Các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ giữa cá nhân với những người khác

dieuthuyenvtt

Thành viên
Tham gia
1/7/2015
Bài viết
15
Các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ giữa cá nhân với những người khác
>> Xem chi tiết: https://adidaphat.gn.com.vn/dao-phat



Trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò, Phật giáo có kinh lễ sáu phương để truyền đạt cho con người những chuẩn mực của ứng xử. Cụ thể:


- Phương Đông, đưa ra những nguyên tắc đạo đức về mối quan hệ con cái với cha mẹ với con cái.


- Phương Tây, đưa ra các nguyên tắc đạo đức cần phải làm của mối quan hệ giữa vợ và chồng.


- Phương Nam, đưa ra những nguyên tắc cần có của mối quan hệ thầy - trò.


- Phương Bắc, đưa ra những nguyên tắc của mối quan hệ bạn - bè.


- Phương dưới, đưa ra những nguyên tắc đạo đức giữa chủ và thợ.


- Phương trên, đưa ra những nguyên tắc đạo đức giữa tu sĩ và cư sĩ.


Nhìn chung, kinh lễ sáu phương là một tập hợp các nguyên tắc đạo đức có tính chất chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong mối tương quan với người khác. Nó chính là các giá trị đạo đức xã hội, giúp mọi người điều chỉnh hành vi cho phù hợp và chuẩn xác trong từng mối quan hệ của mình.


Phật giáo cũng đề xuất các giá trị đạo đức, lối sống qua lục hòa, tức sáu phép hòa kính. Lục hòa để giúp con người giữ hòa khí, đoàn kết, đồng lòng, hạn chế đi những xung đột, gây chia rẽ. Lục hòa là sáu phương pháp để con người cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ba phải, không có chính kiến.

buddha01-63.jpg



Lục hòa bao gồm:


1. Thân hòa đồng trụ: Khi ở cùng nhau, làm việc cùng nhau thì phải sống hòa thuận. Tóm lại, khi đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau.


2. Khẩu hòa vô tranh: Đừng để lời nói gây ra bất hòa, mâu thuẫn, bởi vậy phải nói năng chuẩn mực, không nên đấu khẩu cãi vã. Khẩu hòa thì thân sẽ hòa. Lời nói khiêm nhường, chừng mực sẽ không ra xung đột. Thân hòa chưa đủ, cần phải hòa nhã trong cả lời ăn tiếng nói.


3. Ý hòa đồng duyệt: Hòa đồng trên nguyên tắc cùng ý hướng, cùng đồng thuận. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì suy nghĩ và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý tứ bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì suy nghĩ và lời nói khó mà giữ cho được hòa hảo.


4. Giới hòa đồng tu: Hòa đồng trên nguyên tắc kỷ luật, ý nói trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được.


5. Kiến hòa đồng giải: Hòa đồng trên nguyên tắc nhận thức. Khi một người nhận thức được điều gì thì nên chia sẻ cho những người khác biết, để tránh sự bất đồng ý kiến, cách hiểu sai lệch, chênh lệch khác biệt về nhận thức.


6. Lợi hòa đồng quân: Hòa đồng trên nguyên tắc quyền lợi, ý nói khi có quyền lợi thì hãy cùng nhau thụ hưởng, không nên chiếm đoạt kết quả từ lao động, đóng góp chung để làm làm tư hữu cá nhân, sẽ gây bất hòa.


Phải nói, lục hòa là những giá trị đạo đức, lối sống mà Phật giáo đề xuất cho mọi mối quan hệ cá nhân và tập thể trong xã hội. Nếu mỗi cá nhân, tập thể trong mối quan hệ của mình đều áp dụng được tinh thần của lục hòa thì xã hội sẽ yên bình, phát triển và thịnh vượng.
 
×
Quay lại
Top