- Tham gia
- 30/5/2010
- Bài viết
- 2.305
Mùa Lễ Giáng Sinh đang tràn ngập trong không khí , đây là một mùa lễ lớn của người dân phương Tây và được du nhập vào Việt Nam mình khá lâu , nó cũng trở thành một mùa lễ hội ở nước Việt Nam mình . Hôm nay Grace post bài này nhằm giới thiệu cho chác bạn biết về những món ăn của người phương Tây trong dịp lễ này ( NS có post 1 bài Nguồn ngốc các món ăn Giáng Sinh https://kenhsinhvien.vn/t/1515
nhưng Grace thấy bài này chi tiết hơn nên mạo muội post bổ sung thêm...)
Gà Tây Quay
Đây là món đặc biệt không thể thiếu vắng trong bữa tiệc Giáng sinh. Ở nhiều nước trên thế giới, ở Mỹ nói riêng và khu vực Bắc Mỹ nói chung gà Tây là món ăn truyền thống trên bàn tiệc của mỗi gia đình. Gà tây mang ý nghĩa ước mơ về sự no đủ, giàu có và khỏe mạnh trong năm mới.
Bánh Pudding
Vào mỗi dịp Giáng sinh, cũng như mâm cỗ ngày tết của người Việt có món bánh trưng, thì trên bàn tiệc ngày Noel bánh Pudding cũng quan trọng như thế. Chiếc bánh thơm lừng béo ngậy, được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành, rau, trái cây khô và gia vị. Ngoài ra trên bề mặt của bánh còn rắc thêm vài hạt đậu hay đồng xu được “nhét” vào trong mỗi chiếc bánh. Họ tin tưởng rằng nó sẽ mang lại thật nhiều may mắn.
Bánh Khúc Cây
Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn, đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời, đón chào ánh sáng mới, năm mới và những niềm vui mới. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội hay trong ngày lễ Giáng sinh nếu bánh khúc cây không được chuẩn bị thì gia đình sẽ gặp điều không may. Vì thế hầu hết mỗi gia đình theo đạo đều chuẩn bị loại bánh đặc biệt này.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ được rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết, cho sự bình an và tươi sáng rồi đặt vào phần trung tâm trên bàn.
Đùi lợn muối Giáng sinh:
Món ăn này bắt nguồn từ truyền thống của người Na-uy, với nguyên liệu chính là thịt lợn rừng. Những người Roman cổ đại thường ăn thịt lợn rừng vào các buổi lễ tế. Đặc biệt, vào mùa Giáng sinh đây được coi là một món ăn cổ truyền, được mọi người vừa thưởng thức vừa hát những bài ca Giáng sinh.
Bánh patê:
Được làm từ tim, gan, óc.. của hươu, nai . Đây là một trong những món ăn chính của đêm Giáng sinh, và là sự lựa chọn của tầng lớp quý tộc thời xưa. Loại bánh này bắt đầu được biết đến vào thế kỷ 17.
Bánh nhân thịt:
Với nguyên liệu chính là thịt được băm nhuyễn trộn chung với đường và gia vị. Cũng có thể cho thêm một chút trái cây để tăng thêm hương vị cho món ăn này.
Kẹo bạc hà:
Ban đầu kẹo có hình thẳng đứng, màu trắng. Sau này kẹo được biến tấu thành hình cong như chiếc gậy, có thêm chút viền đỏ. Đây là một trong những món ăn ưa thích của trẻ em trong dịp lễ Giáng sinh.
Kẹo bi:
Loại kẹo nhỏ có hình oval, ngọt. Nguyên liệu chính của nó là đường, được nhào lên, kết hợp cùng với một vài hương vị và màu sắc, nhìn giống như những quả trứng chim. Món ăn này ra đời vào năm 1668.
Súp
Với người phương Tây súp là món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, vì thế súp là món không thể vắng mặt trong bữa tiệc Giáng sinh. Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình để lựa chọn và chế biến món súp thích hợp nhất. Đặc biệt có nhiều loại như: súp gà, súp ngô, súp thịt… súp mang ý nghĩa sức khỏe dồi dào cũng như thành công sẽ đến với mỗi người.
Rượu vang
Là đồ uống quan trọng trong ngày lễ Giáng sinh và có mặt hầu hết trên bàn tiệc mỗi gia đình, vang nho thường được mọi người lựa chọn và ưa chuộng. Những ly rượu vang chứa đựng biết bao sự ngọt ngào, những mặn nồng và gắn kết các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.
Hoa
Loại hoa được nhiều người yêu thích trong ngày lễ ý nghĩa này thường là những loại hoa sáng màu nhằm thắp lên niềm vui và sự ám áp giữa mùa đông băng tuyết. Thông thường hoa hồng và hoa trạng nguyên được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Sự có mặt của hoa trong ngày lễ đã tạo thêm không khí thiên nhiên, sự vui vẻ trong mỗi gia đình.
Những nốt nhạc đã vang lên, ly rượu vang đỏ rọi trong chiếc cốc xinh xắn, đĩa gà tây nướng thơm ngậy và chiếc bánh Pudding xinh xắn, bát súp nóng hổi… tất cả làm nên một bữa tiệc thật sự ý nghĩa cho mỗi gia đình vào ngày lễ Noel ấm áp.
Merry X-mas everyone !
Và Grace cũng sẽ up grade công thức của những món ăn này...nếu có dịp thì các bạn cùng trổ tài để có buổi tối với những món Giáng Sinh cùng với gia đình nhé ^^ !
Món đầu tiên là Gà Tây quay
Công thức 1 :
Nguyên liệu
- 1 con gà tây tươi khoảng 5 kg, rửa sạch, dùng giấy thấm lau thật khô cả trong và ngoài con gà
- 2 củ hành tây, cắt làm tư
- 2 củ cà rốt, cắt thành từng miếng lớn
- 1 quả chanh cắt làm 8
- 2 củ tỏi to, lột bớt lớp vỏ khô rồi cắt ngang
- 3 nhánh cần tây, cắt khúc
- Vài nhánh hương thảo, húng quế
- 1 chén nhỏ dầu ăn (tốt nhất là dầu ô liu)
- Muối, tiêu
Cách làm
- Cho tất cả hành tây, cà rốt, tỏi, chanh, lá húng quế, lá hương thảo, cần tây vào một cái âu lớn. Cho dầu ăn vào, thêm muối cho đậm rồi trộn đều. Để phần nhân cho ngấm.
- Bật lò trước cho nóng, chỉnh nhiệt độ ở 200 độ C ( khi làm gà bạn phải chú ý rửa sạch trong và ngoài con gà, dùng muối, chanh bóp sạch rồi thấm khô bằng giấy thấm. Khi làm gà phải dùng thớt riêng cho đồ sống )
- Chặt cổ gà bỏ ra.
- Cắt phần đầu cánh gà ra một bên.
- Tiếp đến nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào bụng gà.
- Bạn nên dùng tay để nhồi cho thật đều.
- Rồi dùng dây buộc cố định con gà từ cổ vòng qua cánh xuống đùi và chân, bắt chéo hai chân gà và cột chặt lại.
- Làm như vậy con gà có hình dáng đẹp hơn và không bị chảy phần nước ngon trong bụng ra ngoài.
- Đặt con gà lên khay, tưới đẫm dầu ăn, xoa cho đều trên bề mặt da gà.
- Rắc muối, tiêu đều rồi cho vào lò nướng.
- Khi nướng được 30 phút thì hạ bớt nhiệt độ xuống 180 độ C và tiếp tục nướng trong 2 giờ nữa.
- Sau đó bỏ gà ra khỏi lò, lật lại rồi cho vào lò nướng tiếp ở 220 độ C để gà có màu nâu vàng bóng đẹp mắt. Phần này chỉ cần thêm 10 phút là được.
- Tắt lò lấy gà ra. Cắt bỏ dây buộc ban đầu rồi để nguội.
Có thể trang trí thêm rau quả cho đẹp mắt
Công thức 2 :
ThegioiSanhdieu.vn - Bạn đã chuẩn bị được gì cho Lễ tạ ơn năm nay chưa? Hãy cùng sắn tay áo lên chế biến món gà tây quay thật ngon, thay lời cảm ơn của bạn gửi đến những người yêu thương vì tất cả những việc họ làm cho bạn nào!
Bước 1: Chuẩn bị thành phần
- 1 con gà tây 5,4 – 10,8 kg
- 2 muỗng đầy muối tinh
- 1 muỗng đầy tiêu đen
- 1 muỗng đầy hạt nêm để ướp thịt gà
- 2 củ hành, cắt thành những miếng lớn
- 3 nhánh cần tây, cắt thành những miếng lớn
- 2 miếng cà rốt, cắt thành từng miếng lớn
- 3 nhánh hương thảo
- 1/2 cành xô thơm
- 1 thỏi bơ
Bước 2: Chuẩn bị rau thơm, gia vị và bơ tẩm
Cắt 2 củ hành, 3 nhánh cần tây và 2 củ cà rốt thành từng khúc lớn.
Làm muối ướp bằng việc trộn đều 2 muỗng muối tinh, 1 muỗng tiêu đen, 1 muỗng hạt nêm. Bạn cũng nên làm dư một chút để còn đủ cho những con gà lớn, và cũng cần dùng để làm lớp áo ướp bên ngoài con gà, hay nước thịt.
Để bơ mềm ở nhiệt độ thường, trộn đều với rau thơm và gia vị.
Bước 3: Chuẩn bị gia vị bên trong gà tây
Lấy hết cổ, tim, mề, lòng,… cho vào túi nhựa. Sau đó rửa sạch cả bên trong lẫn bên ngoài con gà bằng nước lạnh. Dùng giấy để lau khô, thật kỹ.
Kéo 2 cánh gà lên phía trước và gấp vào phía dưới ức để chúng không bị cháy. Cách này cũng giúp giữ gà tây trông đẹp và ngay ngắn hơn.
Giữ con gà bằng chân và cho thoa đẫm hết bên trong bụng bằng hỗn hợp gia vị muối ướp đã chuẩn bị bên trên.
Thêm hương thảo, xô thơm và một nắm lớn các loại rau củ gia vị vào bụng gà.
Bước 4: Cột chặt chân gà
Cột chặt hai chân gà với nhau bằng sợi dây gai trong bếp hay bằng chỉ nha khoa.
Bước 5: Làm giãn da gà
Ban đầu dùng tay nới lỏng một phần da gà, sau đó chuyển sang sử dụng một cái xẻng silicon mỏng nhỏ để tách phần da gà từ phần thịt ức. Bạn nên làm cẩn thận, không sẽ làm rách da gà. Rất khó để tách rời phần da và phần thịt gà do lớp màng giữa rất dai, vì thế bạn nên đẩy từ từ và dứt khoát, tách rời 2/3 cả hai bên lưng gà cho đến phần xương ức.
Bước 6: Cho bơ vào dưới lớp da gà
Cho khoảng 2 muỗng đầy bơ vào dưới da gà. Dùng tay để đẩy phần bơ lên phía trên gần cổ gà.
Bước 7: Tẩm gia vị bên ngoài gà
Quét phần bơ còn lại ra bên ngoài da gà đều mọi chỗ. Đây là cách lý giải vì sao ở bước 3 yêu cầu bạn phải lau khô da gà thật kỹ, vì nếu da ướt, bơ sẽ không dính lên da.
Cho phần rau củ gia vị còn lại lên trên đĩa quay và để gà tây lên trên. Rau củ sẽ có tác dụng làm dậy mùi thơm của gà.
Đổ khoảng hơn 1cm dung dịch (nước hay nước dùng) lên đĩa quay. Cách này giữ cho lò nướng ẩm và làm cho gà có vị thơm hơn hay có đủ nước dùng trong trường hợp bạn không làm nước sốt.
Bước 8: Bao gà tây bằng giấy bạc
Gấp một miếng giấy bạc vừa đủ lớn để bọc phần ức gà. Bạn nên bọc lỏng một chút, không cần phải ép giấy bạc xuống sát với lớp bơ trên da gà.
Khoảng một giờ trước khi chín, bạn nên lấy giấy bạc ra để da gà có màu nâu rám.
Bước 9: Quay gà tây
Quay gà tây ở nhiệt độ 325 độ F (khoảng 160 độ C), và khoảng 15 đến 20 phút cho mỗi 450g gà. Đây chỉ là cách ước chừng, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra độ chín hoàn toàn của thịt gà.
Lấy gà ra khi nhiệt độ trong thịt nơi phần đùi dầy nhất khoảng 165 độ F (73độ C).
Dưới đây là bảng tham khảo thời gian quay gà:
Từ 3,6 – 5,4 kg: thời gian từ 165 phút đến 180 phút
Từ 5,4 – 6,3 kg: thời gian từ 180 phút đến 225 phút
Từ 6,3 – 8,1 kg: thời gian từ 225 phút đến 255 phút
Từ 8,1 – 9 kg: thời gian từ 255 phút đến 270 phút
Từ 9 – 10,8 kg: thời gian từ 270 phút đến 300 phút
Trong khi nướng bạn có thể sử dụng thêm dầu bóng để phết bên ngoài da gà để tăng màu sắc.
Bước 10: Lấy gà ra
Khi bạn lấy gà ra khỏi lò, lớp giấy bạc đã rất lỏng, để chúng nguội ít nhất khoảng 20 phút! Bạn không nên lo lắng món ăn sẽ bị nguội, một con gà 9 kg vẫn giữ độ nóng của nó được hơn 40 phút.
Để chúng “nghỉ ngơi” như thế không chỉ cho bạn thêm thời gian để làm món nước sốt và chuẩn bị cho bữa ăn, mà còn để nước trong thịt gà thấm đều, làm cho thịt mềm và ướt hơn.
Chúc bạn thành công! Đến lúc nói lời cảm ơn và cùng thưởng thức nào!
Theo - ThegioiSanhdieu.vn
cũng khá là phức tạp nhỉ ????
nhưng Grace thấy bài này chi tiết hơn nên mạo muội post bổ sung thêm...)
Gà Tây Quay
Đây là món đặc biệt không thể thiếu vắng trong bữa tiệc Giáng sinh. Ở nhiều nước trên thế giới, ở Mỹ nói riêng và khu vực Bắc Mỹ nói chung gà Tây là món ăn truyền thống trên bàn tiệc của mỗi gia đình. Gà tây mang ý nghĩa ước mơ về sự no đủ, giàu có và khỏe mạnh trong năm mới.
Bánh Pudding
Bánh Khúc Cây
Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn, đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời, đón chào ánh sáng mới, năm mới và những niềm vui mới. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội hay trong ngày lễ Giáng sinh nếu bánh khúc cây không được chuẩn bị thì gia đình sẽ gặp điều không may. Vì thế hầu hết mỗi gia đình theo đạo đều chuẩn bị loại bánh đặc biệt này.
Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ được rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết, cho sự bình an và tươi sáng rồi đặt vào phần trung tâm trên bàn.
Đùi lợn muối Giáng sinh:
Món ăn này bắt nguồn từ truyền thống của người Na-uy, với nguyên liệu chính là thịt lợn rừng. Những người Roman cổ đại thường ăn thịt lợn rừng vào các buổi lễ tế. Đặc biệt, vào mùa Giáng sinh đây được coi là một món ăn cổ truyền, được mọi người vừa thưởng thức vừa hát những bài ca Giáng sinh.
Bánh patê:
Được làm từ tim, gan, óc.. của hươu, nai . Đây là một trong những món ăn chính của đêm Giáng sinh, và là sự lựa chọn của tầng lớp quý tộc thời xưa. Loại bánh này bắt đầu được biết đến vào thế kỷ 17.
Bánh nhân thịt:
Với nguyên liệu chính là thịt được băm nhuyễn trộn chung với đường và gia vị. Cũng có thể cho thêm một chút trái cây để tăng thêm hương vị cho món ăn này.
Kẹo bạc hà:
Ban đầu kẹo có hình thẳng đứng, màu trắng. Sau này kẹo được biến tấu thành hình cong như chiếc gậy, có thêm chút viền đỏ. Đây là một trong những món ăn ưa thích của trẻ em trong dịp lễ Giáng sinh.
Kẹo bi:
Loại kẹo nhỏ có hình oval, ngọt. Nguyên liệu chính của nó là đường, được nhào lên, kết hợp cùng với một vài hương vị và màu sắc, nhìn giống như những quả trứng chim. Món ăn này ra đời vào năm 1668.
Súp
Với người phương Tây súp là món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, vì thế súp là món không thể vắng mặt trong bữa tiệc Giáng sinh. Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình để lựa chọn và chế biến món súp thích hợp nhất. Đặc biệt có nhiều loại như: súp gà, súp ngô, súp thịt… súp mang ý nghĩa sức khỏe dồi dào cũng như thành công sẽ đến với mỗi người.
Rượu vang
Là đồ uống quan trọng trong ngày lễ Giáng sinh và có mặt hầu hết trên bàn tiệc mỗi gia đình, vang nho thường được mọi người lựa chọn và ưa chuộng. Những ly rượu vang chứa đựng biết bao sự ngọt ngào, những mặn nồng và gắn kết các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.
Hoa
Loại hoa được nhiều người yêu thích trong ngày lễ ý nghĩa này thường là những loại hoa sáng màu nhằm thắp lên niềm vui và sự ám áp giữa mùa đông băng tuyết. Thông thường hoa hồng và hoa trạng nguyên được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Sự có mặt của hoa trong ngày lễ đã tạo thêm không khí thiên nhiên, sự vui vẻ trong mỗi gia đình.
Những nốt nhạc đã vang lên, ly rượu vang đỏ rọi trong chiếc cốc xinh xắn, đĩa gà tây nướng thơm ngậy và chiếc bánh Pudding xinh xắn, bát súp nóng hổi… tất cả làm nên một bữa tiệc thật sự ý nghĩa cho mỗi gia đình vào ngày lễ Noel ấm áp.
Merry X-mas everyone !
Và Grace cũng sẽ up grade công thức của những món ăn này...nếu có dịp thì các bạn cùng trổ tài để có buổi tối với những món Giáng Sinh cùng với gia đình nhé ^^ !
Món đầu tiên là Gà Tây quay
Công thức 1 :
- 1 con gà tây tươi khoảng 5 kg, rửa sạch, dùng giấy thấm lau thật khô cả trong và ngoài con gà
- 2 củ hành tây, cắt làm tư
- 2 củ cà rốt, cắt thành từng miếng lớn
- 1 quả chanh cắt làm 8
- 2 củ tỏi to, lột bớt lớp vỏ khô rồi cắt ngang
- 3 nhánh cần tây, cắt khúc
- Vài nhánh hương thảo, húng quế
- 1 chén nhỏ dầu ăn (tốt nhất là dầu ô liu)
- Muối, tiêu
Cách làm
- Cho tất cả hành tây, cà rốt, tỏi, chanh, lá húng quế, lá hương thảo, cần tây vào một cái âu lớn. Cho dầu ăn vào, thêm muối cho đậm rồi trộn đều. Để phần nhân cho ngấm.
- Bật lò trước cho nóng, chỉnh nhiệt độ ở 200 độ C ( khi làm gà bạn phải chú ý rửa sạch trong và ngoài con gà, dùng muối, chanh bóp sạch rồi thấm khô bằng giấy thấm. Khi làm gà phải dùng thớt riêng cho đồ sống )
- Chặt cổ gà bỏ ra.
- Cắt phần đầu cánh gà ra một bên.
- Tiếp đến nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào bụng gà.
- Bạn nên dùng tay để nhồi cho thật đều.
- Rồi dùng dây buộc cố định con gà từ cổ vòng qua cánh xuống đùi và chân, bắt chéo hai chân gà và cột chặt lại.
- Làm như vậy con gà có hình dáng đẹp hơn và không bị chảy phần nước ngon trong bụng ra ngoài.
- Đặt con gà lên khay, tưới đẫm dầu ăn, xoa cho đều trên bề mặt da gà.
- Rắc muối, tiêu đều rồi cho vào lò nướng.
- Khi nướng được 30 phút thì hạ bớt nhiệt độ xuống 180 độ C và tiếp tục nướng trong 2 giờ nữa.
- Sau đó bỏ gà ra khỏi lò, lật lại rồi cho vào lò nướng tiếp ở 220 độ C để gà có màu nâu vàng bóng đẹp mắt. Phần này chỉ cần thêm 10 phút là được.
- Tắt lò lấy gà ra. Cắt bỏ dây buộc ban đầu rồi để nguội.
Có thể trang trí thêm rau quả cho đẹp mắt
Công thức 2 :
ThegioiSanhdieu.vn - Bạn đã chuẩn bị được gì cho Lễ tạ ơn năm nay chưa? Hãy cùng sắn tay áo lên chế biến món gà tây quay thật ngon, thay lời cảm ơn của bạn gửi đến những người yêu thương vì tất cả những việc họ làm cho bạn nào!
Bước 1: Chuẩn bị thành phần
- 1 con gà tây 5,4 – 10,8 kg
- 2 muỗng đầy muối tinh
- 1 muỗng đầy tiêu đen
- 1 muỗng đầy hạt nêm để ướp thịt gà
- 2 củ hành, cắt thành những miếng lớn
- 3 nhánh cần tây, cắt thành những miếng lớn
- 2 miếng cà rốt, cắt thành từng miếng lớn
- 3 nhánh hương thảo
- 1/2 cành xô thơm
- 1 thỏi bơ
Bước 2: Chuẩn bị rau thơm, gia vị và bơ tẩm
Cắt 2 củ hành, 3 nhánh cần tây và 2 củ cà rốt thành từng khúc lớn.
Làm muối ướp bằng việc trộn đều 2 muỗng muối tinh, 1 muỗng tiêu đen, 1 muỗng hạt nêm. Bạn cũng nên làm dư một chút để còn đủ cho những con gà lớn, và cũng cần dùng để làm lớp áo ướp bên ngoài con gà, hay nước thịt.
Để bơ mềm ở nhiệt độ thường, trộn đều với rau thơm và gia vị.
Bước 3: Chuẩn bị gia vị bên trong gà tây
Lấy hết cổ, tim, mề, lòng,… cho vào túi nhựa. Sau đó rửa sạch cả bên trong lẫn bên ngoài con gà bằng nước lạnh. Dùng giấy để lau khô, thật kỹ.
Kéo 2 cánh gà lên phía trước và gấp vào phía dưới ức để chúng không bị cháy. Cách này cũng giúp giữ gà tây trông đẹp và ngay ngắn hơn.
Giữ con gà bằng chân và cho thoa đẫm hết bên trong bụng bằng hỗn hợp gia vị muối ướp đã chuẩn bị bên trên.
Thêm hương thảo, xô thơm và một nắm lớn các loại rau củ gia vị vào bụng gà.
Bước 4: Cột chặt chân gà
Cột chặt hai chân gà với nhau bằng sợi dây gai trong bếp hay bằng chỉ nha khoa.
Bước 5: Làm giãn da gà
Ban đầu dùng tay nới lỏng một phần da gà, sau đó chuyển sang sử dụng một cái xẻng silicon mỏng nhỏ để tách phần da gà từ phần thịt ức. Bạn nên làm cẩn thận, không sẽ làm rách da gà. Rất khó để tách rời phần da và phần thịt gà do lớp màng giữa rất dai, vì thế bạn nên đẩy từ từ và dứt khoát, tách rời 2/3 cả hai bên lưng gà cho đến phần xương ức.
Bước 6: Cho bơ vào dưới lớp da gà
Cho khoảng 2 muỗng đầy bơ vào dưới da gà. Dùng tay để đẩy phần bơ lên phía trên gần cổ gà.
Bước 7: Tẩm gia vị bên ngoài gà
Quét phần bơ còn lại ra bên ngoài da gà đều mọi chỗ. Đây là cách lý giải vì sao ở bước 3 yêu cầu bạn phải lau khô da gà thật kỹ, vì nếu da ướt, bơ sẽ không dính lên da.
Cho phần rau củ gia vị còn lại lên trên đĩa quay và để gà tây lên trên. Rau củ sẽ có tác dụng làm dậy mùi thơm của gà.
Đổ khoảng hơn 1cm dung dịch (nước hay nước dùng) lên đĩa quay. Cách này giữ cho lò nướng ẩm và làm cho gà có vị thơm hơn hay có đủ nước dùng trong trường hợp bạn không làm nước sốt.
Bước 8: Bao gà tây bằng giấy bạc
Gấp một miếng giấy bạc vừa đủ lớn để bọc phần ức gà. Bạn nên bọc lỏng một chút, không cần phải ép giấy bạc xuống sát với lớp bơ trên da gà.
Khoảng một giờ trước khi chín, bạn nên lấy giấy bạc ra để da gà có màu nâu rám.
Bước 9: Quay gà tây
Quay gà tây ở nhiệt độ 325 độ F (khoảng 160 độ C), và khoảng 15 đến 20 phút cho mỗi 450g gà. Đây chỉ là cách ước chừng, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra độ chín hoàn toàn của thịt gà.
Lấy gà ra khi nhiệt độ trong thịt nơi phần đùi dầy nhất khoảng 165 độ F (73độ C).
Dưới đây là bảng tham khảo thời gian quay gà:
Từ 3,6 – 5,4 kg: thời gian từ 165 phút đến 180 phút
Từ 5,4 – 6,3 kg: thời gian từ 180 phút đến 225 phút
Từ 6,3 – 8,1 kg: thời gian từ 225 phút đến 255 phút
Từ 8,1 – 9 kg: thời gian từ 255 phút đến 270 phút
Từ 9 – 10,8 kg: thời gian từ 270 phút đến 300 phút
Trong khi nướng bạn có thể sử dụng thêm dầu bóng để phết bên ngoài da gà để tăng màu sắc.
Bước 10: Lấy gà ra
Khi bạn lấy gà ra khỏi lò, lớp giấy bạc đã rất lỏng, để chúng nguội ít nhất khoảng 20 phút! Bạn không nên lo lắng món ăn sẽ bị nguội, một con gà 9 kg vẫn giữ độ nóng của nó được hơn 40 phút.
Để chúng “nghỉ ngơi” như thế không chỉ cho bạn thêm thời gian để làm món nước sốt và chuẩn bị cho bữa ăn, mà còn để nước trong thịt gà thấm đều, làm cho thịt mềm và ướt hơn.
Chúc bạn thành công! Đến lúc nói lời cảm ơn và cùng thưởng thức nào!
Theo - ThegioiSanhdieu.vn
cũng khá là phức tạp nhỉ ????
Hiệu chỉnh bởi quản lý: