- Tham gia
- 10/10/2015
- Bài viết
- 371
Sau 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng tháng 3 và tháng 8 là những khoảng thời gian "cao điểm" mà các cặp đôi thường chia tay hoặc ly dị.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố đây là lần đầu tiên việc chia tay được lập mô hình định lượng trên diện rộng và qua đó, họ gợi ý rằng nếu có ý định chia tay với người yêu thì nên ở cùng nhau qua mùa nghỉ hè và Giáng Sinh rồi mới ra quyết định cuối cùng.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Washington và từ năm 2001, họ bắt đầu theo dõi tỷ lệ nộp đơn ly hôn tại các bang Ohio, Minnesota, Florida và Arizona nhằm hình thành nên cơ sở dữ liệu đủ lớn, trải dài qua nhiều năm. Mặt khác, nhóm nghiên cứu còn tìm kiếm thêm các dữ liệu xã hội tại Washington nhằm tìm hiểu rõ hơn về tác động của khủng hoảng tài chính đến cuộc sống con người. Kết quả, nhóm phát hiện rằng cứ tới tháng 3 và tháng 8 hàng năm thì tỷ lệ nộp đơn ly dị lại tăng đột biến và đạt mức cao nhất trong năm. Mô hình này vẫn đúng qua các năm bất kể các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp, thị trường nhà đất biến động,... cho phép nhóm dự đoán rằng chính các đợt nghĩ lễ quanh 2 tháng nàyđã ảnh hưởng tới quyết định ly dị.
Cứ tới tháng 3 và tháng 8 hàng năm thì tỷ lệ nộp đơn ly dị lại tăng đột biến và đạt mức cao nhất trong năm.
Julie Brines, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Con người có xu hướng gia tăng sự kỳ vọng tới những ngày nghỉ lễ, bất chấp tất cả những chuyện không vui mà họ đã trải qua trong suốt cả năm. Trước mỗi kỳ nghỉ, con người thường kỳ vọng tới những điều mới hoặc những cơ hội mới, thí dụ như một sự khởi đầu mới, thay đổi một cái gì đó hoặc chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc sống. Đây có thể xem là một chu kỳ lạc quan về cảm giác".
Nhưng cùng lúc đó, những kỳ nghỉ cũng chất đầy những căng thẳng và sự thất vọng, khiến cho nhiều người đưa ra quyết định ly dị một khi họ đã có thời gian sàng lọc lại các nguồn tài chính và tìm được người đại diện pháp lý sau những kỳ nghỉ lễ. Nghiên cứu vừa được báo cáo tại Hội nghị thường niên của hiệp hội khoa học Mỹ diễn ra vào cuối tuần rồi, tuy nhiên nghiên cứu chưa được bình duyệt bởi các chuyên gia cần có thời gian kiểm chứng một cách độc lập phương pháp nghiên cứu.
Tuy nhiên đây chưa phải là lần đầu tiên và việc ly dị được các nhà khoa học tìm hiểu. Hồi năm 2014, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tháng có lượng người nộp đơn ly dị cao nhất là vào tháng 1, sau kỳ nghỉ tháng 12 ở Mỹ chứ không phải là tháng 3 như trong nghiên cứu lần này. Mặc dù đòi hỏi phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ vấn đề nhưng Brines cho rằng khoảng thời gian giữa tháng 1 và tháng 3 trong quá trình làm thủ tục ly hôn, người ta còn phải đợi trẻ em đi học lại hoặc rơi vào lúc bắt đầu mùa xuân ở các nước Bắc bán cầu. Đồng thời, nhóm thừa nhận tính giới hạn của nghiên cứu vốn chỉ tiến hành tại Mỹ, cỡ mẫu chưa cao và hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nghiên cứu với mẫu đa dạng hơn nhằm cho ra kết quả phổ quát nhất.
Theo Tinh Tế
Nhóm nghiên cứu tuyên bố đây là lần đầu tiên việc chia tay được lập mô hình định lượng trên diện rộng và qua đó, họ gợi ý rằng nếu có ý định chia tay với người yêu thì nên ở cùng nhau qua mùa nghỉ hè và Giáng Sinh rồi mới ra quyết định cuối cùng.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Washington và từ năm 2001, họ bắt đầu theo dõi tỷ lệ nộp đơn ly hôn tại các bang Ohio, Minnesota, Florida và Arizona nhằm hình thành nên cơ sở dữ liệu đủ lớn, trải dài qua nhiều năm. Mặt khác, nhóm nghiên cứu còn tìm kiếm thêm các dữ liệu xã hội tại Washington nhằm tìm hiểu rõ hơn về tác động của khủng hoảng tài chính đến cuộc sống con người. Kết quả, nhóm phát hiện rằng cứ tới tháng 3 và tháng 8 hàng năm thì tỷ lệ nộp đơn ly dị lại tăng đột biến và đạt mức cao nhất trong năm. Mô hình này vẫn đúng qua các năm bất kể các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp, thị trường nhà đất biến động,... cho phép nhóm dự đoán rằng chính các đợt nghĩ lễ quanh 2 tháng nàyđã ảnh hưởng tới quyết định ly dị.
Cứ tới tháng 3 và tháng 8 hàng năm thì tỷ lệ nộp đơn ly dị lại tăng đột biến và đạt mức cao nhất trong năm.
Julie Brines, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Con người có xu hướng gia tăng sự kỳ vọng tới những ngày nghỉ lễ, bất chấp tất cả những chuyện không vui mà họ đã trải qua trong suốt cả năm. Trước mỗi kỳ nghỉ, con người thường kỳ vọng tới những điều mới hoặc những cơ hội mới, thí dụ như một sự khởi đầu mới, thay đổi một cái gì đó hoặc chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc sống. Đây có thể xem là một chu kỳ lạc quan về cảm giác".
Nhưng cùng lúc đó, những kỳ nghỉ cũng chất đầy những căng thẳng và sự thất vọng, khiến cho nhiều người đưa ra quyết định ly dị một khi họ đã có thời gian sàng lọc lại các nguồn tài chính và tìm được người đại diện pháp lý sau những kỳ nghỉ lễ. Nghiên cứu vừa được báo cáo tại Hội nghị thường niên của hiệp hội khoa học Mỹ diễn ra vào cuối tuần rồi, tuy nhiên nghiên cứu chưa được bình duyệt bởi các chuyên gia cần có thời gian kiểm chứng một cách độc lập phương pháp nghiên cứu.
Tuy nhiên đây chưa phải là lần đầu tiên và việc ly dị được các nhà khoa học tìm hiểu. Hồi năm 2014, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tháng có lượng người nộp đơn ly dị cao nhất là vào tháng 1, sau kỳ nghỉ tháng 12 ở Mỹ chứ không phải là tháng 3 như trong nghiên cứu lần này. Mặc dù đòi hỏi phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ vấn đề nhưng Brines cho rằng khoảng thời gian giữa tháng 1 và tháng 3 trong quá trình làm thủ tục ly hôn, người ta còn phải đợi trẻ em đi học lại hoặc rơi vào lúc bắt đầu mùa xuân ở các nước Bắc bán cầu. Đồng thời, nhóm thừa nhận tính giới hạn của nghiên cứu vốn chỉ tiến hành tại Mỹ, cỡ mẫu chưa cao và hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nghiên cứu với mẫu đa dạng hơn nhằm cho ra kết quả phổ quát nhất.
Theo Tinh Tế