Cách để Kiểm tra nhiệt độ laptop

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Hầu hết máy tính đều có cảm biến nhiệt để đo mức nhiệt bên trong, nhưng thường thì không dễ để có thể truy cập được thông tin đó. Cách tốt nhất mà bạn có thể làm là tải ứng dụng giám sát nhiệt độ máy tính. Sau đó, tùy vào kết quả thu được, bạn có thể tiếp tục với một số bước làm mát dưới đây.

Phương pháp 1: Kiểm tra nhiệt độ máy tính

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-1.jpg

1. Chọn chương trình phần mềm hoặc ứng dụng

Dù một số máy tính có khả năng kiểm tra nhiệt độ bên trong nhưng thường thì bạn sẽ phải tải ứng dụng để truy cập được thông tin đó. Có vô số ứng dụng rẻ/miễn phí cho bạn lựa chọn.

Bạn có thể thử dùng những ứng dụng như Real Temp, HWMonitor, Core Temp, hay Speed Fan.
Hầu hết các ứng dụng này để hoạt động ổn. Lựa chọn ở đây chỉ phụ thuộc vào việc bạn muốn trả phí hay không và nền tảng mà bạn thích là gì.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-2.jpg

2. Tải phần mềm

Sau khi chọn được phần mềm, bạn cần tải nó xuống máy tính. Tìm website phù hợp với từng ứng dụng bằng cách dùng tên của chúng làm từ khóa để tìm trên công cụ tìm kiếm. Hãy chọn trang chính của ứng dụng rồi tải ứng dụng đó về máy tính của bạn.

Để tải, bạn hãy nhấp vào nút "Download" (Tải xuống) trên bất kỳ ứng dụng nào mà bạn đã chọn. Màn hình mới xuất hiện sẽ hướng dẫn bạn qua các bước cần thực hiện.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-3.jpg

3. Cài đặt phần mềm

Khi màn hình cài đặt xuất hiện, bạn hãy nhấn nút "Run" (Chạy) trên quy trình cài đặt. Nếu màn hình cài đặt không tự động xuất hiện, có thể bạn sẽ phải tìm đến vị trí của tệp vừa được tải xuống, nhấp vào tệp này để bắt đầu quá trình cài đặt và làm theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình. Trong trường hợp không biết phải chọn thiết lập nào, bạn nên dùng thiết lập mặc định.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-4.jpg

4. Chạy ứng dụng

Sau khi cài đặt xong, bạn chỉ việc nhấp vào ứng dụng và chạy nó. Hầu hết ứng dụng sẽ cho hiển thị màn hình với thông tin nhiệt độ bên trong của laptop. Một số còn cung cấp thêm thông tin ngưỡng nhiệt độ tối đa của laptop hay cho phép bạn đặt một số tính năng cảnh báo khi máy tính bị nóng quá mức.

Trong hầu hết trường hợp, nhiệt độ tối đa nằm ở ngưỡng nhiệt độ sôi của nước – 212 độ F hay 100 độ C. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra nhiệt độ tối đa cụ thể dành cho máy của bạn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Dù vậy, trong hầu hết thời gian, laptop không nên nóng hơn 122 độ F hay 50 độ C.

Phương pháp 2: Làm mát máy tính

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-5.jpg

1. Đặt chế độ làm mát "active" (chủ động)

Thường thì khi ở chế độ tiết kiệm pin, laptop chạy với chế độ làm mát "passive" (thụ động). Tuy nhiên, nếu máy tính thường xuyên bị nóng quá mức, bạn nên chuyển sang chế độ làm mát chủ động. Bạn hãy vào tùy chọn sử dụng điện năng trong control panel. Nhấp vào mục "Change power settings" (Thay đổi thiết lập sử dụng điện) dưới chế độ mà bạn muốn đổi. Nhấp vào "Change advanced power settings" (Đổi thiết lập chế độ sử dụng điện nâng cao).

Có thể bạn sẽ phải tìm kiếm đôi chút. Hãy tìm những tiêu đề tương tự như "Processor power management" (Quản lý điện năng bộ xử lý) hay "Power saver settings" (Cài đặt tiết kiệm điện). Ở đó, bạn sẽ tìm được nơi để chuyển sang chế độ làm mát chủ động.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-6.jpg

2. Làm việc ở nơi mát mẻ

Dù không phải lúc nào cũng khả thi nhưng bạn hãy cố làm việc ở những nơi không quá nóng. Nếu bạn cảm thấy đủ mát thì như vậy là ổn với máy tính của bạn. Nếu có thể, đừng làm ở nơi có nhiệt độ cao hơn 35 độ C (95 độ F).

Bật và cho quạt hướng về phía laptop có thể sẽ giúp được phần nào.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-7.jpg

3. Đừng đặt laptop trên các bề mặt mềm

Những bề mặt mềm, chẳng hạn như chăn/gối, cản trở quá trình lưu thông khí của laptop. Do đó, hãy đặt laptop trên mặt phẳng, cứng, chẳng hạn như mặt bàn, và đừng để bất kỳ vật dụng gì chắn ngang lỗ thông gió của quạt.

Nếu buộc phải đặt laptop trên đùi để làm việc, bạn hãy dùng thêm quạt hoặc miếng làm mát laptop.

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-8.jpg

4. Giảm lượng điện năng cần dùng

Khi phải liên tục hoạt động quá công suất, máy tính sẽ trở nên nóng hơn. Do đó, bạn hãy thử chuyển sang chế độ tiết kiệm pin để giảm lượng điện năng tiêu thụ và giữ cho máy tính được mát hơn.

Rút dây nguồn khi có thể là cách đơn giản khác để giảm lượng điện năng tiêu thụ: nhiều laptop sẽ tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm pin

aid8804612-v4-728px-Check-the-Temperature-of-Your-Laptop-Step-9.jpg

5. Vệ sinh quạt

Khi bụi bẩn tích tụ trên quạt và lối thông gió, hệ thống làm mát sẽ không còn hiệu quả như trước. Do đó, hãy vệ sinh quạt một cách thường xuyên. Cách dễ nhất chính là tắt và rút nguồn máy tính rồi thổi khí nén vào lỗ thông gió. Nhớ chỉ nên dùng những luồng khí ngắn.
Bạn cũng có thể làm sạch bụi bẩn bằng tăm bông.
Ngoài ra, bạn còn có thể vệ sinh bằng máy hút bụi dành cho máy tính: thiết bị này sẽ hút bụi ra khỏi máy.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top