- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Hầu hết nốt ruồi đều không phải là mối đe dọa về sức khỏe, nhưng nốt ruồi trên mặt có thể ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Điều trị nốt ruồi trên mặt cũng rất khó vì một số quy trình điều trị sẽ để lại sẹo. Quy trình điều trị y tế chuyên nghiệp là phương pháp an toàn và đảm bảo nhất nếu bạn muốn loại bỏ nốt ruồi vĩnh viễn. Mặt khác, bạn cũng có thể thử một số nguyên liệu tại nhà an toàn mặc dù chưa được kiểm chứng để loại bỏ nốt ruồi mà không để lại sẹo trên mặt.
Phần 1: Quan sát nốt ruồi
1. Tự kiểm tra da
Cách này giúp bạn phát hiện nếu có nốt ruồi mới xuất hiện. Ngoài ra, nên quan sát xem nốt ruồi cũ có phát triển thêm hay thay đổi màu sắc không.
2. Đếm số nốt ruồi
Số lượng nốt ruồi nhiều hơn 100 có thể là nguy cơ ung thư da. Trong trường hợp đó, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu.
3. Nhận biết các loại nốt ruồi khác nhau
Trước khi muốn loại bỏ nốt ruồi, bạn cần nhận biết các loại nốt ruồi và triệu chứng riêng của từng loại. Một số nốt ruồi có thể được loại bỏ an toàn, một số khác thì không.
Nốt ruồi không điển hình: Nốt ruồi không điển hình hay nốt ruồi bất thường có thể có màu sắc và kích thước đáng lo ngại. Kích thước của nốt ruồi bất thường có thể lớn hơn đầu bút xóa, có hình dạng kỳ lạ hoặc nhiều màu sắc. Nếu nốt ruồi thuộc loại này, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không phải ung thư.
Nốt ruồi bẩm sinh: Các nốt ruồi này có từ khi bạn mới ra đời. Có khoảng 1 trong 100 người sinh ra với nốt ruồi bẩm sinh. Nốt ruồi bẩm sinh có kích thước đa dạng, có thể nhỏ như đầu cây đinh hoặc lớn hơn cục tẩy gắn trên đầu bút chì. Các bác sĩ nghi ngờ rằng người có nốt ruồi bẩm sinh có nguy cơ mắc ung thư da cao.
Nốt ruồi Spitz: Nốt ruồi này có màu hồng, nổi trên da và hình vòm. Loại nốt ruồi này giống như nốt ruồi ác tính , có thể rỉ máu hoặc dịch. Nốt ruốt Spitz không thường gặp và chủ yếu là lành tính.
Nốt ruồi mắc phải: Thuật ngữ này chỉ các nốt ruồi xuất hiện sau khi sinh, thường được gọi là nốt ruồi thông thường.
4.Xác định triệu chứng nốt ruồi ác tính
Cách phổ biến là ghi nhớ quy tắc “ABCD”. Nếu nghi ngờ nốt ruồi là ác tính, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Asymmetry: Nốt ruồi không đều hoặc hai bên nốt ruồi khác nhau về hình dạng, kích thước hoặc màu sắc.
Border bất thường: Nốt ruồi có viền không đều, lởm chởm và không mịn.
Colo: Nốt ruồi có nhiều mảng màu, bao gồm đen, nâu, xanh dương hoặc nâu nhạt.
Diameter: Nốt ruồi có đường kính lớn, thường khoảng 0,5 cm.
Evolving: Nốt ruồi dần thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc sau hàng tuần hoặc hàng tháng.
Phần 2: Loại bỏ nốt ruồi bằng biện pháp y tế chuyên nghiệp
1. Cắt bỏ nốt ruồi
Nốt ruồi trên mặt có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành cạo hoặc cắt bỏ, tùy vào bản chất của nốt ruồi.
