- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Vào những năm 1980, các nhà khoa học ở NASA đã nghiên cứu về khả năng thanh lọc không khí của cây cối, đặc biệt là cây cảnh trồng trong nhà. Họ muốn tìm ra những loài cây nào có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất để có thể áp dụng cho các chuyến bay ngoài vũ trụ và cũng khuyến khích mọi người sử dụng chúng như là một giải pháp ít tốn kém mang lại không khí trong lành trong chính không gian mình đang sống.
Một đặc điểm quan trọng cần thiết để một cây có thể được trồng trong nhà là sống được trong môi trường thiếu ánh sáng. Cây có khả năng tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng ít ỏi của ánh sáng từ cửa sổ hay từ đèn huỳnh quang. Ngoài ra một số loài cây còn có khả năng hấp thu các khí độc phát ra từ các vật dụng trong nhà như khói thuốc lá, nước sơn, gỗ ván ép, chất khử mùi, véc-ni, băng keo...
Sau đây là những loài cây rất thích hợp trồng trong nhà mà NASA đã công bố.
1. Ái mộc lá hình tim
Tên khoa học: Philodendron scandens 'oxycardium'.
Tên tiếng Anh: Heart-leaf philodendron.
Đây là loài dây leo xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ; là loài Ái mộc dễ trồng và được trồng phổ biến nhất hiện nay.
Đặc điểm
Lá màu xanh đậm dài đến 12cm trên cây con và lên đến 30cm ở cây trưởng thành. Có sức sống mạnh mẽ, thích nghi với nhiều môi trường trong nhà cũng như ngoài trời. Cây có thể ra hoa bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên hầu hết cây trồng làm cảnh không bao giờ ra hoa.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thích nghi với điều kiện nhiều ánh sáng cũng như ánh sáng yếu, cần đất thường xuyên ẩm và ráo nước. Khi tưới chú ý chờ đến lúc đất thật ráo. Khi điều kiện ánh sáng giảm, chỉ tưới ít nước cho cây và bón phân hạn chế.
2. Ái mộc tai voi
Tên khoa học: Philodendron domesticum.
Đặc điểm
Là loài dây leo, lá xanh quanh năm, lá hình mũi tên dài đến 58cm, rộng đến 23cm.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thích nghi với ánh sáng trực tiếp hoặc bóng râm. Cần nhiều nước nhưng đất phải thoát nước tốt để không làm úng rễ.
Lưu ý rằng lá của nó có độc, vì vậy nên cân nhắc trồng loài cây này nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi chó mèo.
3. Thiết mộc lan
Tên khác: Phát lộc, Phất dụ thơm.
Tên khoa học: Dracaena fragrans.
Cây thiết mộc lan thanh lịch trong phòng khách. 3 gốc tượng trưng cho Phúc-Lộc-Thọ
Đặc điểm
Thiết mộc lan có hoa trắng - nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragrans (nghĩa là hương thơm). Cây hấp thụ Formaldehyde tốt.
Cách trồng và chăm sóc
Cây sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu trong phòng khách, góc nhà hoặc hành lang. Cây cần nước mức vừa phải, chỉ cần tưới 7-10 ngày 1 lần hoặc tưới khi đất trong chậu khô. Vì rễ của nó khá ngắn nên khi tưới nước nhớ tưới từ sát gốc cây để nước lan tỏa đều cho rễ hấp thu dễ dàng.
4. Thường xuân
Tên khoa học: Hedera helix.
Tên tiếng Anh: English ivy, Common ivy.
Thường xuân là loài thân gỗ leo gắng liền với lịch sử phát triển của người Châu Âu. Loài cây này đã ăn sâu vào ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, khoa học và nghệ thuật.
Trong lĩnh vực y học, cây thường xuân được xem như một loài thảo dược quý. Từ thời cổ xưa, Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc đã sử dụng rễ, lá, quả gồm cả phần thịt quả và hạt để chữa bệnh. Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm y dược, làm đẹp được sản xuất từ chiết xuất thường xuân và được lưu hành rộng rãi ở các nước Âu Mỹ đã chứng tỏ tác dụng tuyệt vời của thường xuân đối với sức khỏe con người.
Đặc điểm
Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 1.5-2cm. Ra hoa từ cuối hè đến cuối thu. Quả màu tím than.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thường được trồng trong chậu treo gần cửa sổ hoặc chậu âm tường.
