phân loại bao gồm:
Sự nghiệp/Nghề nghiệp; Xã hội (gia đình và bạn bè); Tài chính; Sức khỏe; Du lịch; Kiến thức/Hiểu biết; và Tinh thần.
Mục tiêu ví dụ (theo thứ tự của danh mục trên): Trở thành kiến trúc sư nổi tiếng,; kết hôn và có hai người con; kiếm đủ tiền để có thể cho con cái học đại học một cách thoải mái; duy trì cân nặng ở mức 54 kg; đến thăm mọi lục địa; đạt được Bằng Thạc sỹ Kiến trúc; đến viếng Đền Borobudur.
2. Viết ra một vài mục tiêu kèm theo thời gian cụ thể bạn cần phải đạt được chúng. Một khi bạn đã phác thảo mục tiêu mơ hồ mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống, như lấy được tấm bằng Thạc sỹ, bạn nên đưa ra mục tiêu và thời gian cụ thể mà bạn muốn đạt được chúng. Sau đây là một vài mục tiêu cụ thể ít mơ hồ hơn những điều đã được nêu trong bước trước:
Giảm 5 kg vào tháng Mười năm 2017.
Được nhận vào học chương trình Thạc sỹ kiến trúc vào tháng Hai năm 2018.
Du lịch đến Indonesia để thăm đền Borobudur vào năm 2019.
3. Xác định cách thức để hoàn thành mục tiêu. Điều này có nghĩa là đánh giá vị trí của bạn trong hiện tại. Bạn cần phải thực hiện các bước nào để thật sự đạt được mục tiêu từ vị trí hiện tại của mình. Ví dụ như đối với mục tiêu lấy bằng Thạc sỹ Kiến trúc:
Từ giờ cho đến tháng Hai năm 2018, bạn cần phải: A. Nghiên cứu về chương trình kiến trúc dành cho người đã tốt nghiệp. B. Viết bất kỳ một tài liệu cần thiết nào để nộp đơn xin tham gia vào chương trình. C. Điền vào phần còn lại của lá đơn và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. D. Chờ đợi nhận tin từ phía trường học. E. Lựa chọn chương trình bạn muốn tham dự từ trường nhận bạn vào học. F. Đăng ký học!
III. Viết kế hoạch
1. Viết ra các bước bạn cần phải thực hiện để đạt được từng mục tiêu. Bạn có thể thực hiện điều này dưới bất kỳ định dạng nào bạn thích viết tay, đánh văn bản Word, vẽ về nó trên một mẩu giấy lớn, v.v. Cho dù là bạn lựa chọn định dạng nào, bạn nên viết ra những bước bạn cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu theo thứ tự thời gian. Chúc mừng bạn bạn vừa thiết lập kế hoạch cuộc sống của mình.
Đây là thời điểm khá tốt để xem xét lại chi tiết của từng bước – như tên gọi của chương trình dành cho người đã tốt nghiệp cụ thể mà bạn dự định đăng ký. Hoặc, nếu một trong những mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là trở nên hạnh phúc, hãy viết một cách chi tiết về yếu tố sẽ khiến bạn hạnh phúc nhất trong suốt quá trình.
2. Xem xét lại kế hoạch cuộc sống của bạn. Sự thật là cuộc sống luôn luôn thay đổi –chúng ta cũng vậy. Mục tiêu và ưu tiên mà bạn đã thiết lập vào năm 15 tuổi có thể sẽ không giống như mục tiêu khi bạn 25 hoặc 45 tuổi. Bạn cần phải thường xuyên xem xét kế hoạch cuộc sống của mình để bảo đảm rằng bạn theo sát kế hoạch cung cấp cho bạn cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn.
Khi xem xét kế hoạch cuộc sống, bạn cũng nên đánh giá thành công mà bạn đã đạt được. Theo dõi thành tựu của mình là điều khá tốt.
3. Điều chỉnh kế hoạch sống của bạn. Khi bạn nhận thấy ưu tiên và mục tiêu có liên quan đến chúng đã thay đổi, đã đến lúc bạn cần phải tái thiết lập ít nhất là một phần trong kế hoạch cuộc sống của bạn. Cân nhắc yếu tố khác biệt, yếu tố quan trọng hơn với bạn trong thời điểm hiện tại, và cách để đạt được mục tiêu mới này. Bạn có thể tái thiết lập kế hoạch cuộc sống mỗi khi cần.
Không nên giới hạn bản thân với một vài mục tiêu cụ thể kế hoạch cuộc sống của bạn là nhân tố dễ thay đổi. Bạn nên thêm mục tiêu khi chúng trở thành ưu tiên trong cuộc sống và loại bỏ những yếu tố không còn quan trọng
Dịch bởi Kênh sinh viên
Nguồn: wikihow
Nguồn: wikihow