Nếu nốt ruồi nhỏ và chủ yếu ở trên bề mặt da, bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê da rồi dùng dao mổ khử trùng để cắt xung quanh và bên dưới nốt ruồi. Không cần khâu sau phẫu thuật nhưng sau khi lành, trên da sẽ có sẹo phẳng. Sẹo có thể hiện rõ hoặc không rõ bằng nốt ruồi ban đầu.
Nếu nốt ruồi phẳng hoặc có tế bào sâu vào da, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ. Trong quy trình này, nốt ruồi và phần viền của vùng da không bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ bằng dao mổ hoặc dụng cụ sắc bén. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được khâu vết mổ và quy trình có thể để lại sẹo ở dạng một đường mỏng, mờ. Tuy nhiên, vì để lại sẹo nên phương pháp cắt bỏ không được ưa chuộng để điều trị nốt ruồi trên mặt.
2. Hỏi bác sĩ về phương pháp đông lạnh nốt ruồi
Quy trình này còn được gọi là liệu pháp làm lạnh. Bác sĩ sẽ xịt hoặc lau một lượng nhỏ nitrogen lỏng, lạnh trực tiếp lên nốt ruồi. Nitrogen lỏng lạnh đến mức phá hủy tế bào của nốt ruồi.
Thông thường, liệu pháp này để lại vết phồng rộp nhỏ tại chỗ nốt ruồi. Vết phồng rộp sẽ tự lành sau vài ngày đến vài tuần.
Sau khi vết phồng rộp lành, trên da có thể có hoặc không có sẹo mờ. Ngay cả khi để lại sẹo thì sẹo cũng mờ hơn nhiều và khó thấy rõ như nốt ruồi ban đầu. Do đó, đây là phương pháp bạn nên cân nhắc đối với nốt ruồi trên mặt.
3. Tìm hiểu xem có thể đốt nốt ruồi không
Bác sĩ da liễu có thể dùng tia laser hoặc thử một quy trình gọi là "phẫu thuật điện" để đốt nốt ruồi.
Trong khi phẫu thuật bằng laser, bác sĩ sẽ dùng tia laser nhỏ, chuyên biệt để nhắm vào nốt ruồi. Khi tia laser đốt nóng mô nốt ruồi, mô sẽ bị phá vỡ và khiến tế bào chết đi. Sau khi đốt, trên da có thể xuất hiện vết phồng rộp nhỏ tự lành và có thể có hoặc không để lại sẹo. Lưu ý phương pháp điều trị bằng laser không được dùng cho nốt ruồi sâu trên mặt vì tia laser thường không xâm nhập đủ sâu vào da.
Trong phương pháp phẫu thuật điện, bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cạo phần trên nốt ruồi, sau đó dùng kim điện để phá hủy mô bên dưới. Dòng điện đi qua dây của kim điện, làm nóng kim và đốt cháy lớp da bên trên. Có thể cần phẫu thuật điện nhiều lần để loại bỏ nốt ruồi hoàn toàn. Phương pháp này dường như không để lại sẹo nên rất đáng để bạn cân nhắc nếu có nốt ruồi trên mặt.
4. Điều trị bằng axit
Axit nhẹ chuyên dụng có thể giúp loại bỏ nốt ruồi. Bạn có thể thử dùng axit nhẹ dạng kê đơn hoặc không kê đơn.
Luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để tránh gây thương tổn vùng da quanh nốt ruồi. Quy tắc chung là thoa axit trực tiếp lên nốt ruồi, tránh tiếp xúc với vùng da không bị ảnh hưởng.
Axit salicylic là loại axit phổ biến được dùng để điều trị nốt ruồi.
Sản phẩm axit có thể ở dạng lotion, dạng lỏng, que, miếng vệ sinh hoặc kem.
Đôi khi sản phẩm axit có thể loại bỏ nốt ruồi hoàn toàn, nhưng sản phẩm dịu nhẹ hơn chỉ làm mờ nốt ruồi.