Cây cần nhiều ánh sáng tán xạ, nó phát vẫn phát triển tốt dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Khi thiếu ánh sáng lá của nó không còn lốm đốm mà chuyển sang một màu xanh.
Bón phân cho cây hàng tháng (hoặc lâu hơn nếu trồng cây trong điều kiện ít ánh sáng) bằng loại phân giàu đạm.
5. Cây nhện
Tên gọi khác: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Đặc điểm
Cây nhện có khả năng đặc biệt là có thể hút lấy Cacbonic (CO2) và các khí độc mà không cần ánh sáng. Sau đó, khi lá cây được tiếp xúc ánh sáng sẽ sử dụng CO2 mà nó đã hút được để quang hợp.
Cách trồng và chăm sóc
Cây nhện cần khá nhiều ánh sáng, tuy nhiên cần tránh ánh sáng trực tiếp từ buổi trưa đến chiều. Có thể đặt cây trong tối (như trong phòng ngủ) trong thời gian dài nhưng cần đem cây hóng nắng định kỳ 1 lần mỗi tuần.
Tưới nước cho cây đều đặn nhưng lưu ý chờ đến lúc đất khô ráo mới tưới, nên chọn loại đất có độ tơi xốp cao và dễ thoát nước. Nếu cây ở trong tối thời gian dài thì cần ít nước hơn bình thường, khi đó tưới nước ít hơn để cây không bị chết vì úng.
6. Phất dụ xanh
Tên gọi khác: Phát tài.
Tên khoa học: Dracaena deremensis 'Janet Craig'
Tên tiếng Anh: Janet Craig Dracaena
Phất dụ xanh (Phát tài)
Phất dụ xanh lá sọc (Warneck dracaena)Phất dụ xanh được gọi phổ biến bằng tên Phát tài. Vì dễ sống trong mọi điều kiện nên nó được trồng rất phổ biến. Cành phất dụ xanh cắt ra có thể đem nhúng vào nước để trồng ngay, nó có thể sống và ra rễ trong môi trường nước.
Đặc điểm
lá dài 15-30cm, rộng 2-4cm, có màu xanh đậm và bóng. Cây mọc thẳng cao khoảng 1.5m.
Cách trồng và chăm sóc
Phất dụ xanh sống tốt trong mọi điều kiện ánh sáng và độ ẩm. Có thể nhúng vào bình nước hoặc trồng trong chậu đất. Khi lá của nó nhạt màu thì đem ra chỗ có ánh sáng tán xạ và tưới một ít phân đạm là nó lại trở nên xanh tươi.
7. Cây đa đề (ficus)
Nhóm cây đa đề (ficus) chỉ đến những loài cây như: sanh, si (gừa), đa, bồ đề...
Sanh (Ficus Benjamina)
Si (Ficus microcarpa)
Sanh, Si được trồng trong nhà bởi nó thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng yếu. Khi thay đổi điều kiện ánh sáng, cây rụng hầu hết lá và thay bộ lá mới thích nghi với điều kiện mới.
Đặc điểm
Cây đa đề có bộ rễ phát triển rất mạnh, rễ có thể mọc từ trên cành cây thả xuống bám lấy đất. Cây sinh trưởng trung bình.
Cách trồng và chăm sóc
Cây đa đề sinh trưởng tốt kể cả khi trồng trong nhà, cây chịu hạn cũng như chịu ngập nước tốt. Tuy nhiên, để cây khỏe mạnh và ra lá xanh bóng bẫy, ta nên tưới nước cho cây vừa phải và bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần (phân NPK dạng hạt).
Cắt tỉa cây thường xuyên để cây mọc gọn gàng và thành hình khối theo ý muốn.
8. Ái mộc chân vịt
Tên gọi khác: Trầu bà chân vịt.
Tên khoa học: Philodendron bipinnatifidum. Đồng nghĩa: Philodendron selloum.
Tên tiếng Anh: Lacy tree philodendron, Selloum.
Ái mộc chân vịt là loài cây cảnh đẹp của vùng nhiệt đới. Nó thích hợp với nội thất và cả ngoại thất. Lá của nó trở nên đậm hơn khi trong bóng râm, đó là cách điều tiết để lá tận dụng tốt nguồn ánh sáng yếu để quang hợp.
Đặc điểm
Lá lớn và mịn màng, cuốn là dài, thùy sâu và thường rũ xuống. Nó có thể phân tán ra phạm vi 4-5m. Cây có tuổi 10-15 năm thì bắt đầu ra hoa. Hoa nó nhỏ mọc thành chùm trên mo (như hoa cau).
Cách trồng và chăm sóc
Cây có thể sống nơi ánh sáng trung bình, tuy nhiên nó thích nơi có ánh sáng mạnh. Vì vậy, nên đặt nó ở hành lang, gần cửa sổ. Nếu muốn đặt nó trong phòng ít ánh sáng thì phải đem nó ra hứng nắng 1 tuần bên ngoài mỗi tháng.
Ái mộc chân vịt thích đất có độ ẩm cao. Cần duy trì độ ẩm cho đất, tuy nhiên không nên tưới nước quá nhiều khi trồng cây trong điều kiện ánh sáng yếu. Thỉnh thoảng nên để cho đất thật khô ráo rồi mới tưới. Bón phân NPK hoặc dung dịch phân pha sẵn.
9. Lưỡi hổ
Tên gọi khác: Cây rắn.
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata.
Tên tiếng Anh: Snake plant.
Chậu lưỡi hổ trong phòng
Anh em nhà lưỡi hổLưỡi hổ là loài cây mọng nước có sức sống bền bỉ. Nó chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài. Cây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó.
Đặc điểm
Lưỡi hổ là loài cây thân rễ, thân của nó mọc dưới lòng đất và đưa những chồi lá lên khỏi mặt đất để quang hợp. Lá lưỡi hổ dài và có sọc vằn trông giống thân con rắn, vì vậy nó còn được gọi là "cây rắn" (snake plant). Lá tích lũy nhiều nước và cung cấp cho cây những khi khô hạn.
Cách trồng và chăm sóc
Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Nó cũng chịu nắng trực tiếp cũng như bóng râm toàn phần. Khi trồng trong nhà cần giữ đất khô ráo và thoát nước tốt, chỉ tưới nước phun sương hoặc đợi đến lúc đất thật khô mới tưới.
10. Cau lá tre
Tên gọi khác: Cau Hawaii.
Tên khoa học: Chamaedorea seifrizii.
Tên tiếng Anh: Bamboo Palm, Reed Palm.
Cau lá tre là loài cây có nguồn gốc vùng rừng mưa nhiệt đới. Với dáng thon nhỏ lá mọc đều đặn nên được ưa chuộng trồng nội thất.
Đặc điểm
Thân nhỏ, đường kính khoảng 1cm, cao đến 3m. Tuy nhiên khi trồng chậu trong nhà cây cao tối đa 2m.
Cách trồng và chăm sóc
Cây ưa sáng, cần đất ẩm và thoát nước tốt. Cây con cần sống trong bóng râm. Trồng cau lá tre trong nhà chú ý không tưới nước quá nhiều và định kì mang nó ra hóng nắng (khoảng 1 lần 1 tuần).
Một đặc điểm quan trọng cần thiết để một cây có thể được trồng trong nhà là sống được trong môi trường thiếu ánh sáng. Cây có khả năng tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng ít ỏi của ánh sáng từ cửa sổ hay từ đèn huỳnh quang. Ngoài ra một số loài cây còn có khả năng hấp thu các khí độc phát ra từ các vật dụng trong nhà như khói thuốc lá, nước sơn, gỗ ván ép, chất khử mùi, véc-ni, băng keo...
Sau đây là những loài cây rất thích hợp trồng trong nhà mà NASA đã công bố.
1. Ái mộc lá hình tim
Tên khoa học: Philodendron scandens 'oxycardium'.
Tên tiếng Anh: Heart-leaf philodendron.
Đặc điểm
Lá màu xanh đậm dài đến 12cm trên cây con và lên đến 30cm ở cây trưởng thành. Có sức sống mạnh mẽ, thích nghi với nhiều môi trường trong nhà cũng như ngoài trời. Cây có thể ra hoa bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên hầu hết cây trồng làm cảnh không bao giờ ra hoa.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thích nghi với điều kiện nhiều ánh sáng cũng như ánh sáng yếu, cần đất thường xuyên ẩm và ráo nước. Khi tưới chú ý chờ đến lúc đất thật ráo. Khi điều kiện ánh sáng giảm, chỉ tưới ít nước cho cây và bón phân hạn chế.
2. Ái mộc tai voi
Tên khoa học: Philodendron domesticum.
Là loài dây leo, lá xanh quanh năm, lá hình mũi tên dài đến 58cm, rộng đến 23cm.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thích nghi với ánh sáng trực tiếp hoặc bóng râm. Cần nhiều nước nhưng đất phải thoát nước tốt để không làm úng rễ.
Lưu ý rằng lá của nó có độc, vì vậy nên cân nhắc trồng loài cây này nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi chó mèo.
3. Thiết mộc lan
Tên khác: Phát lộc, Phất dụ thơm.
Tên khoa học: Dracaena fragrans.
Cây thiết mộc lan thanh lịch trong phòng khách. 3 gốc tượng trưng cho Phúc-Lộc-Thọ
Đặc điểm
Thiết mộc lan có hoa trắng - nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragrans (nghĩa là hương thơm). Cây hấp thụ Formaldehyde tốt.
Cách trồng và chăm sóc
Cây sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu trong phòng khách, góc nhà hoặc hành lang. Cây cần nước mức vừa phải, chỉ cần tưới 7-10 ngày 1 lần hoặc tưới khi đất trong chậu khô. Vì rễ của nó khá ngắn nên khi tưới nước nhớ tưới từ sát gốc cây để nước lan tỏa đều cho rễ hấp thu dễ dàng.
4. Thường xuân
Tên khoa học: Hedera helix.
Tên tiếng Anh: English ivy, Common ivy.
Trong lĩnh vực y học, cây thường xuân được xem như một loài thảo dược quý. Từ thời cổ xưa, Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc đã sử dụng rễ, lá, quả gồm cả phần thịt quả và hạt để chữa bệnh. Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm y dược, làm đẹp được sản xuất từ chiết xuất thường xuân và được lưu hành rộng rãi ở các nước Âu Mỹ đã chứng tỏ tác dụng tuyệt vời của thường xuân đối với sức khỏe con người.
Đặc điểm
Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 1.5-2cm. Ra hoa từ cuối hè đến cuối thu. Quả màu tím than.
Cách trồng và chăm sóc
Cây thường được trồng trong chậu treo gần cửa sổ hoặc chậu âm tường.
Cây cần nhiều ánh sáng tán xạ, nó phát vẫn phát triển tốt dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Khi thiếu ánh sáng lá của nó không còn lốm đốm mà chuyển sang một màu xanh.
Bón phân cho cây hàng tháng (hoặc lâu hơn nếu trồng cây trong điều kiện ít ánh sáng) bằng loại phân giàu đạm.
5. Cây nhện
Tên gọi khác: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Đặc điểm
Cây nhện có khả năng đặc biệt là có thể hút lấy Cacbonic (CO2) và các khí độc mà không cần ánh sáng. Sau đó, khi lá cây được tiếp xúc ánh sáng sẽ sử dụng CO2 mà nó đã hút được để quang hợp.
Cách trồng và chăm sóc
Cây nhện cần khá nhiều ánh sáng, tuy nhiên cần tránh ánh sáng trực tiếp từ buổi trưa đến chiều. Có thể đặt cây trong tối (như trong phòng ngủ) trong thời gian dài nhưng cần đem cây hóng nắng định kỳ 1 lần mỗi tuần.
Tưới nước cho cây đều đặn nhưng lưu ý chờ đến lúc đất khô ráo mới tưới, nên chọn loại đất có độ tơi xốp cao và dễ thoát nước. Nếu cây ở trong tối thời gian dài thì cần ít nước hơn bình thường, khi đó tưới nước ít hơn để cây không bị chết vì úng.
6. Phất dụ xanh
Tên gọi khác: Phát tài.
Tên khoa học: Dracaena deremensis 'Janet Craig'
Tên tiếng Anh: Janet Craig Dracaena
Phất dụ xanh (Phát tài)
Phất dụ xanh lá sọc (Warneck dracaena)
Đặc điểm
lá dài 15-30cm, rộng 2-4cm, có màu xanh đậm và bóng. Cây mọc thẳng cao khoảng 1.5m.
Cách trồng và chăm sóc
Phất dụ xanh sống tốt trong mọi điều kiện ánh sáng và độ ẩm. Có thể nhúng vào bình nước hoặc trồng trong chậu đất. Khi lá của nó nhạt màu thì đem ra chỗ có ánh sáng tán xạ và tưới một ít phân đạm là nó lại trở nên xanh tươi.
7. Cây đa đề (ficus)
Nhóm cây đa đề (ficus) chỉ đến những loài cây như: sanh, si (gừa), đa, bồ đề...
Sanh (Ficus Benjamina)
Si (Ficus microcarpa)
Đặc điểm
Cây đa đề có bộ rễ phát triển rất mạnh, rễ có thể mọc từ trên cành cây thả xuống bám lấy đất. Cây sinh trưởng trung bình.
Cách trồng và chăm sóc
Cây đa đề sinh trưởng tốt kể cả khi trồng trong nhà, cây chịu hạn cũng như chịu ngập nước tốt. Tuy nhiên, để cây khỏe mạnh và ra lá xanh bóng bẫy, ta nên tưới nước cho cây vừa phải và bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần (phân NPK dạng hạt).
Cắt tỉa cây thường xuyên để cây mọc gọn gàng và thành hình khối theo ý muốn.
8. Ái mộc chân vịt
Tên gọi khác: Trầu bà chân vịt.
Tên khoa học: Philodendron bipinnatifidum. Đồng nghĩa: Philodendron selloum.
Tên tiếng Anh: Lacy tree philodendron, Selloum.
Đặc điểm
Lá lớn và mịn màng, cuốn là dài, thùy sâu và thường rũ xuống. Nó có thể phân tán ra phạm vi 4-5m. Cây có tuổi 10-15 năm thì bắt đầu ra hoa. Hoa nó nhỏ mọc thành chùm trên mo (như hoa cau).
Cách trồng và chăm sóc
Cây có thể sống nơi ánh sáng trung bình, tuy nhiên nó thích nơi có ánh sáng mạnh. Vì vậy, nên đặt nó ở hành lang, gần cửa sổ. Nếu muốn đặt nó trong phòng ít ánh sáng thì phải đem nó ra hứng nắng 1 tuần bên ngoài mỗi tháng.
Ái mộc chân vịt thích đất có độ ẩm cao. Cần duy trì độ ẩm cho đất, tuy nhiên không nên tưới nước quá nhiều khi trồng cây trong điều kiện ánh sáng yếu. Thỉnh thoảng nên để cho đất thật khô ráo rồi mới tưới. Bón phân NPK hoặc dung dịch phân pha sẵn.
9. Lưỡi hổ
Tên gọi khác: Cây rắn.
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata.
Tên tiếng Anh: Snake plant.
Chậu lưỡi hổ trong phòng
Anh em nhà lưỡi hổ
Đặc điểm
Lưỡi hổ là loài cây thân rễ, thân của nó mọc dưới lòng đất và đưa những chồi lá lên khỏi mặt đất để quang hợp. Lá lưỡi hổ dài và có sọc vằn trông giống thân con rắn, vì vậy nó còn được gọi là "cây rắn" (snake plant). Lá tích lũy nhiều nước và cung cấp cho cây những khi khô hạn.
Cách trồng và chăm sóc
Lưỡi hổ chịu hạn rất tốt. Nó cũng chịu nắng trực tiếp cũng như bóng râm toàn phần. Khi trồng trong nhà cần giữ đất khô ráo và thoát nước tốt, chỉ tưới nước phun sương hoặc đợi đến lúc đất thật khô mới tưới.
10. Cau lá tre
Tên gọi khác: Cau Hawaii.
Tên khoa học: Chamaedorea seifrizii.
Tên tiếng Anh: Bamboo Palm, Reed Palm.
Đặc điểm
Thân nhỏ, đường kính khoảng 1cm, cao đến 3m. Tuy nhiên khi trồng chậu trong nhà cây cao tối đa 2m.
Cách trồng và chăm sóc
Cây ưa sáng, cần đất ẩm và thoát nước tốt. Cây con cần sống trong bóng râm. Trồng cau lá tre trong nhà chú ý không tưới nước quá nhiều và định kì mang nó ra hóng nắng (khoảng 1 lần 1 tuần).
(theo nhavuonmientay)
Hiệu chỉnh: