chuyencuangan
Thành viên
- Tham gia
- 5/3/2016
- Bài viết
- 4
Chào các bạn, mình sang Anh du học năm 16 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học, mình ở lại Anh làm việc. Mình đã ở Anh được hơn 10 năm rồi. Mình cũng đã từng thi IELTS và được 8.0.
Từ kinh nghiệm học hỏi và giao tiếp của mình, mình đã viết một bài để chia sẻ về việc nói tiếng Anh trên Facebook page của mình tên là 'Chuyện của Ngân'. Bạn chỉ cần thêm chuyencuangan ở cuối Facebook address sẽ tìm được page của mình. Mình cũng có wordpress blog với tên là ngansite.
Nếu bạn nào không tìm được link thì cứ email cho mình chuyencuangan@gmail.com
Mình xin đăng bài viết dưới lời giới thiệu này. Nếu bạn nào có câu hỏi gì, mình rất vui nếu có thể giúp được.
Chúc các bạn học thành công.
Ngân
---
Có một số bạn hỏi tôi chia sẻ về cách học nói tiếng Anh. Trong bài này tôi xin chia sẻ một số các luật rất cơ bản về phát âm để giúp nói tiếng Anh chuẩn hơn. Chú ý là những chia sẻ này là dành cho tiếng Anh Anh, phát âm Anh Mỹ có nhiều cái khác với Anh Anh.
1. Nguyên âm đơn
Tiếng Anh có sáu âm ngắn và năm âm dài. Âm /ə/ là một âm ngắn đặc biệt, là âm nhẹ và không bao giờ được nhấn mạnh, thường trong từ có hai âm tiết (ví dụ như là âm đầu của từ 'about').
Mặc dù nghe có vẻ giống nhau, nhưng âm dài nghe dài hơn hẳn. Nếu nói không đúng sẽ ra từ hoàn toàn khác nghĩa, nhiều lúc có thể gây ra tình huống oái om dở khóc dở cười. Ví dụ từ 'shit' là âm ngắn, trong khi từ 'sheet' là âm dài. Lúc mới bắt đầu đi làm, tôi rất dở phát âm từ ngắn dài, nên nhiều lúc phải cố tránh nói từ 'sheet' ở công ty vì sợ nói thành 'shit' thì xấu hổ mặt mày. Sau đấy phải dài công khổ luyện nghe băng nghe đĩa nhắc đi nhắc lại hai từ này để được nhuần nhuyễn.
2. Nguyên âm đôi:
Tiếng Anh có 8 nguyên âm đôi.
Khi nói nguyên âm đôi, phải chú ý không áp dụng cách phát âm tiếng Việt. Ví dụ như là khi nói âm /eɪ/ trong từ 'may' /meɪ/. Tôi thấy mình thường có xu hướng nói như từ 'mây' trong tiếng Việt. Nhưng cách nói này là không chuẩn xác. Từ /eɪ/ là phải bắt đầu bằng chữ 'e' (như trong từ 'get') rồi mới kết hợp với chữ /ɪ/ (như trong từ 'bit') ở cuối để tạo ra âm /eɪ/.
Một lỗi khác tôi hay mắc phải là khi nói âm /aɪ/, tôi hay phát âm thiếu chữ /ɪ/. Ví dụ có lần đi siêu thị tôi muốn mua chanh ('lime' /laɪm/), nhưng tôi lại nói nghe như là 'lamb' /læm/ (thịt cừu), thế là bị cậu bạn đưa thẳng ra quầy thịt.
3. Phụ âm
Khi mà từ kết thúc bằng một phụ âm, cần chú ý bật ra âm cuối của từ. Ví dụ như là từ 'talk' cần phải bật ra âm 'k' ở cuối, hay âm 't' ở cuối từ 'want', hay âm 'f' ở cuối từ 'leaf'. Có lần nói từ 'peanuts'/ˈpiːnʌts/, tôi không phát âm chữ 't', đồng nghiệp trợn mắt nhìn tôi vì nghe giống như từ 'pennis' /ˈpiː.nɪs/.