5. Tìm hiểu về phương pháp điều trị bằng thảo mộc nổi tiếng
Phương pháp điều trị bằng thảo mộc duy nhất được bác sĩ da liễu thỉnh thoảng áp dụng là BIO-T. Dung dịch này được thoa trực tiếp lên nốt ruồi. Sau đó, nốt ruồi sẽ được băng lại và BIO-T sẽ tự phát huy tác dụng. Nốt ruồi có thể biến mất sau khoảng 5 ngày.
Phương pháp điều trị này nhẹ nhàng và hầu như không để lại sẹo nên đáng để cân nhắc đối với nốt ruồi trên mặt.
Tính hữu dụng của phương pháp này vẫn đang được tranh cãi trong giới chuyên môn nên bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị cho bạn hoặc không. Nếu bác sĩ không nhắc đến, bạn có thể hỏi thử để được bác sĩ cho tư vấn.
Phần 3: Dùng nguyên liệu tại nhà chưa được kiểm chứng
1. Hiểu rõ giới hạn và rủi ro của nguyên liệu tại nhà
Hầu hết nguyên liệu tại nhà đều dựa trên trải nghiệm cá nhân và hầu như không có bằng chứng y học cho thấy tính hiệu quả của chúng. Hơn nữa, nguyên liệu tại nhà có khả năng dẫn đến thương tổn vĩnh viễn trên da mặt, để lại sẹo hoặc làm đổi màu da. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn thử dùng nguyên liệu tại nhà.
2. Dùng tỏi
Các enzyme trong tỏi được tin rằng có thể giúp làm tan nốt ruồi bằng cách phá vỡ các cụm tế bào tạo thành nốt ruồi. Tỏi có thể làm sáng sắc tố của nốt ruồi và thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi trong một số trường hợp.
Cắt một lát tỏi mỏng rồi đắp trực tiếp lên nốt ruồi. Dùng băng gạc cố định lát tỏi. Có thể áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày trong vòng 2-7 ngày hoặc đến khi nốt ruồi biến mất.
Một cách khác đó là nghiền tép tỏi bằng máy xay thực phẩm đến khi tạo thành hỗn hợp. Chấm hỗn hợp lên nốt ruồi trên mặt và dùng băng gạc che lại. Để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau. Thực hiện cách này tối đa một tuần.
3. Thoa nước ép lên nốt ruồi
Có nhiều loại nước ép rau củ quả khác nhau mà bạn có thể thoa lên nốt ruồi. Thông thường, một số yếu tố mang tính axit hoặc làm se trong nước ép có thể tấn công tế bào của nốt ruồi, khiến nốt ruồi mờ dần và thậm chí biến mất.
Thoa nước ép táo chua lên nốt ruồi 3 lần mỗi ngày, tối đa 3 tuần.
Chấm nước ép hành tây lên nốt ruồi 2-4 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần. Rửa sạch nốt ruồi sau 40 phút.
Thoa nước ép dứa lên nốt ruồi và để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Hoặc bạn có thể cắt dứa thành lát mỏng để đắp trực tiếp lên nốt ruồi. Thực hiện cách này hàng đêm trong vòng vài tuần.
Nghiền lá rau mùi thành nước ép rồi thoa nước ép trực tiếp lên nốt ruồi. Chờ nước ép khô rồi rửa sạch. Lặp lại một lần mỗi ngày trong vòng vài tuần.
Trộn quả lựu nướng với nước ép chanh theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên nốt ruồi, dùng băng gạc che lại và để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện cách này trong vòng một tuần.
4. Tạo hỗn hợp từ muối nở và dầu thầu dầu
Trộn một nhúm muối nở với 1-2 giọt dầu thầu dầu. Dùng tăm trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên nốt ruồi trước khi đi ngủ và dùng băng gạc che lại. Rửa sạch hỗn hợp đã khô lại vào sáng hôm sau
Lặp lại phương pháp này khoảng một tuần hoặc đến khi nốt ruồi mờ và biến mất.
