- Tham gia
- 21/8/2012
- Bài viết
- 11.918
Khi làm việc với các đối tác nước ngoài và đưa khách quốc tế đi du lịch, họ hay hỏi về các phong tục và văn hóa Việt Nam. Câu hỏi thường làm tôi bối rối nhất là “Cách chào nhau của người Việt Nam?”. Tôi trả lời “Người Việt chào nhau bằng cách vòng 2 tay trước ngực và cúi đầu”. Nhiều người thích thú bởi cách chào độc đáo, rất Việt Nam này.
Cách đây mấy tháng, Derek, một người bạn Anh gặp lại tôi và thắc mắc: “Anh bảo người Việt chào nhau bằng cách vòng tay cúi đầu nhưng khi tôi làm như vậy thì bị chế giễu. Họ nói với tôi là cách chào này chỉ dành cho trẻ con chào người lớn?”. “Thế người lớn chào lại thế nào?”, Derek hỏi lại. “Thường là xoa đầu các em nhỏ và gật đầu với các em lớn hơn”. “Còn người lớn chào nhau?”, “Có nhiều cách như giơ tay vẫy, cúi đầu chắp tay trước ngực hoặc xuôi tay gập người”. Derek lắc đầu cười: “Không hiểu, không hiểu”. Tôi lúng túng thật sự.
Đem chuyện này trao đổi với các đồng nghiệp và sinh viên, ai cũng giật mình và tranh luận sôi nổi. Tại sao một đất nước tự hào với mấy ngàn năm văn hiến oanh liệt mà đến cách chào riêng cũng chẳng có? Các nhà lãnh đạo, quan chức, doanh nghiệp và bô lão thì mỗi người chào một kiểu. Giơ cánh tay vẫy là cách chào của người Mỹ và châu Âu. Cúi đầu chắp tay trước ngực là cách chào của Ấn Độ và nhiều nước ASEAN. Xuôi tay gập người là cách chào của Nhật Bản, Hàn Quốc… rất xa lạ với văn hóa Việt Nam. Nhớ lại, sau 1975, nhiều người đã lên án gay gắt cách chào truyền thống chắp tay trước ngực và cúi đầu là tàn dư phong kiến, mang nặng tư tưởng nô lệ, phải kiên quyết giải phóng, kể cả với trẻ em. Gần đây, cách chào này mới được phục hồi nhưng chỉ dành cho trẻ em.
Cách chào vòng tay trước ngực và cúi đầu của người Việt vừa khiêm tốn lắng nghe, vừa trân trọng người đối diện. Khi chào, người nhỏ tuổi hơn, cấp bậc nhỏ hơn sẽ chào trước. Người lớn tuổi hơn, cấp bậc cao hơn sẽ chào lại đáp lễ, cùng trân trọng và lắng nghe. Trong buổi giao lưu giữa tác giả với bạn đọc trong Hội sách thành phố lần 8 tại công viên Lê Văn Tám, tôi đã xin phép chào độc giả bằng cách vòng 2 tay trước ngực và cúi đầu, được khán giả đồng tình và vỗ tay nhiệt liệt. Sau buổi giao lưu, nhiều người đề nghị tôi viết bài về việc này. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có những hội thảo, diễn đàn để thống nhất cách chào Việt Nam. Việc nhỏ, rất nhỏ, nhưng là một phần của bộ mặt văn hóa và quốc thể người Việt.
Nguyễn Văn Mỹ
Cách đây mấy tháng, Derek, một người bạn Anh gặp lại tôi và thắc mắc: “Anh bảo người Việt chào nhau bằng cách vòng tay cúi đầu nhưng khi tôi làm như vậy thì bị chế giễu. Họ nói với tôi là cách chào này chỉ dành cho trẻ con chào người lớn?”. “Thế người lớn chào lại thế nào?”, Derek hỏi lại. “Thường là xoa đầu các em nhỏ và gật đầu với các em lớn hơn”. “Còn người lớn chào nhau?”, “Có nhiều cách như giơ tay vẫy, cúi đầu chắp tay trước ngực hoặc xuôi tay gập người”. Derek lắc đầu cười: “Không hiểu, không hiểu”. Tôi lúng túng thật sự.
Đem chuyện này trao đổi với các đồng nghiệp và sinh viên, ai cũng giật mình và tranh luận sôi nổi. Tại sao một đất nước tự hào với mấy ngàn năm văn hiến oanh liệt mà đến cách chào riêng cũng chẳng có? Các nhà lãnh đạo, quan chức, doanh nghiệp và bô lão thì mỗi người chào một kiểu. Giơ cánh tay vẫy là cách chào của người Mỹ và châu Âu. Cúi đầu chắp tay trước ngực là cách chào của Ấn Độ và nhiều nước ASEAN. Xuôi tay gập người là cách chào của Nhật Bản, Hàn Quốc… rất xa lạ với văn hóa Việt Nam. Nhớ lại, sau 1975, nhiều người đã lên án gay gắt cách chào truyền thống chắp tay trước ngực và cúi đầu là tàn dư phong kiến, mang nặng tư tưởng nô lệ, phải kiên quyết giải phóng, kể cả với trẻ em. Gần đây, cách chào này mới được phục hồi nhưng chỉ dành cho trẻ em.
Cách chào vòng tay trước ngực và cúi đầu của người Việt vừa khiêm tốn lắng nghe, vừa trân trọng người đối diện. Khi chào, người nhỏ tuổi hơn, cấp bậc nhỏ hơn sẽ chào trước. Người lớn tuổi hơn, cấp bậc cao hơn sẽ chào lại đáp lễ, cùng trân trọng và lắng nghe. Trong buổi giao lưu giữa tác giả với bạn đọc trong Hội sách thành phố lần 8 tại công viên Lê Văn Tám, tôi đã xin phép chào độc giả bằng cách vòng 2 tay trước ngực và cúi đầu, được khán giả đồng tình và vỗ tay nhiệt liệt. Sau buổi giao lưu, nhiều người đề nghị tôi viết bài về việc này. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có những hội thảo, diễn đàn để thống nhất cách chào Việt Nam. Việc nhỏ, rất nhỏ, nhưng là một phần của bộ mặt văn hóa và quốc thể người Việt.
Nguyễn Văn Mỹ