Một lỗi sai thường gặp nữa là khi từ kết thúc bằng âm 'l'. Ví dụ như từ 'bottle', mình hay nói kiểu tiếng Việt là 'bót tồ', mà quên mất là phải cong lưỡi phát âm hết chữ 'l'. Trong những tình huống thế này, cách phát âm chuẩn là kết thúc từ với lưỡi chạm chân răng của hàm trên.
Có một số âm như là /ʃ/, /ʒ/, /ʧ/, /ʤ/, mặc dù tiếng Việt mình có một số các âm nghe hơi giống thế nhưng mình không hay dùng trong ngôn ngữ nói, nên khi nói tiếng Anh thường không để ý phân biệt và hay nói sai. Ví dụ như từ 'dictionary' /ˈdɪkʃənəri/, âm 'tion' /ʃən/ mình hay có xu hướng phát âm sai là dùng chữ xờ nhẹ 'x' thay vì cong lưỡi và đẩy hơn mạnh hơi ra giống chữ sờ nặng 's'.
4. Trọng âm
Khác với từ tiếng Việt chỉ có một âm tiết, rất nhiều từ Tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên. Ví dụ từ 'open' có 2 âm tiết, từ 'potato' có 3 âm tiết. Trọng âm đóng vai trò rất quan trọng trong ngôn ngữ nói. Nếu bạn nói sai trọng âm của từ, người Anh sẽ không thể nghe ra là bạn nói gì. Ví dụ 'potato' /pə'teɪ.təʊ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /tei/. Khi nói phải nhấn mạnh âm tiết ấy và nói hai âm còn lại nhẹ hơn.
5. Nhấn trong câu
Chỉ nói từng từ thôi thì chưa đủ, phải đặt từ trong câu, nhấn các từ quan trọng truyền tải ý nghĩa của câu và nói nhẹ những từ không quan trọng. Các từ như 'a, an, the, and, but, that, of' thông thường không quan trọng và có thể nói nhanh nói nhẹ đi. Ví dụ như khi nói 'Come and see', từ 'and' có thể phát âm thành /ən/ thay vì dạng đầy đủ là /ænd/. Hay khi nói 'It is good but expensive', từ 'but' có thể phát âm thành /bət/ thay vì /bʌt/ như khi phát âm bình thường. Hay khi nói 'Why do they like it?', từ 'do' có thể phát âm thành dạng nhẹ là /də/ thay vì /du/.
6. Nối từ trong câu
Khi người Anh nói chuyện thường nghe rất uyển chuyển nhịp nhàng, trong khi tiếng Việt thì nghe rời rạc hơn. Nguyên nhân một phần là người Anh thường nói luyến từ từ này sang từ khác tạo nên sự kết nối trong câu. Luyến láy thường được sử dụng nhiều khi từ đằng trước kết thúc bằng một phụ âm, và từ liền sau nó bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ khi nói 'I want it', thay vì nói 'want' và 'it' rời rạc, chứ 't' ở cuối từ 'want' sẽ luyến sang chứ 'it', nghe giống như là một từ 'wantit'.
7. Ngữ điệu
Người Anh nói chuyện cũng thường hay lên xuống giọng nhiều trong một câu tạo ra ngữ điệu. Một tình huống điển hình là lên giọng ở cuối câu hỏi, ví dụ 'How are you?'. Khi câu hỏi có tính lựa chọn như là 'would you like tea or coffee?', người nói thường lên giọng ở lựa chọn đầu tiên 'tea' và xuống giọng ở lựa chọn sau 'coffee'.
Lời kết
Trên đây chỉ là những luật rất cơ bản, nhưng nếu các bạn chú ý áp dụng, nói tiếng Anh nghe sẽ hay hơn rất nhiều. Tôi hi vọng những chia sẻ này giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn có những luật nào khác hay thấy chỗ nào chưa rõ ràng, xin hãy đóng góp ý kiến và tôi sẽ thêm vào bài này.