5. Dùng rễ bồ công anh
Cắt đôi rễ bồ công anh và bóp đến khi thấy chất lỏng đục như sữa tiết ra. Chấm chất lỏng này trực tiếp lên nốt ruồi. Để 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện cách này một lần mỗi ngày trong vòng ít nhất một tuần
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này, nhưng người ta cho rằng chất lỏng đục như sữa trong rễ bồ công anh có thể giúp làm mờ nốt ruồi phẳng trên mặt.
6. Thoa hỗn hợp hạt lanh
Trộn dầu hạt lanh với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Từ từ cho một nhúm bột hạt lạnh vào hỗn hợp. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên nốt ruồi và để khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Áp dụng cách này một lần mỗi ngày trong vòng một tuần.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng, nhưng hạt lanh là nguyên liệu dân gian nổi tiếng với tác dụng điều trị nhiều loại khuyết điểm trên da.
7. Thử dùng giấm táo
Giấm táo rất dịu nhẹ và có tính axit tự nhiên. Tương tự như sản phẩm axit kê đơn, giấm táo có thể dần đốt cháy tế bào của nốt ruồi cho đến khi tế bào chết đi và biến mất.
Dùng nước ấm rửa nốt ruồi khoảng 15-20 phút cho da trở nên mềm hơn.
Nhúng bông gòn vào giấm táo. Thoa giấm táo lên nốt ruồi khoảng 10-15 phút.
Rửa sạch giấm táo bằng nước sạch và để khô.
Lặp lại các bước này 4 lần mỗi ngày, trong vòng một tuần.
Vảy sẽ rơi xuống và để lại vùng da không còn nốt ruồi.
8. Tẩy nốt ruồi bằng I-ốt
Một số người tin rằng I-ốt có thể xâm nhập vào tế bào của nốt ruồi, giúp tẩy nốt ruồi bằng một phản ứng hóa học nhẹ nhàng, tự nhiên.
Thoa một ít I-ốt trực tiếp lên nốt ruồi trước khi đi ngủ và dùng băng gạc che lại. Rửa sạch vào sáng hôm sau.
Lặp lại cách này 2-3 ngày. Nốt ruồi sẽ dần biến mất sau 2-3 ngày.
9. Điều trị nốt ruồi bằng cây bông tai
Ngâm chiết xuất từ cây bông tai trong nước ấm khoảng 10 phút. Thoa "trà cây bông tai" lên nốt ruồi trên mặt và để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau.
Thực hiện cách này mỗi đêm trong vòng một tuần.
10. Dùng băng gạc che lại và để khoảng 3 tiếng cho da ngấm gel hoàn toàn
Thay miếng băng gạc mới ngay sau 3 tiếng.
Lặp lại cách này một lần mỗi ngày trong nhiều tuần. Về mặt lý thuyết, nốt ruồi sẽ biến mất sau vài tuần.
Phần 1: Quan sát nốt ruồi
Cách này giúp bạn phát hiện nếu có nốt ruồi mới xuất hiện. Ngoài ra, nên quan sát xem nốt ruồi cũ có phát triển thêm hay thay đổi màu sắc không.
Số lượng nốt ruồi nhiều hơn 100 có thể là nguy cơ ung thư da. Trong trường hợp đó, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu.
Trước khi muốn loại bỏ nốt ruồi, bạn cần nhận biết các loại nốt ruồi và triệu chứng riêng của từng loại. Một số nốt ruồi có thể được loại bỏ an toàn, một số khác thì không.
Nốt ruồi không điển hình: Nốt ruồi không điển hình hay nốt ruồi bất thường có thể có màu sắc và kích thước đáng lo ngại. Kích thước của nốt ruồi bất thường có thể lớn hơn đầu bút xóa, có hình dạng kỳ lạ hoặc nhiều màu sắc. Nếu nốt ruồi thuộc loại này, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không phải ung thư.
