- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trong cuộc sống, đã bao lần bạn bị người khác chi phối các quyết định một cách vô thức?
Bạn không hề nhận ra điều này và dễ dàng bị “điều khiển”. Nếu biết được cách mà họ chi phối bạn, bạn sẽ dễ dàng ứng phó và có cách giải quyết khác tốt hơn.
Theo “Đọc vị bất kì ai” của David J. Lieberman, có 5 cách phổ biến nhất mà người ta thường dùng để “điều khiển cảm xúc đối phương”, đó là: khiến người khác có cảm giác tội lỗi, gây cảm giác sợ hãi, nói khích tới lòng tự trọng, khơi gợi sự tò mò, cảm giác muốn chiếm được tình cảm của đối phương.
Thật sự những cách này không hề xấu, vấn đề nằm ở chỗ, động cơ của “người dẫn dắt” là gì. Tùy từng trường hợp mà bạn biết cách kiểm soát cảm xúc, không nên xem mọi cách dẫn dắt đều tiêu cực.
Bạn không hề nhận ra điều này và dễ dàng bị “điều khiển”. Nếu biết được cách mà họ chi phối bạn, bạn sẽ dễ dàng ứng phó và có cách giải quyết khác tốt hơn.
Theo “Đọc vị bất kì ai” của David J. Lieberman, có 5 cách phổ biến nhất mà người ta thường dùng để “điều khiển cảm xúc đối phương”, đó là: khiến người khác có cảm giác tội lỗi, gây cảm giác sợ hãi, nói khích tới lòng tự trọng, khơi gợi sự tò mò, cảm giác muốn chiếm được tình cảm của đối phương.
Cách bạn bị “chi phối” | Trường hợp điển hình | Cách ứng phó |
Khiến người khác có cảm giác tội lỗi | Người khác hay nói những câu như: “Tại sao bạn lại nghĩ về mình như thế? Bạn có biết là mình rất buồn hay không?”, “Mình không nghĩ rằng mình tệ như bạn nói, ừ, có lẽ mình đã sai rồi, mình xin lỗi”, “Trước giờ cậu tốt với mình lắm mà, bây giờ cậu thấy mình gặp khó khăn mà không giúp sao?”… Tất cả những câu này đều chỉ nhằm một mục đích: khiến bạn cảm thấy tội lỗi, dằn vặt, và hành động theo ý họ muốn. | Xem xét lại vấn đề. Nếu bạn không thể giúp đỡ được, hãy từ chối khéo. Bởi vì thật sự, đối phương không thấy buồn quá nhiều đâu, họ chỉ nói ra như vậy để mong bạn suy nghĩ lại. Khi bạn suy nghĩ lại và dễ bị mủi lòng, thì rõ ràng, bạn đã “sập bẫy” rồi. |
Gây cảm giác sợ hãi | “Cơ hội này chỉ có một lần thôi, nếu cậu không thử thì chẳng còn dịp nào cho cậu nữa”, “Nếu cậu không giúp tớ thì tớ sẽ thất bại thảm hại trong việc này đấy, cậu biết không?”, “Sẽ ra sao khi cậu không chịu quyết định? Rồi cậu sẽ mất việc, bạn bè thất vọng, người yêu buồn lòng, cậu muốn điều đó à?”… Nghe xong những câu này, ắt hẳn cảm giác đầu tiên của bạn là sợ hãi và lo lắng đúng theo cách mà họ vẽ ra. | Chẳng có gì đáng tin khi họ thuyết phục bạn theo kiểu hối thúc như thế. Mục đích cuối cùng là gì? Có thể khi cần khuyên bạn, muốn tốt cho bạn, họ sẽ làm điều đó để động viên bạn. Nhưng đối với các nhân viên bán hàng, những người làm quảng cáo, đây là một chiêu thức hữu dụng để bạn mua hàng đấy. Vì vậy, tốt nhất là nên hỏi ý kiến nhiều người trước khi đưa ra quyết định. |
Nói khích tới lòng tự trọng | “Cậu mãi mãi chỉ là một người vô tâm, không đoán được tâm lí người khác”, “Nếu cậu cư xử vậy thì suốt đời cậu mãi cô đơn mà thôi”, “X mà học giỏi gì, được cái siêng thôi”… Những lời nói này có thể sẽ làm bạn nổi giận, khó chịu, nhưng nó khích vào lòng tự trọng của bạn, và bạn có khuynh hướng…cố gắng làm ngược lại để chứng minh. | Trong trường hợp tích cực, khi bị nói khích, bạn sẽ phấn đấu hơn. Nhưng nếu người “dẫn dắt cảm xúc của bạn” lại là người mang ý đồ xấu, thì bạn trở thành người thua cuộc. Tốt nhất là hãy xem động cơ của người nói là gì, rồi “tùy cơ ứng biến”. |
Khơi gợi sự tò mò | “Đi xem phim với tớ đi, hôm nay nghe nói có một người bạn rất đặc biệt đến tham gia cùng đấy”, “Biết đâu nhờ tham gia buổi hội thảo này mà cậu có ý tưởng để kinh doanh, hoặc viết luận văn hiện tại tốt hơn”, “Không đi là uổng phí cả đời đấy!”, “Có một bí mật mà đến phút cuối cậu mới được biết”… | Điều đó sẽ bổ ích nếu nó giúp ích được cho bạn, còn nó chỉ bổ ích với người khác thì cách ứng phó của bạn chính là: tạo cho họ một sự tò mò khác, khiến họ thấy rằng bạn đang thật sự bận rộn và phải làm một việc rất quan trọng, bạn sẽ nói với họ sau khi bạn làm xong. Ắt hẳn họ cũng sẽ tò mò và thôi không thuyết phục bạn nữa. |
Cảm giác muốn chiếm được tình cảm của đối phương | “Cậu làm rất tốt, cậu sẽ làm được mà”, “Người giỏi như cậu mà không tận dụng cơ hội này thì phí quá!”, “Dáng em chuẩn thế kia, mặc đồ này tthì quá hợp đấy chứ!”… | Những ai hay nhờ giúp đỡ sẽ khen bạn trước thế này. Các nhân viên shop thời trang cũng thế, dù cho họ cảm thấy trang phục không hề hợp nhãn, nhưng họ vẫn khen cốt để bạn mua. Đáp lại lòng yêu mến của mọi người ta tốt, nhưng đừng quá dễ dãi, sẽ thiệt thòi cho bạn. Khi bạn không thích mà họ vẫn khen, hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định nhé! |
Theo Mực Tím