----------
Từ kinh nghiệm học hỏi và giao tiếp của mình, mình đã viết một bài để chia sẻ về việc nói tiếng Anh trên Facebook page của mình tên là 'Chuyện của Ngân'. Bạn chỉ cần thêm chuyencuangan ở cuối Facebook address sẽ tìm được page của mình. Mình cũng có wordpress blog với tên là ngansite.
Nếu bạn nào không tìm được link thì cứ email cho mình chuyencuangan@gmail.com
Mình xin đăng bài viết dưới lời giới thiệu này. Nếu bạn nào có câu hỏi gì, mình rất vui nếu có thể giúp được.
Chúc các bạn học thành công.
Ngân
---
Có một số bạn hỏi tôi chia sẻ về cách học nói tiếng Anh. Trong bài này tôi xin chia sẻ một số các luật rất cơ bản về phát âm để giúp nói tiếng Anh chuẩn hơn. Chú ý là những chia sẻ này là dành cho tiếng Anh Anh, phát âm Anh Mỹ có nhiều cái khác với Anh Anh.
1. Nguyên âm đơn
Tiếng Anh có sáu âm ngắn và năm âm dài. Âm /ə/ là một âm ngắn đặc biệt, là âm nhẹ và không bao giờ được nhấn mạnh, thường trong từ có hai âm tiết (ví dụ như là âm đầu của từ 'about').
Mặc dù nghe có vẻ giống nhau, nhưng âm dài nghe dài hơn hẳn. Nếu nói không đúng sẽ ra từ hoàn toàn khác nghĩa, nhiều lúc có thể gây ra tình huống oái om dở khóc dở cười. Ví dụ từ 'shit' là âm ngắn, trong khi từ 'sheet' là âm dài. Lúc mới bắt đầu đi làm, tôi rất dở phát âm từ ngắn dài, nên nhiều lúc phải cố tránh nói từ 'sheet' ở công ty vì sợ nói thành 'shit' thì xấu hổ mặt mày. Sau đấy phải dài công khổ luyện nghe băng nghe đĩa nhắc đi nhắc lại hai từ này để được nhuần nhuyễn.
2. Nguyên âm đôi:
Tiếng Anh có 8 nguyên âm đôi.
Khi nói nguyên âm đôi, phải chú ý không áp dụng cách phát âm tiếng Việt. Ví dụ như là khi nói âm /eɪ/ trong từ 'may' /meɪ/. Tôi thấy mình thường có xu hướng nói như từ 'mây' trong tiếng Việt. Nhưng cách nói này là không chuẩn xác. Từ /eɪ/ là phải bắt đầu bằng chữ 'e' (như trong từ 'get') rồi mới kết hợp với chữ /ɪ/ (như trong từ 'bit') ở cuối để tạo ra âm /eɪ/.
Một lỗi khác tôi hay mắc phải là khi nói âm /aɪ/, tôi hay phát âm thiếu chữ /ɪ/. Ví dụ có lần đi siêu thị tôi muốn mua chanh ('lime' /laɪm/), nhưng tôi lại nói nghe như là 'lamb' /læm/ (thịt cừu), thế là bị cậu bạn đưa thẳng ra quầy thịt.
3. Phụ âm
Khi mà từ kết thúc bằng một phụ âm, cần chú ý bật ra âm cuối của từ. Ví dụ như là từ 'talk' cần phải bật ra âm 'k' ở cuối, hay âm 't' ở cuối từ 'want', hay âm 'f' ở cuối từ 'leaf'. Có lần nói từ 'peanuts'/ˈpiːnʌts/, tôi không phát âm chữ 't', đồng nghiệp trợn mắt nhìn tôi vì nghe giống như từ 'pennis' /ˈpiː.nɪs/.
Một lỗi sai thường gặp nữa là khi từ kết thúc bằng âm 'l'. Ví dụ như từ 'bottle', mình hay nói kiểu tiếng Việt là 'bót tồ', mà quên mất là phải cong lưỡi phát âm hết chữ 'l'. Trong những tình huống thế này, cách phát âm chuẩn là kết thúc từ với lưỡi chạm chân răng của hàm trên.
Có một số âm như là /ʃ/, /ʒ/, /ʧ/, /ʤ/, mặc dù tiếng Việt mình có một số các âm nghe hơi giống thế nhưng mình không hay dùng trong ngôn ngữ nói, nên khi nói tiếng Anh thường không để ý phân biệt và hay nói sai. Ví dụ như từ 'dictionary' /ˈdɪkʃənəri/, âm 'tion' /ʃən/ mình hay có xu hướng phát âm sai là dùng chữ xờ nhẹ 'x' thay vì cong lưỡi và đẩy hơn mạnh hơi ra giống chữ sờ nặng 's'.
4. Trọng âm
Khác với từ tiếng Việt chỉ có một âm tiết, rất nhiều từ Tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên. Ví dụ từ 'open' có 2 âm tiết, từ 'potato' có 3 âm tiết. Trọng âm đóng vai trò rất quan trọng trong ngôn ngữ nói. Nếu bạn nói sai trọng âm của từ, người Anh sẽ không thể nghe ra là bạn nói gì. Ví dụ 'potato' /pə'teɪ.təʊ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /tei/. Khi nói phải nhấn mạnh âm tiết ấy và nói hai âm còn lại nhẹ hơn.
5. Nhấn trong câu
Chỉ nói từng từ thôi thì chưa đủ, phải đặt từ trong câu, nhấn các từ quan trọng truyền tải ý nghĩa của câu và nói nhẹ những từ không quan trọng. Các từ như 'a, an, the, and, but, that, of' thông thường không quan trọng và có thể nói nhanh nói nhẹ đi. Ví dụ như khi nói 'Come and see', từ 'and' có thể phát âm thành /ən/ thay vì dạng đầy đủ là /ænd/. Hay khi nói 'It is good but expensive', từ 'but' có thể phát âm thành /bət/ thay vì /bʌt/ như khi phát âm bình thường. Hay khi nói 'Why do they like it?', từ 'do' có thể phát âm thành dạng nhẹ là /də/ thay vì /du/.
6. Nối từ trong câu
Khi người Anh nói chuyện thường nghe rất uyển chuyển nhịp nhàng, trong khi tiếng Việt thì nghe rời rạc hơn. Nguyên nhân một phần là người Anh thường nói luyến từ từ này sang từ khác tạo nên sự kết nối trong câu. Luyến láy thường được sử dụng nhiều khi từ đằng trước kết thúc bằng một phụ âm, và từ liền sau nó bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ khi nói 'I want it', thay vì nói 'want' và 'it' rời rạc, chứ 't' ở cuối từ 'want' sẽ luyến sang chứ 'it', nghe giống như là một từ 'wantit'.
7. Ngữ điệu
Người Anh nói chuyện cũng thường hay lên xuống giọng nhiều trong một câu tạo ra ngữ điệu. Một tình huống điển hình là lên giọng ở cuối câu hỏi, ví dụ 'How are you?'. Khi câu hỏi có tính lựa chọn như là 'would you like tea or coffee?', người nói thường lên giọng ở lựa chọn đầu tiên 'tea' và xuống giọng ở lựa chọn sau 'coffee'.
Lời kết
Trên đây chỉ là những luật rất cơ bản, nhưng nếu các bạn chú ý áp dụng, nói tiếng Anh nghe sẽ hay hơn rất nhiều. Tôi hi vọng những chia sẻ này giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn có những luật nào khác hay thấy chỗ nào chưa rõ ràng, xin hãy đóng góp ý kiến và tôi sẽ thêm vào bài này.
----------