Nốt ruồi bẩm sinh: Các nốt ruồi này có từ khi bạn mới ra đời. Có khoảng 1 trong 100 người sinh ra với nốt ruồi bẩm sinh. Nốt ruồi bẩm sinh có kích thước đa dạng, có thể nhỏ như đầu cây đinh hoặc lớn hơn cục tẩy gắn trên đầu bút chì. Các bác sĩ nghi ngờ rằng người có nốt ruồi bẩm sinh có nguy cơ mắc ung thư da cao.
Nốt ruồi Spitz: Nốt ruồi này có màu hồng, nổi trên da và hình vòm. Loại nốt ruồi này giống như nốt ruồi ác tính , có thể rỉ máu hoặc dịch. Nốt ruốt Spitz không thường gặp và chủ yếu là lành tính.
Nốt ruồi mắc phải: Thuật ngữ này chỉ các nốt ruồi xuất hiện sau khi sinh, thường được gọi là nốt ruồi thông thường.
Cách phổ biến là ghi nhớ quy tắc “ABCD”. Nếu nghi ngờ nốt ruồi là ác tính, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Asymmetry: Nốt ruồi không đều hoặc hai bên nốt ruồi khác nhau về hình dạng, kích thước hoặc màu sắc.
Border bất thường: Nốt ruồi có viền không đều, lởm chởm và không mịn.
Colo: Nốt ruồi có nhiều mảng màu, bao gồm đen, nâu, xanh dương hoặc nâu nhạt.
Diameter: Nốt ruồi có đường kính lớn, thường khoảng 0,5 cm.
Evolving: Nốt ruồi dần thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc sau hàng tuần hoặc hàng tháng.
Phần 2: Loại bỏ nốt ruồi bằng biện pháp y tế chuyên nghiệp
Nốt ruồi trên mặt có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành cạo hoặc cắt bỏ, tùy vào bản chất của nốt ruồi.
Nếu nốt ruồi nhỏ và chủ yếu ở trên bề mặt da, bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê da rồi dùng dao mổ khử trùng để cắt xung quanh và bên dưới nốt ruồi. Không cần khâu sau phẫu thuật nhưng sau khi lành, trên da sẽ có sẹo phẳng. Sẹo có thể hiện rõ hoặc không rõ bằng nốt ruồi ban đầu.
Nếu nốt ruồi phẳng hoặc có tế bào sâu vào da, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ. Trong quy trình này, nốt ruồi và phần viền của vùng da không bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ bằng dao mổ hoặc dụng cụ sắc bén. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được khâu vết mổ và quy trình có thể để lại sẹo ở dạng một đường mỏng, mờ. Tuy nhiên, vì để lại sẹo nên phương pháp cắt bỏ không được ưa chuộng để điều trị nốt ruồi trên mặt.
Quy trình này còn được gọi là liệu pháp làm lạnh. Bác sĩ sẽ xịt hoặc lau một lượng nhỏ nitrogen lỏng, lạnh trực tiếp lên nốt ruồi. Nitrogen lỏng lạnh đến mức phá hủy tế bào của nốt ruồi.
Thông thường, liệu pháp này để lại vết phồng rộp nhỏ tại chỗ nốt ruồi. Vết phồng rộp sẽ tự lành sau vài ngày đến vài tuần.
Sau khi vết phồng rộp lành, trên da có thể có hoặc không có sẹo mờ. Ngay cả khi để lại sẹo thì sẹo cũng mờ hơn nhiều và khó thấy rõ như nốt ruồi ban đầu. Do đó, đây là phương pháp bạn nên cân nhắc đối với nốt ruồi trên mặt.
Bác sĩ da liễu có thể dùng tia laser hoặc thử một quy trình gọi là "phẫu thuật điện" để đốt nốt ruồi.
Trong khi phẫu thuật bằng laser, bác sĩ sẽ dùng tia laser nhỏ, chuyên biệt để nhắm vào nốt ruồi. Khi tia laser đốt nóng mô nốt ruồi, mô sẽ bị phá vỡ và khiến tế bào chết đi. Sau khi đốt, trên da có thể xuất hiện vết phồng rộp nhỏ tự lành và có thể có hoặc không để lại sẹo. Lưu ý phương pháp điều trị bằng laser không được dùng cho nốt ruồi sâu trên mặt vì tia laser thường không xâm nhập đủ sâu vào da.
Trong phương pháp phẫu thuật điện, bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cạo phần trên nốt ruồi, sau đó dùng kim điện để phá hủy mô bên dưới. Dòng điện đi qua dây của kim điện, làm nóng kim và đốt cháy lớp da bên trên. Có thể cần phẫu thuật điện nhiều lần để loại bỏ nốt ruồi hoàn toàn. Phương pháp này dường như không để lại sẹo nên rất đáng để bạn cân nhắc nếu có nốt ruồi trên mặt.
Axit nhẹ chuyên dụng có thể giúp loại bỏ nốt ruồi. Bạn có thể thử dùng axit nhẹ dạng kê đơn hoặc không kê đơn.
Luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để tránh gây thương tổn vùng da quanh nốt ruồi. Quy tắc chung là thoa axit trực tiếp lên nốt ruồi, tránh tiếp xúc với vùng da không bị ảnh hưởng.
Axit salicylic là loại axit phổ biến được dùng để điều trị nốt ruồi.
Sản phẩm axit có thể ở dạng lotion, dạng lỏng, que, miếng vệ sinh hoặc kem.
Đôi khi sản phẩm axit có thể loại bỏ nốt ruồi hoàn toàn, nhưng sản phẩm dịu nhẹ hơn chỉ làm mờ nốt ruồi.
Phương pháp điều trị bằng thảo mộc duy nhất được bác sĩ da liễu thỉnh thoảng áp dụng là BIO-T. Dung dịch này được thoa trực tiếp lên nốt ruồi. Sau đó, nốt ruồi sẽ được băng lại và BIO-T sẽ tự phát huy tác dụng. Nốt ruồi có thể biến mất sau khoảng 5 ngày.
Phương pháp điều trị này nhẹ nhàng và hầu như không để lại sẹo nên đáng để cân nhắc đối với nốt ruồi trên mặt.
Tính hữu dụng của phương pháp này vẫn đang được tranh cãi trong giới chuyên môn nên bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị cho bạn hoặc không. Nếu bác sĩ không nhắc đến, bạn có thể hỏi thử để được bác sĩ cho tư vấn.
Phần 3: Dùng nguyên liệu tại nhà chưa được kiểm chứng
Hầu hết nguyên liệu tại nhà đều dựa trên trải nghiệm cá nhân và hầu như không có bằng chứng y học cho thấy tính hiệu quả của chúng. Hơn nữa, nguyên liệu tại nhà có khả năng dẫn đến thương tổn vĩnh viễn trên da mặt, để lại sẹo hoặc làm đổi màu da. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn thử dùng nguyên liệu tại nhà.
Các enzyme trong tỏi được tin rằng có thể giúp làm tan nốt ruồi bằng cách phá vỡ các cụm tế bào tạo thành nốt ruồi. Tỏi có thể làm sáng sắc tố của nốt ruồi và thậm chí có thể loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi trong một số trường hợp.
Cắt một lát tỏi mỏng rồi đắp trực tiếp lên nốt ruồi. Dùng băng gạc cố định lát tỏi. Có thể áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày trong vòng 2-7 ngày hoặc đến khi nốt ruồi biến mất.
Một cách khác đó là nghiền tép tỏi bằng máy xay thực phẩm đến khi tạo thành hỗn hợp. Chấm hỗn hợp lên nốt ruồi trên mặt và dùng băng gạc che lại. Để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau. Thực hiện cách này tối đa một tuần.
Có nhiều loại nước ép rau củ quả khác nhau mà bạn có thể thoa lên nốt ruồi. Thông thường, một số yếu tố mang tính axit hoặc làm se trong nước ép có thể tấn công tế bào của nốt ruồi, khiến nốt ruồi mờ dần và thậm chí biến mất.
Thoa nước ép táo chua lên nốt ruồi 3 lần mỗi ngày, tối đa 3 tuần.
Chấm nước ép hành tây lên nốt ruồi 2-4 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần. Rửa sạch nốt ruồi sau 40 phút.
Thoa nước ép dứa lên nốt ruồi và để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Hoặc bạn có thể cắt dứa thành lát mỏng để đắp trực tiếp lên nốt ruồi. Thực hiện cách này hàng đêm trong vòng vài tuần.
Nghiền lá rau mùi thành nước ép rồi thoa nước ép trực tiếp lên nốt ruồi. Chờ nước ép khô rồi rửa sạch. Lặp lại một lần mỗi ngày trong vòng vài tuần.
Trộn quả lựu nướng với nước ép chanh theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên nốt ruồi, dùng băng gạc che lại và để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện cách này trong vòng một tuần.
Trộn một nhúm muối nở với 1-2 giọt dầu thầu dầu. Dùng tăm trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên nốt ruồi trước khi đi ngủ và dùng băng gạc che lại. Rửa sạch hỗn hợp đã khô lại vào sáng hôm sau
Lặp lại phương pháp này khoảng một tuần hoặc đến khi nốt ruồi mờ và biến mất.
Cắt đôi rễ bồ công anh và bóp đến khi thấy chất lỏng đục như sữa tiết ra. Chấm chất lỏng này trực tiếp lên nốt ruồi. Để 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện cách này một lần mỗi ngày trong vòng ít nhất một tuần
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này, nhưng người ta cho rằng chất lỏng đục như sữa trong rễ bồ công anh có thể giúp làm mờ nốt ruồi phẳng trên mặt.
Trộn dầu hạt lanh với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Từ từ cho một nhúm bột hạt lạnh vào hỗn hợp. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên nốt ruồi và để khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Áp dụng cách này một lần mỗi ngày trong vòng một tuần.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng, nhưng hạt lanh là nguyên liệu dân gian nổi tiếng với tác dụng điều trị nhiều loại khuyết điểm trên da.
Giấm táo rất dịu nhẹ và có tính axit tự nhiên. Tương tự như sản phẩm axit kê đơn, giấm táo có thể dần đốt cháy tế bào của nốt ruồi cho đến khi tế bào chết đi và biến mất.
Dùng nước ấm rửa nốt ruồi khoảng 15-20 phút cho da trở nên mềm hơn.
Nhúng bông gòn vào giấm táo. Thoa giấm táo lên nốt ruồi khoảng 10-15 phút.
Rửa sạch giấm táo bằng nước sạch và để khô.
Lặp lại các bước này 4 lần mỗi ngày, trong vòng một tuần.
Vảy sẽ rơi xuống và để lại vùng da không còn nốt ruồi.
Một số người tin rằng I-ốt có thể xâm nhập vào tế bào của nốt ruồi, giúp tẩy nốt ruồi bằng một phản ứng hóa học nhẹ nhàng, tự nhiên.
Thoa một ít I-ốt trực tiếp lên nốt ruồi trước khi đi ngủ và dùng băng gạc che lại. Rửa sạch vào sáng hôm sau.
Lặp lại cách này 2-3 ngày. Nốt ruồi sẽ dần biến mất sau 2-3 ngày.
Ngâm chiết xuất từ cây bông tai trong nước ấm khoảng 10 phút. Thoa "trà cây bông tai" lên nốt ruồi trên mặt và để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau.
Thực hiện cách này mỗi đêm trong vòng một tuần.
Thay miếng băng gạc mới ngay sau 3 tiếng.
Lặp lại cách này một lần mỗi ngày trong nhiều tuần. Về mặt lý thuyết, nốt ruồi sẽ biến mất sau vài tuần.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW